Đăng ký

Micromanagement là khái niệm gây ra nhiều tranh cãi trong quản lý doanh nghiệp hiện nay bởi đa số nhân viên công sở đầu cho rằng đây là phương pháp quản lý gây nên ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp. Vậy thực hư phương pháp quản lý vi mô này thế nào? Có nên áp dụng trong doanh nghiệp hay không? Nếu có thì áp dụng thế nào để hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của 1Office để biết câu trả lời!

Xem thêm: 

I. Micromanagement là gì? Thực trạng và dấu hiệu nhận biết

1. Khái niệm Micromanagement

Micromanagement là tên tiếng Anh của Quản lý vi mô – một cách thức quản lý nhân sự theo hướng chi tiết, quá cẩn thận và đôi khi can thiệp quá sâu vào những nhiệm vụ của nhân viên, đưa ra nhận xét và phê bình thay vì hướng dẫn họ cách thực hiện công việc và cung cấp deadline phù hợp. 

Trên thực tế, quản lý vi mô không được xem là hình thức quản lý tốt vì nếu quản lý liên tục lấn sâu và “chỉ trỏ” nhân viên của mình từng chút một, dần dần sẽ làm mất tinh thần của nhân viên. 

2. Những dấu hiệu cho thấy Sếp bạn đã quản lý vi mô

Xung quanh cuộc sống công sở hàng ngày có rất nhiều việc là dấu hiệu của quản lý vi mô: 

  • Đầu tiên, có thể thấy quản lý vi mô hiện hữu qua việc lãnh đạo không để nhân viên hoạt động độc lập. Họ không chỉ dừng ở việc hướng dẫn mà còn liên tục kiểm soát quá đà, quan sát chi tiết, đề xuất ngay cả khi không cần thiết. 
  • Tiếp theo, các lãnh đạo theo xu hướng quản lý vi mô thường không để cấp dưới đưa ra sáng kiến hay quyết định độc lập khi không có sự đồng ý của họ. 
  • Những lãnh đạo có xu hướng quản lý vi mô thường bị phân tâm, không quan tâm đến việc kinh doanh của họ mà chỉ chú ý đến các chi tiết nhỏ. Ví dụ nếu họ thấy một lỗi nhỏ nào đó trong quy trình, họ sẽ bảo nhân viên dừng lại và cố gắng tự mình hoàn thành. 
quản lý vi mô
Quản lý vi mô trong doanh nghiệp

Đọc thêm: Cách xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp chuyên nghiệp, chi tiết

II. Quản lý vi mô ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp?

Thực tế cho thấy các quản lý, leader, lãnh đạo thường khó có thể buông bỏ được quyền kiểm soát chặt chẽ và gặp khó khăn trong việc ủy thác trách nhiệm. Vì hướng tới công việc đạt được doanh thu cao, hoàn tất chu toàn mọi đầu việc nên họ thường muốn tự làm mọi thứ, họ chưa hài lòng khi thấy nhân viên làm sai từ những việc nhỏ nên quên mất rằng mình cần phải chỉ dẫn chứ không phải soi xét, đều này đã gây nên nhiều áp lực cho nhân viên.

Theo những số liệu thu thập được về ảnh hưởng của quản lý vi mô đến các doanh nghiệp, dựa trên ý kiến khảo sát của những nhân viên được hỏi đến:

  • 79% nhân viên phản hồi lại họ đã từng trải qua quãng thời gian bị quản lý từng chi tiết nhỏ một trong khi làm việc 
  • 69% nhân viên nói rằng họ đã xem xét đến chuyện nghỉ việc chỉ vì là nạn nhân của quản lý vi mô tại công ty 
  • 36% đã “nhảy việc” chỉ vì quản lý vi mô 
  • 71% nhân viên phản hồi lại quản lý vi mô đã gây ảnh hưởng lớn và làm giảm hiệu suất làm việc của họ 
  • 85% nhân viên nói rằng họ bị ảnh hưởng tiêu cực về mặt tinh thần vì quản lý vi mô 

Như vậy chúng ta thấy một điều rằng, hiện nay đa số các nhà lãnh đạo sử dụng hình thức quản lý vi mô không có chọn lọc đã khiến nhân viên cảm thấy áp lực, tự ti, dẫn đến giảm hiệu suất công việc trầm trọng, khiến doanh nghiệp của họ không còn truyền được động lực đến nhân viên, nhân viên chán nản và bỏ việc. 

Khái quát lại, quản lý vi mô nếu không được ứng dụng một cách có chọn lọc sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực:

  • Giảm sút sự sáng tạo và tư duy đổi mới của nhân viên

Một khi nhân viên nhận thấy ý kiến hay những góp ý của họ thường xuyên bị phê bình, đánh giá thì tâm lý họ sẽ ngừng nghĩ ra những điều mới, làm giảm khả năng sáng tạo. Dần dần, nhân viên sẽ chỉ làm theo những gì sếp yêu cầu mà không có sự đột phá nào. 

  • Nhân viên tinh thần sa sút, mất lòng tin vào lãnh đạo và doanh nghiệp 

Mọi người làm việc đều cần sự tự chủ để có thể sắp xếp và hoàn thiện nhiệm vụ của mình. Nếu như điều này bị cản trở khi mãi phải chờ sự đồng ý của sếp thì nhân viên sẽ dễ cảm thấy khó chịu, thậm chí chống đối và không muốn làm việc nữa. 

  • Giảm năng suất làm việc 

Nhân viên sẽ dần bị lệ thuộc vào sếp nếu như sếp luôn muốn quản hết tất cả mọi việc. Từ đó tính linh hoạt và khả năng chủ động của nhân viên sẽ bị giảm đi, đồng thời khiến quản lý trở nên bận rộn khi liên tục phải giải quyết và xem từng đầu việc nhỏ đó. 

  • Khó khăn trong việc đánh giá kỹ năng 

Rất khó để đánh giá các kỹ năng nhân viên đang và đã học nếu như quản lý không để họ tự làm việc và học hỏi. 

  • Doanh nghiệp dễ đánh mất các nhân tài 

Tất nhiên, khi doanh nghiệp có những quản lý, lãnh đạo luôn đi theo micromanagement thì hoạt động của nhân viên sẽ bị cản trở, họ chán nản và không muốn làm việc nữa. Dù có những nhân viên rất tiềm năng, kiến thức chuyên môn tốt nhưng chỉ vì quản lý vi mô mà họ phải bỏ việc vì quá áp lực. 

Những ảnh hưởng khi ứng dụng sai cách quản lý vi mô trong doanh nghiệp
Những ảnh hưởng khi ứng dụng sai cách quản lý vi mô trong doanh nghiệp

III. Có nên ứng dụng quản lý vi mô trong doanh nghiệp hay không? 

“Không khái niệm nào hoàn toàn tốt hoặc xấu, thành công hay thất bại là phụ thuộc vào cách thức thực hiện”

Chúng ta cần hiểu rõ rằng Micromanagement chỉ là một hình thức quản lý, bản chất phương pháp quản lý vi mô không hề xấu. Điều quan trọng ở đây là các quản lý, lãnh đạo cần áp dụng thế nào, biết vận dụng đúng cách sẽ mang đến hiệu quả, áp dụng sai cách sẽ thành lạm dụng và gây ảnh hưởng xấu đến nhân viên, đến chính quản lý và doanh nghiệp.

Trường hợp nên áp dụng Micromanagement Hiệu quả

Ví dụ

Tuyển dụng ứng viên mới Tuyển chọn được ứng viên tài năng và gắn bó lâu dài cần có một quy trình đánh giá kỹ lưỡng. Áp dụng quản lý vi mô sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian để đánh giá một cách chất lượng, tỉ mỉ, chọn được ứng viên chất lượng. Xem xét CV cần có sự đánh giá đa chiều, năng lực chuyên môn ra sao, kinh nghiệm thế nào, có phù hợp vị trí đang tuyển dụng hay không. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã tiến tới sử dụng giải pháp phần mềm để đánh giá CV ứng viên một cách khách quan, chi tiết nhất, vận dụng quản lý vi mô để đạt được hiệu quả tuyển dụng cao.
Định hướng, đào tạo nhân viên mới Hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn nhân sự mới. Nếu được chỉ bảo, hướng dẫn từ từng chi tiết nhỏ nhất thì nhân viên mới sẽ học việc nhanh hơn, sẽ biết được mình cần phải học thêm chỗ nào, cần khắc phục những gì. Công ty phần mềm 1Office tổ chức các khóa đào tạo nhân viên mới với sự hướng dẫn của quản lý có kinh nghiệm. Nhân sự mới được hướng dẫn từng nghiệp vụ làm việc, được chỉ từ những thao tác nhỏ nhất đến cách tư duy, thực hành ngay khi học tập để biết mình sai ở đâu và khắc phục.
Giai đoạn bắt đầu một dự án mới Hướng dẫn chi tiết được nhân viên, đảm bảo kiểm soát tốt các vấn đề xảy ra trong quá trình triển khai dự án và khắc phục kịp thời. Bắt đầu dự án truyền thông, các doanh sẽ cần hướng dẫn nhân viên về kế hoạch, các đầu việc, cách thức thực hiện. Trong giai đoạn đầu cần kiểm tra thường xuyên xem nhân viên có đang đi đúng hướng hay không, từ đó chắc chắn phát triển được dự án.
Thay đổi chiến lược Giúp nhân viên hiểu rõ hơn về sự thay đổi, về quy trình làm việc mới cũng như vai trò, nhiệm vụ của họ trong chiếc lược mới thế nào. Trong một dự án, lãnh đạo quyết định thay đổi chiến lược để nâng cao hiệu quả. Lúc này cần theo dõi nhân viên cẩn thận sau khi đã phổ biến cho họ tình hình, từ đó đảm bảo họ đang đi đúng hướng và làm việc hiệu quả.

Đọc thêm: Quy trình quản lý nhân sự tối ưu cho doanh nghiệp

IV. Phương pháp ứng dụng Micromanagement thành công cho doanh nghiệp 

Để có thể đưa quản lý vi mô vào khâu quản lý một cách hợp lý và đạt hiệu quả, lãnh đạo cần:

  • Đảm bảo kiến thức chuyên sâu về doanh nghiệp và công việc

Khi bạn tự tin có đủ hiểu biết chuyên sâu về công việc mình và nhân viên đang làm cũng như doanh nghiệp của mình, bạn sẽ dễ dàng nhận ra vấn đề từ nhân viên và yêu cầu họ sửa đổi hơn. Có kiến thức thì lời nói và chỉ thị của bạn mới có hiệu lực và mang lại hiệu quả cho công việc.

  • Đặt mục tiêu rõ ràng để hướng nhân viên tới

Bạn cần xác định rõ mục tiêu làm việc, dự án mà công ty/ doanh nghiệp đang theo đuổi một cách rõ ràng, từ đó mới định hướng nhân viên đúng hơn. Muốn như thế, quản lý/ lãnh đạo cần có một khung tiêu chuẩn đánh giá năng lực làm việc của nhân viên để biết ai phù hợp công việc nào, giúp ích được gì cho dự án, như vậy sẽ nâng cao hiệu quả làm việc.

  • Rèn luyện khả năng lắng nghe nhân viên

Người quản lý thành công luôn có một tinh thần sẵn sàng lắng nghe mọi người, kể cả có là việc nghiêm trọng đến mấy cũng sẽ bình tĩnh lắng nghe. Chỉ có lắng nghe và thấu hiểu mới biết vấn đề cốt lõi ở đâu, từ đó cùng nhau giải quyết.

Lãnh đạo biết lắng nghe sẽ giúp nhân viên có thêm động lực đưa ra ý tưởng, giúp nhân viên giải quyết những khó khăn còn tồn tại, từ đó chú tâm hoàn thành công việc của mình.

  • Biết tôn trọng và kết nối với nhân viên

Tư duy tôn trọng và kỹ năng kết nối với nhân viên là yếu tố quan trọng trong năng lực quản lý. Nếu muốn micromanagement được sử dụng tốt và phát huy tác dụng thì bạn cần hướng dẫn nhân viên nhiệt tình, không phê bình hay chỉ trích họ.

Tạo được sự kết nối với nhân viên vừa giúp bạn hiểu họ vừa làm họ hiểu bạn hơn, hiểu được cách làm việc của bạn để dễ nói chuyện hơn vào những lúc lãnh đạo.

Ứng dụng Micromanagement hiệu quả
Ứng dụng Micromanagement hiệu quả cho doanh nghiệp

V. Ứng dụng Giải pháp Công nghệ giúp phương pháp Quản lý vi mô tăng 150% hiệu quả

Ngày nay các doanh nghiệp lớn luôn tìm đến những giải pháp công nghệ để giải quyết vấn đề quản lý. Phần mềm quản trị doanh nghiệp 1Office được nói đến như một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các CEO/ Manager áp dụng quản lý vi mô vào quá trình làm việc một cách hữu ích.

Với tư duy hơn cả một phần mềm, 1Office là một môi trường làm việc trực tuyến cho doanh nghiệp. Ở đó, mỗi thành viên được cung cấp đầy đủ công cụ, tài nguyên số phục vụ cho công việc. Vậy 1Office giúp doanh nghiệp áp dụng Micromanagement hiệu quả như thế nào?

  • Quản lý nhân sự (HRM)

Như đã phân tích ở trên, quá trình tuyển dụng cũng như đào tạo nhân viên mới nếu áp dụng được quản lý vi mô vào sẽ luôn đạt được hiệu quả cao. Với công cụ HRM quản lý nhân sự của 1Office, toàn bộ thông tin của nhân sự được lưu trữ tập trung ngay trên phần mềm, giúp nhà quản lý tra cứu, truy xuất thông tin dễ dàng. Hơn nữa, HRM lưu được lịch sử chăm sóc ứng viên và toàn bộ CV không đạt để có kế hoạch chăm sóc phục vụ cho các chiến dịch khác.

Như vậy quản lý có thể đánh giá chi tiết và tỉ mỉ mà không gây ra sự khó chịu cho nhân viên.

  • Quản lý công việc và quy trình

Khi sử dụng phần mềm 1Office, tất cả các đầu việc cũng như deadline sẽ được lập và lưu trữ trên cùng một hệ thống. Cùng với đó là cài đặt người thực hiện, phân công và theo dõi tiến độ rõ ràng. Quản lý chỉ cần nhìn vào cập nhật là có thể biết ai làm gì, làm đến đâu, có xảy ra phát sinh gì không để kịp thời xử lý mà không cần phải kiểm soát kỹ càng từng nhân viên một.

  • Quản lý tăng trưởng bán hàng

Số hóa toàn bộ thông tin nhà cung cấp tập trung trên phần mềm, không còn tình trạng mất mát thông tin do lưu trữ thủ công. Thông tin lưu trữ để quản lý có thể xem bất cứ thông tin gì về hoạt động kinh doanh, chăm sóc khách hàng mà không cần hỏi kỹ lưỡng nhân viên.

Tổng quát lại, với phần mềm quản trị 1Office, nhân viên vẫn luôn có quyền chủ động với mọi công việc mình đang làm nhưng sẽ cập nhật lên hệ thống chung để quản lý/ lãnh đạo có thể theo dõi tiến độ và quy trình, kịp thời phát hiện điểm nóng công việc nếu có. Như vậy, micromanagement sẽ được áp dụng hiệu quả khi sếp có thể quan sát được tiến độ công việc, vừa có thể chỉ đạo mà không làm nhân viên bị khó chịu.

Như vậy với bài viết trên, 1Office đã chỉ ra những trường hợp nên ứng dụng Micromanagement để lãnh đạo/ quản lý cấp cao có thể hiểu thêm và ứng dụng hợp lý. Hãy thật sáng suốt để trở thành những người lãnh đạo thành công!

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone