Năng lực lãnh đạo quản lý là một trong những yếu tố quan trọng có vai trò quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của bất kỳ doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp nếu được điều hành bởi những nhà lãnh đạo tốt sẽ ngày càng phát triển và vươn xa hơn trên thị trường. Trong bài viết dưới đây, 1Office sẽ chia sẻ đến bạn đọc 10+ năng lực lãnh đạo quản lý cần thiết ở nhà quản trị doanh nghiệp cũng như những phương pháp cải thiện để nâng cao chất lượng quản lý nhân viên.
I. Năng lực lãnh đạo quản lý là gì?
Năng lực lãnh đạo quản lý là toàn bộ những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của một cá nhân khi quản lý một tổ chức, một doanh nghiệp hay một đội ngũ nhân viên làm việc cho dự án.
Năng lực quản lý lãnh đạo bao gồm kiến thức chuyên môn, các kỹ năng như tổ chức, phân công, giao tiếp, quản lý công việc và thời gian hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề một cách thuyết phục… Đồng thời, năng lực của người lãnh đạo còn được thể hiện từ những trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế đã tích lũy qua thời gian.
II. Tầm quan trọng của năng lực lãnh đạo quản lý đối với nhà quản trị
Khi quản lý một nhóm nhân viên hay cả một tổ chức, nhà quản trị cần nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động lãnh đạo để nhân viên vừa có thể dựa vào đó biết được nhiệm vụ của mình, đồng thời nhà quản trị cũng nắm bắt đầy đủ thông tin để quản lý công việc mà nhân viên của họ đang làm.
Năng lực lãnh đạo quản lý có vai trò hết sức quan trọng đối với nhà quản trị. Cụ thể:
- Giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình làm việc chung
Khi đã trang bị cho mình đầy đủ các kỹ năng lãnh đạo cần thiết và có được năng lực lãnh đạo quản lý chuyên sâu, nhà quản trị có thể dễ dàng phân bổ công việc cho nhân viên và theo dõi tiến độ làm việc của họ một cách hợp lý mà không gây khó chịu.
- Xây dựng và bao quát được môi trường làm việc hiệu quả cho nhân viên
Năng lực của người lãnh đạo cho phép bạn nắm bắt được tình trạng môi trường làm việc tại công ty, doanh nghiệp hiện tại, xác định rõ ràng những ưu điểm, hạn chế còn tồn đọng để đưa ra phương án khắc phục hiệu quả.
Nhà quản trị có năng lực quản lý lãnh đạo sẽ giao tiếp với nhân viên một cách hiệu quả, tổ chức công việc và sắp xếp một cách hợp lý, hiệu quả để mọi nhân viên đều có trải nghiệm làm việc trong một môi trường năng động, nghiêm túc nhưng vẫn có sự thoải mái nhất định. Từ đó nâng cao năng suất làm việc của nhân viên
- Giúp nhân viên có cơ hội phát triển, phá vỡ giới hạn bản thân
Một nhà lãnh đạo tài giỏi không chỉ biết cách sắp xếp và phân công công việc hiệu quả, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh mà còn là người thấu hiểu nhân viên của mình. Nhà quản trị một khi đã nắm bắt được năng lực, kỳ vọng, khả năng của nhân viên thì sẽ dễ dàng đào tạo, truyền động lực để nhân viên có cơ hội phát triển và phá vỡ giới hạn của bản thân, bứt phá trong công việc, mang lại hiệu quả cao.
- Dẫn dắt cả tập thể cùng phát triển
Tham vọng thúc đẩy tập thể cùng phát triển không chỉ có ở nhà lãnh đạo mà có thể có ở mọi nhân viên. Bất kỳ nhân viên có trách nhiệm nào cũng muốn mình được làm việc và cống hiến cho một tập thể phát triển và bền vững. Khi đó, với vai trò là nhà quản trị, bạn có thể khơi gợi và thúc đẩy những năng lực còn tiềm ẩn của nhân viên, từ đó khuyến khích họ phát triển bản thân ngày một hoàn thiện hơn, vừa nâng cao hiệu suất làm việc vừa gắn kết tập thể công ty.
Năng lực lãnh đạo quản lý có tầm quan trọng là thế, nhưng một nhà lãnh đạo cần có những năng lực quản lý nào? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo.
>> Xem thêm: 4 chức năng quản trị cần phải biết khi điều hành doanh nghiệp
III. 10 năng lực lãnh đạo quản lý quan trọng nhất nhà quản trị không thể thiếu
1. Năng lực quản lý lãnh đạo
Năng lực quản lý là khả năng thực hiện những công việc, nhiệm vụ cụ thể của công ty, doanh nghiệp. Nhà quản trị khi nắm được kỹ năng quản lý sẽ sử dụng kiến thức, tầm nhìn của bản thân để dẫn dắt tập thể nhân viên làm việc đạt hiệu quả cao. Khi điều hành doanh nghiệp thì năng lực quản lý là một trong 5 cấp độ lãnh đạo quan trọng mà mọi nhà quản trị cần phải luôn học hỏi trau dồi. Điều này giúp nhà quản trị nâng cao khả năng điều hành và tầm ảnh hưởng của mình trong toàn bộ doanh nghiệp.
Năng lực quản lý lãnh đạo của nhà quản trị bao gồm khả năng sắp xếp các hạng mục công việc khoa học và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý. Cụ thể, những năng lực quản lý lãnh đạo tốt được thể hiện:
Hoạch định | Xác định mục tiêu đúng đắn
Quyết định các công việc cần làm trong hiện tại, tương lai và lên kế hoạch |
Tổ chức, bố trí nhân sự | Sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên để phân bổ họ vào những đội nhóm làm việc phù hợp, phát huy khả năng của bản thân. |
Thúc đẩy năng lực làm việc của nhân viên | Quản lý nhân viên trên tinh thần hợp tác để thúc đẩy họ phát triển bản thân, tăng năng suất công việc. |
Giám sát | Có khả năng theo dõi sát sao tiến độ công việc của nhân viên và các phòng ban, kịp thời nắm bắt tình hình để xử lý những vấn đề phát sinh. |
2. Năng lực giao tiếp
Là một nhà lãnh đạo, bạn không thể không trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp hiệu quả để có thể vừa lãnh đạo vừa thấu hiểu được nhân viên của mình. Nhà quản trị không chỉ giao tiếp với nhân viên khi giao việc, đánh giá hay khiển trách mà còn cần lắng nghe nhân viên, nói chuyện với họ dưới cương vị là người chia sẻ kinh nghiệm để tạo sợi dây gắn kết giúp nhân viên làm việc và cống hiến hết mình.
Cụ thể, năng lực giao tiếp của nhà quản trị được thể hiện:
Khả năng trình bày | Nhà lãnh đạo cần có khả năng trình bày thông tin một cách thuần thục trong các cuộc họp, trước những buổi ra mắt,… Khả năng truyền đạt đúng, đủ, lưu loát và thuyết phục chính là những biểu hiện của khả năng giao tiếp thuần thục đã được rèn luyện. |
Khả năng lắng nghe | Để giao tiếp hiệu quả, nhà quản trị không thể bỏ qua việc lắng nghe người khác một cách chân thành, nhất là đối với nhân viên của mình. Lắng nghe để biết thêm nhiều thông tin, để biết được những kỳ vọng, mong muốn phát triển của nhân viên để từ đó thấu hiểu và điều chỉnh cách quản lý của mình. |
Khả năng nói chuyện minh bạch và nhất quán | Một trong những tiêu chí quan trọng khi đánh giá khả năng giao tiếp chính là tính minh bạch, rõ ràng nhất quán trong từng lời nói. Chỉ khi nói chuyện nhất quán, nhà quản trị mới nâng cao giá trị và tiếng nói của bản thân, từ đó quản lý nhân viên dễ dàng hơn. |
3. Khả năng thích ứng với những thay đổi
Năng lực thích ứng với mọi hoàn cảnh, môi trường và mọi sự thay đổi là một trong 10 năng lực của người lãnh đạo giúp nâng cao khả năng lãnh đạo của mình. Năng lực thích ứng luôn đi đôi với những suy nghĩ hiện đại và ý tưởng sáng tạo, từ việc thích ứng được với mọi môi trường làm việc, mọi nhân viên và sự thay đổi không ngừng của thị trường, nhà lãnh đạo có thể điều chỉnh phong cách làm việc của mình một cách đa dạng để phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau.
Năng lực thích ứng của nhà quản trị được thể hiện:
Thích ứng với môi trường làm việc | Đối với nhà quản trị các đội nhóm hay những ứng viên ứng tuyển vị trí quản lý, giám đốc tại doanh nghiệp, khả năng thích ứng đóng vai trò hết sức quan trọng. Lãnh đạo cần thích ứng được phong cách làm việc của doanh nghiệp, của nhân viên để điều chỉnh bản thân phù hợp với môi trường đó, nâng cao hiệu quả công việc. |
Thích ứng với tập thể nhân viên | Nhà quản trị cần thích ứng với cách nhân viên làm việc và tương tác với nhau, từ đó tìm ra phương án phối hợp và quản lý công việc của họ một cách hiệu quả nhất. |
Thích ứng với sự thay đổi của thị trường | Thị trường biến động không ngừng, nhà quản trị cần nắm bắt được toàn bộ thông tin và xu hướng thay đổi để hoạch định chiến lược phát triển khoa học, hợp lý, bền vững. |
4. Năng lực giải quyết xung đột
Môi trường làm việc công sở không tránh khỏi những xung đột xảy ra giữa các nhân viên, nhân viên với lãnh đạo hoặc giữa nhân viên với khách hàng. Để duy trì một môi trường làm việc vừa thoải mái vừa dễ chịu, nhà quản trị cần nắm được cách giải quyết những mâu thuẫn xảy ra một cách hợp tình hợp lý.
Tiêu chí để giải quyết được những xung đột xảy ra trong môi trường làm việc là công bằng, minh bạch và trên tinh thần hợp tác. Khi đó nhà quản trị cần:
Xác định nguyên nhân gốc rễ của xung đột | Muốn giải quyết xung đột phải tìm ra lý do vì sao có sự mâu thuẫn, xung đột đó. Từ đó xác định xem giải quyết từ đâu, như thế nào để xử lý được hết những khúc mắc. |
Lắng nghe từ nhiều phía | Lắng nghe từ tất cả những bên liên quan để thấu hiểu bản chất của xung đột là gì, từ đó tìm ra giải pháp thích hợp.
Sắp xếp họp với các bên liên quan, lắng nghe ý kiến và chia sẻ của họ. |
Giải quyết công bằng | Nhà quản trị cần đưa ra quyết định xử lý công bằng, minh bạch và trên tinh thần xây dựng để vừa giải quyết triệt để xung đột, vừa làm nhân viên cảm thấy thuyết phục, tin tưởng. |
Động viên, gắn kết nhân viên | Sau mỗi xung đột, nhà quản trị nên động viên nhân viên, một lần mâu thuẫn và được giải quyết ổn thỏa là cơ hội để hiểu nhau hơn, gắn kết và làm việc hiệu quả hơn. |
5. Năng lực đưa ra quyết định và hành động kịp thời
Một lãnh đạo có năng lực cần biết ra quyết định đúng lúc và có hành động kịp thời để mọi công việc, dự án đều được tiến hành kịp thời và chắc chắn. Năng lực quyết định và hành động kịp thời giúp nhà quản trị nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên, phân tích và đánh giá thông tin một cách khách quan để đưa ra quyết định hợp lý nhất trong mọi trường hợp.
Để có thể ra quyết định đúng đắn và hành động kịp thời, nhà quản trị cần:
Xác định hoàn cảnh và cơ hội hiện tại | Nhà quản trị cần có một tầm nhìn bao quát từ nguyên nhân cần đưa ra quyết định, kết quả và những ảnh hưởng của quyết định đến công việc, đến mọi người xung quanh. |
Nhìn nhận vấn đề đa chiều | Phân tích thông tin kỹ hơn để thấy rõ những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản trị, so sánh điểm mạnh, yếu để có được góc nhìn hợp lý nhất. |
Đề xuất các phương án giải quyết | Ngoài những phân tích của cá nhân, nhà quản trị có thể tham khảo những ý kiến đề xuất cách giải quyết từ nhóm nhân viên thông qua những cuộc họp để có cái nhìn rộng hơn. |
Đánh giá và chọn lọc phương án tốt nhất | Nhà quản trị cần đánh giá các phương án giải quyết đề xuất dựa trên các tiêu chí chi phí, tính khả thi, nguồn nhân lực, những rủi ro. Từ đó chọn ra phương án giải quyết tốt nhất. |
6. Khả năng tự làm chủ bản thân
Một trong những khả năng quan trọng của năng lực lãnh đạo quản lý là tự làm chủ bản thân. Nhà quản trị không thể lãnh đạo nhân viên nếu chính bản thân họ không có kỹ năng quản lý những quy tắc của riêng mình. Việc quản lý tốt cảm xúc, những nguyên tắc và công việc cá nhân giúp nhà quản trị có những góc nhìn lý trí, tạo uy tín với nhân viên và nhận được sự tôn trọng từ họ.
Khả năng tự làm chủ bản thân được thể hiện qua:
- Làm chủ thời gian, công việc
Nhà quản trị làm chủ được thời gian, công việc của mình để vừa có thể quản lý công việc cá nhân vừa theo dõi tiến độ công việc của nhân viên tốt nhất.
- Làm chủ cảm xúc
“Công tư phân minh” là biểu hiện của một nhà lãnh đạo tài ba, có kinh nghiệm. Nhà quản trị cần biết cách kiềm chế những cảm xúc vui buồn cá nhân để đặt hiệu quả công việc và việc giải quyết vấn đề lên hàng đầu.
- Làm chủ những nguyên tắc cá nhân
Một lãnh đạo có nguyên tắc riêng chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng và uy tín với nhân viên, từ đó nâng cao tiếng nói và giá trị bản thân, khiến nhân viên khâm phục.
7.Khả năng dẫn dắt người khác cùng phát triển
Năng lực lãnh đạo quản lý của nhà quản trị còn được thể hiện ở việc nhà quản trị đó có khả năng tạo động lực và dẫn dắt những thành viên khác cùng phát triển ngày một tốt hơn. Năng lực tự làm chủ bản thân và giải quyết mọi vấn đề một cách hợp lý, thuyết phục chính là tiền đề cho khả năng phát triển những nhân viên khác của nhà quản trị.
Nhà quản trị khi đã có khả năng phát triển những người khác có thể:
- Nhận được sự tôn trọng và tín nhiệm từ đội ngũ nhân viên
- Là hình mẫu lý tưởng để nhân viên học tập
- Có tiếng nói trong mọi việc, khiến nhân viên tâm phục khẩu phục
- Là động lực để nhân viên phát triển bản thân tốt hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả công việc
8. Năng lực quản lý công việc nhân viên hiệu quả
Quản lý công việc nhân viên chính là một trong những kỹ năng quan trọng cần trau dồi trong năng lực lãnh đạo quản lý. Nhất là trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều hình thức làm việc của doanh nghiệp như hiện nay, công tác quản lý công việc nhân viên càng cần được cải thiện hơn.
Để quản lý công việc nhân viên hiệu quả, nhà quản trị có thể chọn một phương pháp phù hợp với phong cách làm việc cũng như điều kiện của doanh nghiệp:
Quản lý theo mục tiêu | Phương pháp này hướng đến việc thiết lập mục tiêu cho nhân viên rõ ràng, cụ thể để định hướng và nâng cao chất lượng làm việc. |
Quản lý theo đầu việc | Chia nhỏ các đầu việc quan trọng và giao cho từng nhóm nhân viên phụ trách thay vì nhìn nhận tổng thể vấn đề. |
Quản lý theo giờ làm việc | Nắm bắt thời gian làm việc thực của nhân viên và cập nhật tiến độ công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả. |
>>> Tham khảo ngay: Phương pháp quản lý công việc nhân viên hiệu quả – 90% Managers đã ứng dụng thành công
9. Khả năng hoạch định nguồn nhân lực
Sử dụng nguồn nhân lực hiện có một cách hiệu quả chính là một trong những năng lực lãnh đạo quản lý cần có ở nhà quản trị. Bởi trong một tập thể, một cá nhân không thể đảm nhận hết mọi công việc, cần có sự phân chia hợp lý để mọi hạng mục công việc, dự án đều được hoàn thành đúng tiến độ. Lúc này, năng lực sử dụng nguồn nhân lực của nhà quản trị cần được phát huy.
Khả năng hoạch định nguồn nhân lực của nhà quản trị được thể hiện ở việc:
- Nhà quản trị có khả năng nhìn người, nắm bắt được năng lực làm việc của nhân viên, hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của họ để giao nhiệm vụ thích hợp.
- Phân công đúng người, đúng việc để làm việc đúng tiến độ, tiết kiệm thời gian, chi phí.
10. Năng lực lập kế hoạch toàn diện
Với sự thay đổi không ngừng của thị trường, doanh nghiệp cũng cần thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc định hướng phát triển hiệu quả. Khi đó, nhà quản trị cần lên kế hoạch một cách toàn diện để phổ biến đến đội ngũ nhân viên một cách rõ ràng. Đây cũng chính là một trong những năng lực lãnh đạo quản lý quan trọng mà chúng tôi muốn nói tới.
Khi nhà quản trị có khả năng lập kế hoạch toàn diện, mọi khả năng quản lý khác cũng sẽ được phát huy để nâng cao hiệu quả công việc. Lập kế hoạch tốt sẽ cải thiện hiệu quả công việc của nhân viên, giúp nhà quản trị có những quyết định đúng đắn.
Để có thể lập kế hoạch toàn diện, nhà quản trị hãy tham khảo phương pháp lập kế hoạch với mô hình phân tích SWOT để xác định được điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức đối với công việc, dự án đang chuẩn bị tiến hành.
Xem thêm: Lập kế hoạch là gì? Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp |
IV. Làm thế nào để nâng cao năng lực lãnh đạo trong xu hướng chuyển đổi số?
Những năng lực lãnh đạo quản lý được chia sẻ trên đều bắt nguồn và cần được phát triển từ chính nhà quản trị. Và để có thể cải thiện, nâng cao năng quản lý lãnh đạo, nhà quản trị cần chú ý đến những yếu tố sau:
- Nâng cao kỹ năng làm việc với nhân sự
Tăng sự gắn kết với nhân viên là yếu tố hàng đầu giúp nhà lãnh đạo nâng cao được năng lực quản lý lãnh đạo của mình. Thực tế đã cho thấy có vô số lãnh đạo chuyên môn cao nhưng vì không học cách gắn kết và làm việc với nhân viên nên hiệu quả quản lý không cao, không có tiếng nói và không khơi gợi được sự đồng lòng, cống hiến của nhân viên.
Do đó, nhà quản trị cần rèn luyện những kỹ năng cần thiết để làm việc với nhân viên một cách hiệu quả. Cụ thể như lắng nghe, thấu hiểu nhân viên, chia sẻ kinh nghiệm,…
- Không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn
Với vai trò lãnh đạo, bạn cần nắm bắt được mọi kiến thức, thông tin về công việc của mình để có thể quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Nhà quản trị nên tham gia các khóa học chuyên môn để nâng cao khả năng của mình.
- Không ngừng tích lũy kinh nghiệm
Kinh nghiệm thực tế từ những dự án, chiến dịch quản lý chắc chắn sẽ giúp ích nhà quản trị rất nhiều trong việc rút ra những bài học và phát triển nhiều ý tưởng mới khi quản lý và lãnh đạo nhân viên.
- Đầu tư vào công nghệ để tối ưu công tác quản lý lãnh đạo
Để có thể nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý trong bối cảnh thị trường phát triển và chuyển đổi số đã trở thành xu hướng như hiện nay, nhà quản trị cần đầu tư phát triển hệ thống phần mềm quản trị để mọi công tác từ lên kế hoạch, quản lý, theo dõi tiến độ công việc đến đánh giá nhân viên được thực hiện nhanh chóng, chính xác, minh bạch.
1Office là phần mềm quản trị toàn diện và hiện đại đã được lựa chọn bởi hơn 5000 doanh nghiệp đang phát triển xu hướng quản lý 4.0 với mục tiêu tối ưu hóa công tác quản lý công việc và quản lý nhân viên hiệu quả. Với tính năng quản lý công việc và dự án theo phương pháp hiện đại, 1Office đã giúp nhà quản trị nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý bằng cách:
- Hỗ trợ lập kế hoạch, thiết lập mục tiêu toàn diện
- Quản lý toàn bộ hạng mục công việc của nhân viên
- Quản lý tiến độ làm việc của nhân viên dễ dàng, chính xác khi hệ thống tự động cập nhật thời gian và từng đầu việc
- Kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh
- Đánh giá nhân viên khách quan, minh bạch với hệ thống báo cáo tự động thông minh
Qua những chia sẻ trên, 1Office hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn toàn diện nhất về các năng lực lãnh đạo quản lý quan trọng, cách nâng cao năng lực quản lý trong thời đại 4.0. Từ đó áp dụng vào chính bản thân mình, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý đội nhóm hiệu quả và ngày càng phát triển bền vững hơn.
Mọi thông tin chi tiết về phần mềm quản trị 1Office vui lòng liên hệ:
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage 1Office: https://www.facebook.com/1officevn
- Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/1OfficeNềntảngquảnlýtổngthểDoanhNghiệp