083.483.8888
Đăng ký

Trong thị trường kinh doanh đầy cạnh tranh như ngày nay, các doanh nghiệp phải liên tục tìm phương pháp mới giúp đột phá trong kinh doanh và đánh bật đối thủ. Trong bối cảnh đó, tư duy ngược đã xuất hiện và trở thành một công cụ đắc lực giúp các nhà kinh doanh tiếp cận đến với những phương thức hoàn toàn mới dần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

1. Tư duy ngược là gì?

Tư duy ngược là một trong những phương pháp suy luận, phân tích một cách sáng tạo ngày càng phổ biến hiện nay. Được biết đến với tên gọi trong tiếng anh Reverse Brainstorming, cách tư duy này cho phép phân tích vấn đề ngược lại so với phương pháp thông thường. 

Tư duy ngược là gì?

Khi thực hiện hoạt động, chúng ta thường bắt đầu xác định mục tiêu. Sau đó tiến hành xây dựng kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Ngược lại, tư duy ngược buộc chúng ta phải suy nghĩ về hành động có thể xảy ra khiến mục tiêu không hoàn thành. Từ đó, đưa ra cách thức giải quyết ngược lại để đạt được mục tiêu ban đầu.

Với tư duy ngược, bạn có thể nhìn nhận vấn đề ở một góc độ khác. Từ đó, có xây dựng phương pháp giải quyết sáng tạo, táo bạo và hiệu quả hơn.

Xem thêm:

2. Ưu nhược điểm của phương pháp tư duy ngược

Mọi phương pháp tư duy đều có ưu điểm và hạn chế khác nhau. Phương pháp tư duy ngược cũng vậy. Hãy cùng 1Office khám phá về những nét khác biệt của phương pháp này.

2.1 Ưu điểm

Một số các ưu điểm của phương pháp này cần phải kể đến:

  • Giúp quan sát vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau: Với tư duy ngược, bạn không còn nhìn nhận vấn đề theo tư duy lối mòn mà sẽ quan sát đa phương diện hơn. Nhờ đó, bạn dễ dàng tìm thấy các giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề xung quanh.
  • Sáng tạo cách giải quyết vấn đề đột phá: Đảo ngược tư duy giúp bạn tìm được những ý tưởng mới lạ hơn. Có thể bạn sẽ tìm thấy những cách giải quyết đơn giản mà trước đây bạn chưa từng nghĩ đến.
  • Phù hợp với thời đại công nghệ số: Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ như ngày nay, thông tin nhanh chóng được cập nhật và xu hướng liên tục thay đổi. Để không phải chạy theo thị trường, bạn cần một lối tư duy sáng tạo, không ngại thay đổi nhưng cũng đủ sáng suốt để giữ vững lập trường.
  • Rèn luyện khả năng phân tích: Tư duy ngược cho phép bạn phân tích vấn đề sâu sắc, sau đó đảo ngược nó một cách logic. Nhờ vậy, bạn có khả năng nắm bắt và phân tích vấn đề ở mọi góc độ
  • Làm việc hiệu quả hơn: Nhờ cách tiếp cận độc đáo, áp dụng tuy duy ngược trong công việc giúp bạn tìm thấy những giải pháp mới giúp tăng năng suất công việc, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ưu nhược điểm của phương pháp tư duy ngược

2.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm được kể trên, tư duy ngược cũng có những điểm hạn chế nhất định như sau:

  • Không phù hợp với mọi hoàn cảnh, vấn đề: Một trong số những hạn chế của lối tư duy này là không phù hợp với tất cả các vấn đề. Để là người áp dụng được phương pháp này một cách thông minh, bạn cần xác định rõ vấn đề để áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả.
  • Mất nhiều thời gian, công sức: Như đã chia sẻ bên trên, bạn phải tư duy từ mục tiêu đến cách thức hiện và đảo ngược lại nó. Mặc dù, có thể đề ra những giải pháp toàn diện và sáng tạo nhưng đòi hỏi gấp đôi thời gian thông thường.
  • Có thể dẫn đến các hệ quả tiêu cực: Một số cá nhân tự tìm ra phương pháp luyện tập lối tư duy ngược bằng cách xét đến các góc độ tiêu cực của vấn đề. Vậy nhưng điều đó không hoàn toàn đúng, thậm chí còn gây hậu quả tiêu cực.
  • Tự gây áp lực lên bản thân: Khi cố gắng nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác biệt, bạn có thể gặp một số các vấn đề như căng thẳng áp lực và mắc phải một số vấn đề sức khỏe tâm lý.
  • Khó áp dụng với người có quan điểm bảo thủ: Bởi cách vận hành tư duy đầy sáng tạo, những người mang tư duy bảo thủ, cứng nhắc sẽ khó thay đổi.

3. 5 Đặc điểm của lối tư duy ngược

Phương pháp tư duy đảo ngược có 5 đặc điểm giúp dễ dàng nhận biết như sau:

Đưa ra 2 sự lựa chọn đối lập nhau

Một trong những đặc điểm đầu tiên của lối tư duy ngược là luôn đề xuất 2 lựa chọn hoàn toàn đối lập nhau về cùng một vấn đề. 2 lựa chọn này đại diện cho 2 góc nhìn trái ngược nhau giúp nhìn nhận bao quát vấn đề hơn.

Gây cảm giác lo lắng

Gây cảm giác lo lắng

Do luôn nhìn nhận sự việc ở 2 góc độ hoàn toàn trái ngược nhau, vậy nên cá nhân có thể luôn lo lắng trong việc đưa ra các quyết định do luôn nhìn thấy rủi ro trong quá trình thực hiện. Điều này sẽ thôi thúc các cá nhân tìm và tổng hợp các ý kiến khác nhau để kết luận được quyết định đúng đắn nhất.

Phản ánh tính khách quan

Phương pháp tư duy ngược giúp cá nhân có cái nhìn khách quan lên vấn đề. Bởi vậy, họ có thể đánh giá vấn đề trọng tâm và các yếu tố xung quanh một cách công bằng, không thiên vị.

Bỏ qua bối cảnh

Chỉ tập trung suy nghĩ ở 2 góc độ đối lập nên tư duy ngược thông thường sẽ bỏ qua bối cảnh, hoàn cảnh xung quanh. Do thiếu tính thực tế, giải pháp được đề xuất có thể không phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.

Dựa trên thói quen suy nghĩ

Cá nhân áp dụng lối suy nghĩ sáng tạo nhưng lại không đổi mới mà căn cứ vào thói quen suy nghĩ của bản thân. Do vậy mà có thể tồn tại xu hướng áp dụng các giải quyết tương tự cho nhiều vấn đề khác nhau.

Bên trên là 5 đặc điểm dễ nhận thấy của phương pháp tư duy đảo ngược. Nắm chắc được các đặc điểm trên giúp bạn phân biệt được các lối tư duy khác nhau để từ đó vận dụng một cách hợp lý và hiệu quả.

4. Cách xây dựng tư duy ngược qua 5 bước

Với các thông tin về phương pháp tư duy mới lạ đã được kể trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được nền tảng của phương pháp tư duy ngược. Vậy làm thế nào để áp dụng nó một cách hiệu quả? Khám phá ngay 5 bước dưới đây!

4.1 Xác định thách thức cần giải quyết

Bước đầu tiên luôn là xác định rõ vấn đề bạn đang gặp phải. Bạn có thể trả lời lần lượt với các câu hỏi: Vấn đề là gì? Bao gồm những gì? Liên quan đến yếu tố nào?

Việc xác định chính xác vấn đề cho phép bạn áp dụng phương pháp này đúng hướng và hiệu quả hơn.

4.2 Đảo ngược vấn đề bằng cách đặt câu hỏi

Đảo ngược vấn đề bằng cách đặt câu hỏi

Sau khi đã xác định được chính xác và cụ thể vấn đề, bạn cần tiến hành tư duy đảo ngược nó bằng cách đặt các câu hỏi như: Vấn đề này đã được hình thành như thế nào? Nó có trở nên tồi tệ hơn không? Các yếu tố nào sẽ tác động tiêu cực đến nó và tác động như thế nào?

Bằng những câu hỏi bóc tách vấn đề, bạn có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ, từ đó mở rộng suy nghĩ đúng hướng.

4.3 Khám phá các ý tưởng bạn có từ phương pháp tư duy ngược

Với các thông tin đã được tổng hợp qua các câu hỏi phía trên, bạn có thể tiến hành brainstorming và đưa ra các ý tưởng về giải pháp mà bạn nghĩ ra.

Đừng quá lo lắng về chất lượng ý tưởng mà giới hạn bản thân. Hãy liệt kê ra càng nhiều các ý tưởng càng tốt bởi với số lượng lớn ý tưởng là nền tảng hình thành và hoàn thiện cho giải pháp đúng sau này.

4.4 Rút ra giải pháp cho thách thức ban đầu

Rút ra giải pháp cho thách thức ban đầu

Ở bước 4, bạn cần chuyển các ý tưởng sẵn có từ bước 3 thành các giải pháp cụ thể, khả thi. Cụ thể như:

  • Loại bỏ các ý tưởng không phù hợp.
  • Xem xét và kết hợp các ý tưởng tương tự thành một giải pháp duy nhất.
  • Đặt các giải pháp trên vào thực thế và kết hợp với các yếu tố xung quanh để xét tính khả thi và hiệu quả.

4.5 Đánh giá và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất

Cuối cùng, bạn cần đánh giá lại hiệu quả các giải pháp bạn đã lựa chọn. Để đánh giá giải pháp này, bạn có thể xem xét các ưu và nhược điểm của phương án này. So sánh nó với các phương án khác và thử nghiệm nó với quy mô nhỏ để đánh giá hiệu quả. 

Sau đó, thu thập ý kiến phản hồi từ người khác để đánh giá cách tiếp cận này. Quan trọng nhất, hãy xem xét liệu giải pháp này có thể khắc phục được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề hay không.

5. Ví dụ áp dụng tư duy ngược trong kinh doanh

Để bạn đọc dễ dàng hơn trong quá trình hình dung cũng như vận dụng phương pháp tư duy đặc biệt này vào thực tiễn, 1Office gửi đến bạn ví dụ áp dụng phương pháp tư duy ngược vào kinh doanh của doanh nghiệp Uber.

Ví dụ áp dụng tư duy ngược vào kinh doanh

Uber áp dụng tư duy ngược vào mô hình kinh doanh của mình trong ngành dịch vụ. Thay vì sở hữu và quản lý một lượng lớn của các loại xe như các công ty truyền thống, Uber cho phép bất cứ ai đều có thể trở thành tài xế của họ. Họ tạo ra một nền tảng kết nối giữa người cần di chuyển và những người sở hữu xe cá nhân.

Bằng cách làm điều này, Uber đã loại bỏ nhiều rủi ro và chi phí liên quan đến việc sở hữu và vận hành, bao gồm chi phí mua xe, bảo dưỡng, bảo hiểm, và lương tài xế. Thay vào đó, họ chủ yếu tập trung vào việc cung cấp một nền tảng công nghệ hiệu quả để kết nối người dùng với tài xế, cung cấp dịch vụ thuận tiện và linh hoạt hơn.

Nhờ vào mô hình này, Uber có thể mở rộng quy mô nhanh chóng mà không cần phải đầu tư một lượng lớn vốn vào việc mua xe. Họ có thể tiết kiệm chi phí và tập trung vào việc phát triển và mở rộng dịch vụ của mình trên toàn cầu.

Việc áp dụng tư duy ngược đã giúp Uber tạo ra một mô hình kinh doanh linh hoạt, tiết kiệm chi phí và có thể mở rộng quy mô một cách nhanh chóng.

Qua ví dụ nêu trên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có cái nhìn khái quát hơn về tư duy ngược và cách áp dụng lối tư duy độc đáo này trong kinh doanh.

6. Kết

Bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn khái niệm, ưu điểm, hạn chế của tư duy ngược. Đồng thời, chúng tôi cũng chia sẻ cách áp dụng tư duy ngược với mô hình 5 bước đi kèm ví dụ thực tế về doanh nghiệp Uber. 1Office hy vọng rằng bạn có thể tiếp thu những tri thức về phương pháp tư duy mới này và sớm tìm ra những ý tưởng, giải pháp sáng tạo và độc đáo giúp doanh nghiệp bạn ngày một phát triển thành công.

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone