Tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng đóng vai trò như tấm bản đồ cần thiết cho doanh nghiệp để có cái nhìn chính xác, khách quan về đội ngũ kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nếu bạn là lãnh đạo công ty/ chủ doanh nghiệp nhưng vẫn đang băn khoăn không biết làm sao để xây dựng bảng tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh chi tiết, hiệu quả, hãy theo dõi bài viết dưới đây!
Mục lục
I. Vì sao cần xây dựng các tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng?
Trong bất kỳ mô hình doanh nghiệp nào, nhân viên bán hàng luôn là lực lượng nòng cốt. Bởi họ chính là người đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng và đem lại nguồn thu trực tiếp cho doanh nghiệp. Do đó, chất lượng nhân viên bán hàng và việc đánh giá nhân viên bán hàng như thế nào (thể hiện ở kỹ năng và thái độ) luôn đóng vai trò quan trọng.
Tuy nhiên việc đánh giá năng lực nhân viên bán hàng không phải là quá trình dễ dàng đối với bất kỳ nhà quản trị nhân sự nào. Đây là bộ phận có tỉ lệ cạnh tranh và “thay máu” cao trong hầu hết mọi tổ chức nên quá trình sàng lọc, đánh giá cần sự chính xác và công bằng.
Vì những lý do trên, không thể không dành thời gian và nghiên cứu một cách nghiêm túc về các tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng. Xây dựng khung năng lực đánh giá chính xác giúp doanh nghiệp giảm được tỉ lệ ra vào của nhân sự, đồng thời giảm được ngân sách tuyển dụng cho vị trí này. Việc xây dựng các tiêu chí giúp nâng cao hiệu quả đánh giá và giảm tỉ lệ tuyển dụng sai.
II. 10+ quy tắc đánh giá nhân viên bán hàng chính xác, hiệu quả nhất
1. Nhóm tiêu chí đánh giá thái độ nhân viên
- Tính kỷ luật trong công việc
Kỷ luật là một trong những yếu tố then chốt làm nên thành công của mỗi cá nhân, tập thể. Kỷ luật làm nên sức mạnh không chỉ đúng với môi trường quân đội, nó cũng là nguyên lý được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài.
Đánh giá nhân viên bán hàng qua tính kỷ luật trong công việc, doanh nghiệp có thể quan sát qua một vài việc như: đúng giờ giấc, thực hiện nghiêm chỉnh quy định của công ty, doanh nghiệp… Một tập thể có tính kỷ luật tốt sẽ khiến việc vận hành doanh nghiệp được trơn tru hơn.
Ví dụ: Ban quản lý, bộ phận HR thường xuyên kiểm tra và đánh giá giờ giấc đi làm, tan ca của nhân viên kinh doanh; cùng với đó là việc thực hiện các quy định đối chung của công ty… để xem xét và đánh giá nhân viên kinh doanh khách quan nhất.
- Tính trung thực trong mọi hoàn cảnh
Không phải cứ kinh doanh, bán hàng là phải nói quá lên về sản phẩm, dịch vụ mà không bám sát vào nhu cầu của khách hàng. Lý do cần sự trung thực nhiều doanh nghiệp chắc hẳn đã biết, đó là việc minh bạch về giá cả, không gian dối với khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên, không lươn lẹo trong các giao dịch để bỏ túi riêng.
Trung thực với khách hàng đồng thời trung thực với chính cấp trên và đồng nghiệp của mình là bước đầu để mỗi nhân viên bán hàng tạo dựng uy tín cho bản thân. Lãnh đạo doanh nghiệp cần dựa vào yếu tố này để đánh giá.
Với những nhân viên bán hàng thiếu tính trung thực, cần có biện pháp xử lý nghiêm minh hoặc chấm dứt hợp đồng lao động nếu nhân viên làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích, uy tín công ty. Trung thực là tiêu chí quan trọng trong mọi công tác đánh giá nhân viên bán hàng.
- Thái độ, hành xử với khách hàng, với đối tác và đồng nghiệp
Tác phong chuyên nghiệp với khách hàng và đối tác, thân thiện hòa nhã với đồng nghiệp là những kỹ năng chính mà mỗi nhân viên bán hàng cần có. Bởi nhân viên bán hàng chính là bộ mặt của doanh nghiệp với khách hàng, chỉ khi tôn trọng khách hàng, doanh nghiệp mới nhận được sự tin tưởng của họ với thương hiệu.
Thái độ thiếu tôn trọng khách hàng hay coi thường đồng nghiệp của mỗi nhân viên bán hàng đều ảnh hưởng lớn đến lợi ích, hình ảnh của công ty. Đây là điểm rất cần lưu ý trong quá trình đánh giá nhân viên bán hàng. Do đó cần chú trọng điều này trong quá trình đánh giá nhân viên bán hàng.
Ví dụ:
Nếu một nhân viên kinh doanh có cách hành xử thô lỗ với đồng nghiệp thì cũng có nghĩa người đó thiếu tôn trọng với mọi người. Như vậy khi tư vấn khách hàng sẽ không đạt được sự chuyên nghiệp cần có. Những nhân viên như thế nên bị cảnh cáo hoặc loại bỏ để tạo nên một bộ máy chuyên nghiệp hơn cho công ty.
- Thái độ đối với công việc, nhiệm vụ được giao
Thái độ đối với công việc khi đánh giá nhân viên bán hàng ở đây chính là mức độ nhiệt tình của mỗi nhân viên bán hàng khi được giao nhiệm vụ hay với chính công việc mình đang làm. Nhân viên có thái độ nhiệt tình luôn được dành cho sự ưu ái và cái nhìn thiện cảm từ nhà quản lý. Nhiệt tình trong công việc thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Thực hiện tốt công việc chính, chăm chỉ nhiệt tình với những công việc được giao thêm, nhiệt tình hỗ trợ các đồng nghiệp, giải đáp những thắc mắc của khách hàng một cách tâm huyết,…
Một nhân viên bán hàng nhiệt tình luôn chiếm được sự ưu ái của khách hàng bởi họ cảm thấy được quan tâm vừa đủ và không ngại chia sẻ nhu cầu của họ với nhân viên.
Ví dụ:
Nhìn vào thái độ của nhân viên A, không làm hết việc, thường xuyên đùn đẩy trách nhiệm hoặc không có nhiệt huyết với công việc đang làm, công ty có thể đánh giá nhân viên kinh doanh đó không đạt yêu cầu và sớm có biện pháp giải quyết.
- Tinh thần cầu tiến, ý chí phấn đấu trong công việc
Một người có thái độ tốt là người có tinh thần cầu tiến trong công việc, tức là tinh thần luôn học hỏi để bản thân tiến bộ hơn. Với những nhân viên có tinh thần cầu tiến, họ có xu hướng thích học hỏi kiến thức, kỹ năng mới để phát triển khả năng, nâng cao trình độ.
Tinh thần cầu tiến là một đức tính quan trọng để doanh nghiệp đánh giá, đề bạt vị trí cao hơn cho cán bộ nhân viên.
Tham khảo: 10 kỹ năng đặt câu hỏi tròng bán hàng – Tăng 200% tỷ lệ chốt đơn |
2. Nhóm tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên bán hàng
Năng lực đối với nhân viên bán hàng thể hiện ở mức độ đạt KPI cũng như nhiều yếu tố khác về kỹ năng như thời hạn hoàn thành công việc, tỷ lệ khách hàng hài lòng về nhân viên, số lượng data tiềm năng nhân viên bán hàng thu thập được,…
- Kiến thức về sản phẩm/ dịch vụ
Có thể nói, việc am hiểu sản phẩm là yếu tố bắt buộc đề có thể đảm bảo khả năng bán hàng. Bởi trên thực tế, nếu bạn không hiểu sản phẩm, bạn không thể tư vấn được cho khách hàng những lợi ích cũng như đánh giá sự phù hợp.
Một nhân viên bán hàng am hiểu tường tận sản phẩm của mình cũng sẽ biết cách thuyết phục khách hàng, vừa giải quyết nhu cầu của khách hàng vừa nêu bật được những điểm vượt trội của sản phẩm/ dịch vụ.
Ví dụ:
Nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp B2B cần hiểu rõ sản phẩm của công ty mình là gì, có những tính năng nào? Giải quyết được những vấn đề nào của các doanh nghiệp khác (khách hàng) để từ đó tư vấn một cách chính xác nhất.
- Mức độ hoàn thành KPI
Mỗi nhân viên bán hàng đều có mức KPIs về doanh số cụ thể. Đánh giá năng lực nhân viên bán hàng đều dựa trên doanh thu ghi nhận được của từng nhân viên. Một nhân viên bán hàng giỏi thường đạt chỉ tiêu về doanh số cao, thậm chí vượt mức doanh số được kỳ vọng.
Những nhân viên như vậy thường được doanh nghiệp đánh giá cao và cơ hội trở thành best seller, đồng thời được cất nhắc lên những vị trí quản lý khi có thêm những tố chất lãnh đạo. Đây cũng là cơ sở để xem xét, điều chỉnh chính sách lương cứng, mức hoa hồng theo thang để nhân viên xứng đáng với những nỗ lực họ làm ra.
Ví dụ:
Nhân viên đó có hoàn thành KPI đúng hạn không? Nếu hoàn thành đúng hạn thì tần suất hoàn thành là như thế nào? Có hay chậm deadline hay không?
Tham khảo: Phần mềm đánh giá KPI chính xác, hiệu quả nhất hiện nay
- Thời hạn hoàn thành công việc, đạt KPI
Trong những tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng, thời hạn hoàn thành công việc là tiêu chí cần thiết. Tiêu chí này phản ánh mức độ chăm chỉ, tự giác trong công việc, khả năng sắp xếp và sử dụng thời gian linh hoạt của nhân viên.
- Mức độ hài lòng của khách hàng với nhân viên bán hàng
Tiêu chí này đang được nhân rộng tại nhiều doanh nghiệp. Một vài hình thức doanh nghiệp thu thập ý kiến của khách hàng về việc họ có hài lòng về nhân viên bán hàng cho họ hay không thông qua: Bảng câu hỏi khách hàng , Ứng dụng đánh giá trải nghiệm mua hàng , Lấy ý kiến khách hàng sau khi mua hàng…
- Năng lực chuyên môn, kỹ năng
Một nhân viên bán hàng giỏi, tất yếu chuyên môn nghiệp vụ, khả năng am hiểu sản phẩm, khách hàng phải tốt. Điều này mang đến cho họ sự tự tin khi giao tiếp, biết nắm bắt thời cơ để đưa ra những lý do thuyết phục khách mua hàng.
Ngoài ra các kỹ năng bán hàng cũng cần được tận dụng triệt để, kỹ năng giao tiếp, đặt câu hỏi trong bán hàng cũng là những tiêu chí quan trọng để một nhân viên bán hàng hoàn thành tốt công việc của mình.
Việc xây dựng và ban hành các mẫu đánh giá nhân sự thường sẽ tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên khi ứng dụng phần mềm thì công việc này sẽ được quản lý một cách hiệu quả và cho phép người quản lý có góc nhìn trực quan trong việc đánh giá nhân sự.
Xem đánh giá chi tiết : Phần mềm đánh giá nhân viên, đánh giá năng lực – KPI hiệu quả nhất 2022
III. Mẫu đánh giá nhân viên bán hàng chi tiết, áp dụng hiệu quả
Với những tiêu chí đánh giá như trên, bạn có thể dễ dàng lập được bảng đánh giá nhân viên kinh doanh một cách chi tiết để có thể áp dụng trong mọi trường hợp khác nhau.
Bạn có thể tham khảo biểu mẫu tại link: Biểu mẫu đánh giá nhân viên bán hàng
III. Những lưu ý khi xây dựng bảng đánh giá nhân viên bán hàng
1. Đánh giá nhân viên bán hàng phù hợp với tầm nhìn của doanh nghiệp
Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu doanh nghiệp phải được thấm nhuần, trải dài xuyên suốt trong quá trình hoạt động, kế hoạch hàng tuần, hàng tháng của nhân viên bán hàng.
Khi người giám sát tiến hành đánh giá một nhân viên, họ cần dựa vào những tiêu chí phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
2. Đảm bảo tiêu chí đánh giá đáp ứng với mục tiêu đánh giá
Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh sẽ có nhiều hạng mục khác nhau để làm căn cứ đánh giá. Các tiêu chí này thường dùng để lên phương án đào tạo, tối ưu hóa quy trình kinh doanh, hoặc làm cơ sở để xét tăng lương thưởng.
Cấp trên cần phải xác định mục tiêu cốt lõi mà doanh nghiệp hướng đến để thiết lập các mục tiêu đánh giá phù hợp.
Tham khảo ngay: Mẫu đánh giá nhân viên chuẩn, chính xác cho doanh nghiệp 2022
3. Đo lường và đánh giá dựa trên số liệu thực tế
Các tiêu chí đo lường cần phải dựa trên số liệu cụ thể hoặc sự kiện thực tế. Vì những con số này sẽ phản ánh chân thật nhất quá trình làm việc của nhân viên và kết quả đạt được.
Một vài số liệu thường dùng để đánh giá nhân viên kinh doanh như: Khả năng chốt đơn, khả năng mở rộng tệp khách hàng, giá trị hợp đồng trung bình, tổng số doanh thu trong tháng,…
4. Phù hợp với cấp bậc và đặc thù kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một đặc thù riêng khi kinh doanh. Mỗi cấp bậc, vị trí của nhân viên kinh doanh cũng sẽ có được những sự khác nhau. Do đó, bạn nên tùy chỉnh tiêu chí dựa trên lĩnh vực kinh doanh của công ty và cấp bậc nhân viên.
Công ty hoạt động theo mô hình B2B đặc thù là các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp nên giá trị hợp đồng của từng khách hàng sẽ lớn. Vì vậy bạn có thể đánh giá qua số liệu tổng hợp doanh thu hoặc giá trị trung bình của các hợp đồng.
Trên đây là những yếu tố quan trọng về đánh giá nhân viên mà chủ kinh doanh cần lưu ý để ứng dụng trong cửa hàng của mình. 1Office hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp chủ kinh doanh tạo nên một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và hiệu suất công việc cao nhất.
Bên cạnh đó, hiểu được khó khăn của doanh nghiệp trong công tác đánh giá nhân viên kinh doanh hiện nay, 1Office mang đến giải pháp phần mềm quản lý nhân sự với tính năng đánh giá năng lực ASK đối với toàn thể đội ngũ nhân viên, đặc biệt là đánh giá năng lực nhân viên bán hàng. Với tính năng này, người dùng có thể xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực và quản lý tập trung ngay trên phần mềm, đống thời tùy chỉnh khung năng lực để đánh giá từng bộ phận, từng vị trí phòng ban trong doanh nghiệp.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA