Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là điều cần thiết để phát triển doanh nghiệp. Một môi trường làm việc “mở” về định hướng phát triển cùng với những quy tắc ứng xử, đối đãi cấp trên – dưới cũng góp phần tạo nên thành công cho các doanh nghiệp. Vậy cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp của người Nhật như thế nào? Sau đây là một số đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản để bạn có thể vận dụng trong điều hành doanh nghiệp.
1. Văn hóa doanh nghiệp – Trao và nhận danh thiếp
Đối với người Nhật, việc trao đổi danh thiếp không chỉ đơn thuần là việc trao đổi một mảnh giấy bình thường, mà đó là một cử chỉ, hành vi nền tảng mở đầu cho một mối quan hệ song phương tốt đẹp. Buổi gặp gỡ, trao và nhận danh thiếp luôn diễn ra một cách trang trọng. Người nhận sẽ nhận bằng hai tay, sau đó đọc các thông tin bằng giọng to và rõ, rồi đặt chúng bên cạnh mình. Điều này sẽ khiến cho đối tác cảm thấy được coi trọng.
>> Đọc thêm: Cách xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp chuyên nghiệp, chi tiết
2. Văn hóa không ngại thử thách, nỗ lực cầu tiến
Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp ở Nhật Bản bắt đầu với quy mô vừa và nhỏ nhưng không lâu sau lại có thể mở rộng quy mô ra toàn thế giới chỉ vì văn hóa doanh nghiệp “sâu sắc”. Trong số đó câu chuyện của Yamaha Motor là một ví dụ điển hình.
Xuất phát điểm là một công ty chuyên chế tạo đàn piano, với tinh thần nghiêm túc trong công việc, không ngại khó khăn thử thách, trải nghiệm những điều mới mẻ, Yamaha Motor trở thành một trong những công ty đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất xe máy trên thế giới, là tấm gương tiêu biểu cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của người Nhật trên con đường chinh phục ước mơ của chính mình. Văn hoá không ngại thử thách của các công ty Nhật được xem là một nét đặc trưng thể hiện cho ý chí cầu tiến và kỷ luật mà mọi công ty khác trên thế giới phải học hỏi.
Một trong những cách để ứng dụng được nét văn hoá không ngại thử thách thì quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần phải được nghiên cứu và ứng dụng theo hướng từ trên xuống. Tức là những nhà lãnh đạo cần phải thể hiện được ý trí quyết tâm, không lại thử thách trước những khó khăn và lan toả tinh thần này tới nhân viên của mình. Bên cạnh đó cũng cần phải linh hoạt giữa kỷ luật trong cách làm việc và sự thấu hiểu nhân viên để tránh tạo ra áp lực quá lớn cho nhân sự.
Xem thêm: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số
3. Văn hóa công ty – Tôn trọng công việc mình làm
Người Nhật thường đánh giá nhân viên của của mình ngoài việc dựa vào năng lực xử lý công việc thì còn dựa vào thái độ của họ đối với công việc đó. Tại những công ty ở Nhật Bản, việc tạo ra một môi trường làm việc nghiêm túc, rạch ròi giữa các nhân viên cũng là một cách để tăng hiệu quả công việc.
4. Văn hóa doanh nghiệp – Đúng giờ
Trong môi trường làm việc của hầu hết các doanh nghiệp Nhật, vấn đề về kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, hoàn thành công việc luôn là một trong những vấn đề được coi trọng nhất. Việc đúng giờ cũng được coi là một trong số các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của người Nhật.
>> Tham khảo thêm: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả giúp nâng cao năng suất làm việc |
4. Văn hóa không đổ lỗi – Nét đặc trưng trong cách làm việc của người Nhật
Luôn giữ tinh thần trách nhiệm cao là một trong những nguyên tắc vàng tạo nên sự thành công của người Nhật. Đối với họ, đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc bất kỳ ai không mang lại hiệu quả công việc tốt mà trái lại, có thể tạo ra tâm lý cẩu thả, xem thường công việc, trốn tránh trách nhiệm. Do đó, thay vì làm sai rồi đổ lỗi, hãy đặt tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu, thừa nhận hành vi và sửa chữa nó.
5. Xây dựng quan hệ – Nét nổi bật trong văn hoá làm việc phối hợp của người Nhật
Các mối quan hệ giữa sếp và nhân viên, cấp trên và cấp dưới hay giữa các đồng nghiệp với nhau đều rất được xem trọng ở các công ty Nhật. Việc xây dựng những mắt xích quan hệ một cách chân thành không chỉ khiến cho đội nhóm làm việc vững mạnh hơn mà còn là tiền đề cho sự phát triển niềm tin tuyệt đối giữa mọi người trong công ty.
Áp dụng văn hóa doanh nghiệp trong xây dựng quan hệ là việc rất quan trọng, tuy nhiên không phải tổ chức nào cũng thành công thực hiện công việc này. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thực hiện tốt việc xây dựng các mối quan hệ giữa tổ chức và nhân viên.
6. Mạng nội bộ – Giải pháp áp dụng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Vậy làm cách nào để áp dụng và tối ưu văn hóa doanh nghiệp Nhật vào môi trường doanh nghiệp của mình mà không gây ra sự xáo trộn, trở ngại cho nhân viên trong buổi đầu tiếp xúc? Nếu bạn vẫn còn đang đau đầu thì hãy tìm hiểu hệ thống mạng nội bộ doanh nghiệp của 1Office. Đây chính là giải pháp tối ưu có thể giải quyết mọi vấn đề liên quan đến văn hóa nội bộ.
Nền tảng Workplace là nơi lãnh đạo có thể truyền tải mọi thông điệp, chính sách, tài liệu đến nhân viên qua tường công ty. Từ đó, mọi thành viên có thể theo dõi thông tin cá nhân, đồng nghiệp, cấu trúc các phòng ban mà không cần phiền đến HR. Không những thế, các đội nhóm hay phòng ban có thể dễ dàng tạo Group để trao đổi công việc. Cá nhân có thể chia sẻ cảm xúc ngay trên tường cá nhân của mình.
Ngoài ra, với phần mềm 1Office, cá nhân của từng thành viên cũng xem được cấu trúc phòng – ban hay các thông tin cơ bản của đồng nghiệp để dễ dàng tương tác. Nền tảng này có tính năng tự động thông báo lịch sinh nhật của cá nhân đến mọi thành viên công ty để có kế hoạch bố trí tổ chức phù hợp. Đặc biệt, hệ thống sẽ tự động Generate ra Timeline quá trình làm việc của nhân sự từ lúc vào đến lúc ra khỏi công ty.
Mạng nội bộ chính là một kênh để truyền thông và giao tiếp nội bộ, qua đó thúc đẩy phát triển văn hóa doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp phát triển tốt, hãy bắt đầu từ việc xây dựng văn hóa nội bộ doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các giải pháp quản lý doanh nghiệp tốt nhất.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại:
- Hotline tư vấn: 083 483 8888
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA