Mẫu đánh giá nhân viên là một bản khảo sát thông tin giúp đo lường năng suất, hiệu quả làm việc của từng nhân sự. Tùy vào công việc, đặc thù của mỗi doanh nghiệp sẽ có các mẫu đánh giá nhân sự khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với bạn các mẫu đánh giá nhân sự mới nhất cũng như tiêu chí đánh giá nhân viên một cách chính xác, hiệu quả.
I- Vai trò của mẫu đánh giá nhân sự
Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên là một nhiệm vụ quan trọng đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp. Việc đánh giá giúp doanh nghiệp theo dõi và kiểm tra hiệu quả công việc, làm cơ sở để thưởng, phạt cho từng nhân sự. Tầm quan trọng của việc đánh giá nhân sự đối với doanh nghiệp là:
- Đánh giá nhân viên thường xuyên giúp người sử dụng lao động hiểu được nhân viên của họ tụt hậu ở đâu.
- Đánh giá nhân viên giúp họ tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của họ và không ngừng khắc phục.
- Nó cải thiện sự hài lòng và năng suất của nhân viên.
- Nhân viên hài lòng có mối quan hệ tốt hơn trong tổ chức và đồng nghiệp, góp phần tạo ra một môi trường làm việc tốt.
- Tỷ lệ duy trì nhân viên tăng lên khi nhân viên trung thành tốt hơn.
Xem ngay: Mẫu báo cáo tiến độ công việc mới nhất 2022 dành cho doanh nghiệp
II- 6 Mẫu bảng đánh giá nhân viên quan trọng trong doanh nghiệp
1. Biểu mẫu nhân viên tự đánh giá
Bên cạnh việc nhà quản lý đánh giá nhân viên thì chính nhân viên cũng cần tự đánh giá bản thân mình, nhìn lại bản thân thông qua kết quả việc làm của họ, dựa vào: thành tích, kết quả công việc, thời gian hoàn thành… Bên cạnh đó, hình thức đánh giá này có thể được đánh giá định kỳ theo thời gian hoặc đánh giá để nâng lương cho nhân sự.
>> Xem thêm:
2. Mẫu đánh giá nhân viên theo ngành nghề
Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có một bảng đánh giá năng lực nhân viên riêng biệt. Tùy vào đặc thù từng ngành nghề mà nhà quản lý có thể điều chỉnh khung năng lực khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số mẫu đánh giá dưới đây.
3. Mẫu đánh giá nhân viên cuối năm
Đánh giá cuối năm là một hoạt động thường niên nhà để nhà quản lý đánh giá kết quả làm việc của người lao động trong suốt một năm. Việc đánh giá giúp nhà quản lý có cơ sở, điều kiện để khen thưởng nhân viên cũng như cân nhắc lại vị trí của nhân sự. Dưới đây là mẫu đánh giá nhân sự cuối năm mà bạn có thể tham khảo.
TÌM HIỂU TÍNH NĂNG ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TỰ ĐỘNG CỦA 1OFFICE
4. Mẫu đánh giá nhân sự thử việc
Đối với nhân viên thử việc thì biểu mẫu đánh giá cũng không kém phần quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Đánh giá nhân viên thử việc được thực hiện khi quá trình phỏng vấn tuyển dụng đã kết thúc
5. Mẫu đánh giá nhân viên theo đội nhóm
Việc đánh giá nhân viên không chỉ được thực hiện cho từng cá nhân mà còn áp dụng cho cả đội nhóm. Để đánh giá từng thành viên trong nhóm một cách minh bạch, chính xác nhất thì bạn cần nhận xét từng thành viên rồi tiến hành xếp hạng khung đánh giá năng lực. Bạn có thể tham khảo mẫu đánh giá đội nhóm ở dưới đây.
6. Biểu mẫu đánh giá nhân viên theo KPI
Đây là mẫu đánh giá nhân sự theo KPI phổ biến mà doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện. Với mẫu đánh giá này, nhà quản lý sẽ dựa trên kỹ năng, phẩm chất cá nhân và hệ thống mục tiêu.
Ví dụ: KPI của nhân viên SEO trong quý I/2022 là tăng 15% tỉ lệ traffic so với năm 2021 và lượt truy cập trung bình mỗi ngày là 2.000 traffic.
Đọc thêm: ASK là gì? Cách áp dụng mô hình ASK trong quản lý nhân sự |
III- Mẫu đánh giá nhân viên cần có những tiêu chí nào?
Một bản đánh giá nhân viên không chỉ dựa trên năng lực làm việc mà còn bao gồm cả kỹ năng, thái độ làm việc. Để đánh giá nhân viên một cách khách quan, chính xác thì bạn có thể tham khảo một số tiêu chí đánh giá công việc dưới đây:
1. Tiêu chí đánh giá năng lực làm việc
- Mức độ làm việc: Được đánh giá dựa trên công việc và thời gian làm việc của nhân viên. Ví dụ: Thời gian làm việc của công nhân dệt may là 10 tiếng/ngày và hoàn thành được 20 sản phẩm. Từ đó, nhà quản lý có thể đánh giá được KPI của nhân viên đó cũng như thời gian họ sử dụng để đạt được hiệu quả công việc.
- Cơ hội thăng tiến công việc: Nhân tài chính là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có phát triển mạnh mẽ được hay không là phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đó có đào tạo được nhiều nhân viên giỏi có đầy đủ kỹ năng hay không. Nếu doanh nghiệp làm được điều đó thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển nhanh chóng.
- Mức độ hoàn thành công việc: Với mỗi cấp bậc, vị trí công việc sẽ có một tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành công việc khác nhau. Dựa vào mức độ hoàn thành công việc, người quản lý có thể đánh giá chuẩn nhất về năng lực, kỹ năng của nhân viên một cách minh bạch, chính xác.
Đánh giá về năng lực làm việc là một công việc đòi hỏi phải thực hiện liên tục và thực hiện so sánh theo từng khoảng thời gian. Để quản lý các tiêu chí đánh giá về năng lực nhân sự một cách chính xác và hiệu quả các doanh nghiệp ngày nay đang đẩy mạnh việc ứng dụng phần mềm đánh giá nhân sự trong công tác số hóa quy trình quản trị nhân sự của mình.
2. Tiêu chí về thái độ làm việc
Tính trung thực trong công việc
Sự cởi mở và trung thực trong công việc tạo nên một môi trường mà mọi người cảm thấy tin cậy, đặc biệt là bởi ban lãnh đạo công ty. Khi bạn thể hiện sự trung thực thì sẽ nhận được sự tin tưởng từ ban lãnh đạo, quản lý cấp trên và giúp bạn có nhiều sự kết nối và đạt năng suất cao hơn.
Quản lý thời gian
Quản lý thời gian hợp lý cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự chuyên nghiệp của một nhân viên. Bởi một người biết sắp xếp, phân chia thời gian hợp lý để làm việc chắc chắn sẽ giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc nhanh chóng.
Ý chí cầu tiến
Sự cầu thị và khả năng ham học hỏi trong công việc là chìa khóa quan trọng giúp nhà quản lý biết được nhân viên đó có thể mang đến cho doanh nghiệp giá trị hay không. Một nhân viên thiếu đi sự cầu tiến sẽ rất khó gắn bó lâu được với tổ chức và sẽ không mang lại nhiều giá trị giúp doanh nghiệp đó phát triển.
Lạc quan trong công việc
Công việc nào cũng tiềm ẩn rất nhiều khó khăn, thách thức. Vì thế mà một thái độ làm việc tích cực, lạc quan sẽ giúp vượt qua mọi rào cản, thách thức và có thêm động lực làm việc. Khi bạn có tinh thần lạc quan, yêu công việc thì bạn sẽ gắn bó với doanh nghiệp hơn.
Cẩn thận trong công việc
Việc chăm chút, cẩn trọng trong công việc sẽ là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả cao trong công việc. Khi cẩn thận trong công việc sẽ nhận được sự tin tưởng từ đồng nghiệp và cấp trên và được giao thêm nhiều nhiệm vụ quan trọng.
IV- Đánh giá nhân viên theo KPI hiệu quả với phần mềm HRM 1Office
Bên cạnh việc sử dụng biểu mẫu đánh giá năng lực cho nhân sự thì việc ứng dụng phần mềm quản lý KPI của 1Office giúp nhà quản lý tiết kiệm tối đa thời gian, hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá năng lực nhân viên minh bạch, chính xác.
Từ dữ liệu phần mềm, nhà quản lý sẽ dễ dàng đánh giá, trả lương và thưởng nhân viên nhanh chóng. Với hệ thống báo cáo đa chiều, trực quan dưới dạng Dashboard, báo cáo cùng bộ lọc thông minh giúp nhà quản lý đánh giá chính xác hiệu quả của nhân viên.
Các tính năng chính của phần mềm đánh giá nhân viên:
- Báo cáo tình hình công việc: Giúp người dùng theo dõi trạng thái và tiến độ làm việc của từng cá nhân/ phòng ban
- Báo cáo năng suất nhân viên: Theo dõi được tổng thời gian làm việc và năng suất làm việc của từng nhân sự. Qua đó giúp nhà quản lý có một cái nhìn khách quan nhất về năng lực của từng nhân sự để có chế độ thưởng, phạt công bằng.
- Báo cáo KPI: Tự động tổng hợp dữ liệu thành một bảng tổng hợp KPI chung để cho vào một bảng tổng hợp chung.
Trên đây là một số nội dung quan trọng giúp bạn xây dựng biểu mẫu đánh giá nhân viên chính xác, hiệu quả. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn ứng dụng hiệu quả trong doanh nghiệp để đánh giá nhân sự một cách khách quan, chính xác nhất.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại:
Hotline: 083 483 8888
Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA