083.483.8888
Đăng ký

Giá trị cốt lõi được coi như là “móng nhà” của một doanh nghiệp. Từ những yếu tố này, tổ chức có thể xây dựng lên bộ quy tắc ứng xử cũng như văn hóa doanh nghiệp. Thông thường, một bộ giá trị cốt lõi sẽ theo hành trình phát triển, xây dựng của một tổ chức ngay từ những ngày đầu thành lập. Vì vậy, trong bài viết này, tôi và bạn hãy cùng tìm hiểu những khía cạnh cụ thể về chủ đề Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp như: các quy tắc xác định, quy trình xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp,…

1. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?

Giá trị cốt lỗi hay Core Value là một thuật ngữ dùng để chỉ các giá trị nền tảng của doanh nghiệp, mọi hoạt động của tổ chức và các cá nhân đều phải được dựa trên điều này.

Giá trị cốt lõi cũng phản ảnh được phương pháp lam việc hay cách thức tạo ra sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác

Xem thêm:

2. Phân loại văn hóa doanh nghiệp

Mỗi thương hiệu đều có một giá trị cốt lõi riêng phản ánh được nét riêng của mình. Tuy nhiên nhìn chung thì chúng ta có thể chia các giá trị thương hiệu hiện này thành 6 loại như sau:

  • Dạng cân bằng: Thường gắn với nhân viên. Giá trị cốt lõi cân bằng thường hướng tới việc tạo ra môi trường làm việc lý tưởng đảm bảo sức khỏe của người lao động cả về thể xác và tinh thần.
  • Dạng cam kết: Thường gắn với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đảm bảo về chất lượng.
  • Dạng trao quyền: Khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên, tạo nên sự chủ động trong công việc.
  • Dạng Cộng đồng: Dạng này thường thể hiện sự đóng góp cho xã hội, trách nghiệm cùng với đạo đức trong sản xuất.
  • Dạng trách nghiệm: Bao gồm các hành động, quyết định và chính sách gắn liền với mọi nhân viên trong doanh nghiệp
  • Dạng đổi mới: Thường hướng tới những cải tiến to lớn có ảnh hưởng làm thay đổi thế giới

3. Vai trò của giá trị cốt lõi đối với doanh nghiệp

Là tảng của mọi hoạt động trong doanh nghiệp nên gia trị cốt lỗi có vai trò vô cùng quan trọng ở mọi mặt của doanh nghiệp

3.1. Nhận diện thương hiệu

Đầu tiên nhất như đã nhắc đến ở bên trên thì mỗi doanh nghiệp đều có một giá trị cốt lõi riêng nên điều này cũng đông nghĩa với việc giá trị cốt lõi chính là sự khác biệt của doanh nghiệp trên thị trường.

Giá trị cũng phản ánh phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác giúp họ cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của thương hiệu.

3.2. Thu hút nhân tài

Sự phù hợp là một trong những điều quan trọng bậc nhất giúp cho nhân viên có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong giá trị cốt lõi của doanh nghiệp khi đây chính là cơ sở để hình thành nên văn hóa của doanh nghiệp. Khi đến một thời điểm nào đó thì việc đi làm không còn chỉ là kiếm thu nhập và còn là tâm niệm được cống hiến vì một mục đích cao cả.

Đấy là về phía bên trong còn phía bên ngoài thì giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp chính là nhưng yếu tố hàng đầu khi các ứng viên tìm kiếm một môi trường phù hợp.

3.3. Marketing

Trong số các nội dung cho Marketing thì luôn sẽ có một nguồn không thể bỏ qua đó chính là giá trị cốt lõi.

Việc marketing dựa trên giá trị cốt lỗi không chỉ làm nhanh chóng tăng độ nhận diện của thương hiệu mà còn giúp tiếp cận đến những khách hàng mục tiêu phù hợp nhất.

3.4. Hỗ trợ đưa ra quyết định

Trong quá trình hoạt động kinh doanh chắc chắn sẽ có nhiều trường hợp mà việc đưa ra quyết định trở nên khó khăn khi đó là một điều hoàn toàn mới mẻ, lợi ích không đi kèm với đạo đức trách nghiệm.

Lúc này thì giá trị cốt lõi sẽ đóng vai trò như một điểm tựa giúp chúng ta có thể xác định được phương hướng, mục đích cuối cùng để đưa ra được quyết định phù hợp.

4. 4 quy tắc xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

4 quy tắc vàng trong việc xác định giá trị cốt lõi
4 quy tắc vàng trong việc xác định giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp thành công

4.1. Xác định giá trị cốt lõi dựa vào mục tiêu phát triển

Nếu như mục đích nêu lên lý do tồn tại của một tổ chức thì giá trị cốt lõi chính là kim chỉ nam trong phương hướng hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện khát vọng nhà quản trị muốn tác động tới thị trường mà doanh nghiệp hoạt động. 

Ví dụ: Mục đích hướng đến trở thành công ty giải trí hàng đầu Việt Nam, tạo ra thế hệ nhân sự tài năng mới thì Giá trị cốt lõi mà họ hướng tới sẽ là gì? 

Năng động: Năng động trong phong cách làm việc, trong môi trường và văn hóa doanh nghiệp

Sáng tạo: Sáng tạo trong các dịch vụ, sản phẩm cung cấp tới tay người tiêu dùng

Đổi mới: Đổi mới loại hình sản phẩm, concept sản phẩm vì doanh nghiệp hoạt động trên thị trường giải trí

=> Từ giá trị cốt lõi ấy sẽ giúp công ty hình thành nên văn hóa doanh nghiệp, chiến lược phát triển để đạt được mục tiêu

>> Tham khảo thêm: Mục tiêu doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng mục tiêu kinh doanh hiệu quả

4.2. Xây dựng giá trị cốt lõi dựa trên sự khác biệt

Không một doanh nghiệp nào có cùng văn hóa doanh nghiệp, bộ quy tắc ứng xử, quy mô tổ chức,… Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có cách thức hoạt động, tầm nhìn, sứ mệnh riêng biệt bởi mục tiêu hướng tới. Vì vậy, giá trị cốt lõi doanh nghiệp sẽ là duy nhất và riêng biệt. 

Khi xây dựng bộ giá trị cho doanh nghiệp, việc tham khảo các doanh nghiệp lớn, người tiên phong trên thị trường là nên làm nhưng đừng kêu người lao động của mình “Hãy làm việc như Google, Netflix,…” bởi mỗi một doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng biệt cách thức hoạt động của mình.

4.3. Dễ hiểu, dễ nhớ

Giá trị cốt lõi sẽ được duy trì xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của một tổ chức. Vì vậy, yếu tố đầu tiên và căn bản nhất để xây dựng được bộ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp chính là “dễ hiểu, dễ nhớ”.  Để cán bộ, nhân viên có thể nhớ và tuân theo những điều mà giá trị cốt lõi mang lại thì bắt buộc chúng phải dễ ghi nhớ, ngắn gọn. 

Ta cùng tìm hiểu bộ giá trị cốt lõi của Apple để hiểu rõ hơn về nguyên tắc này:

Apple liệt kê các core values của công ty của họ ở chân trang của mỗi trang trên trang web của họ:

  • Khả năng tiếp cận
  • Giáo dục
  • Môi trường
  • Sự hòa nhập và sự đa dạng
  • Riêng tư
  • Trách nhiệm của nhà cung cấp

4.4. Linh hoạt thay đổi theo sự phát triển của doanh nghiệp

Khi mô hình doanh nghiệp, thị trường kinh doanh của công ty ngày càng phát triển thì các giá trị cốt lõi của họ cũng sẽ phải cập nhật theo. Việc quản lý 10 nhân sự chắc chắn khác với việc quản lý 100 nhân sự và văn hóa doanh nghiệp càng đa dạng thì càng yêu cầu bộ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp phải phức tạp hơn. 

Ví dụ: Văn hóa ban đầu của Netflix không đề cập bất cứ điều gì về sự hòa nhập cũng như đạo đức. Tuy nhiên, khi tiến hành cập nhật khung văn hóa của mình, họ đã tiến hành thêm vào “Sự hòa nhập” và “Sự chính trực”  trở thành hai trong mười giá trị cốt lõi của Netflix. 

Mặc dù thời gian sử dụng giá trị cốt lõi doanh nghiệp là lâu dài nhưng tùy thuộc vào tình hình thực tế mà nhà quản trị nên đánh giá lại chúng còn phù hợp với văn hóa của tổ chức hay không. Thông thường, thời gian đánh giá lại bộ giá trị cốt lõi phù hợp nhất là khoảng 6 tháng – 1 năm.

>> Xem thêm: Chiến lược quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp: Mô hình và quy trình triển khai

5. 5 bước giúp xác định các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Vì là yếu tố nền tảng trong mọi chính sách hoạt động của doanh nghiệp cho nên việc xây dựng bộ giá trị cốt lõi sẽ cần nhiều thời gian, nhân lực để có thể tiến hành cân nhắc và quyết định sao cho chính xác, phù hợp nhất. Vì vậy, ta cùng tìm hiểu 5 bước giúp nhà quản trị xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

5 bước xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
5 bước xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

5.1. Xác định nhân sự phụ trách

Xác định cá nhân hay đội nhóm phụ trách việc xây dựng giá trị cốt lõi và duy trì thực hiện là một việc vô cùng quan trọng. 

Thống nhất về cách thức giữ trách nhiệm giải trình, đảm bảo rằng việc duy trì thực hiện giá trị cốt lõi trong hoạt động thường ngày của doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc giá trị cốt lõi của một tổ chức sẽ gắn liền từ những hoạt động thường ngày cho tới chính sách bán hàng, kế hoạch phát triển của công ty.

5.2. Tìm hiểu Nội tại doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi được hình thành dựa trên những nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Vì vậy, xác định những yếu tố mà doanh nghiệp hiện có là vô cùng quan trọng.

Một số nguồn lực nội tại của doanh nghiệp có thể được xác định qua mô hình 5M

  • Material – Các nguyên liệu cần thiết để có thể tạo nên sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
  • Machine – Thiết bị, máy móc mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra sản phẩm
  • Man – Nguồn nhân lực
  • Method – các cách thực hiện, vận hành doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm
  • Measurement – Số liệu thống kê mà doanh nghiệp cần thiết cho việc báo cáo

Nếu là một doanh nghiệp mới, chưa từng xây dựng bộ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo giá trị cốt lõi của một số tập đoàn hàng đầu thế giới:

Ví dụ: Microsoft có danh sách 6 giá trị cốt lõi của công ty:

  • Sự đổi mới
  • Đa dạng và Hòa nhập
  • Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
  • Từ thiện
  • Môi trường
  • Máy tính đáng tin cậy

Adidas: Giá trị cốt lõi của Adidas, được định nghĩa là một tập hợp các hành vi ở cốt lõi của văn hóa công ty và họ muốn thấy ở con người của mình.

Giá trị cốt lõi của họ là:

  • Sự tự tin
  • Sự hợp tác
  • Sáng tạo 

5.3. Phân tích các nguồn lực của doanh nghiệp

Một số câu hỏi giúp nhà quản trị xác định rõ các yếu tố quan trọng trong việc xây dựng giá trị cốt lõi doanh nghiệp mình:

  • Điều gì thúc đẩy doanh nghiệp trên thị trường?
  • Chúng tôi muốn công ty của chúng tôi được biết đến vì điều gì?
  • Điểm khác biệt của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh?
  • Điều gì khiến người lao động tham gia vào tổ chức?

Bạn đọc có thể tham khảo một số các giá trị mà tổ chức coi là quan trọng: 

  • Chính trực: Chính trực trong hành vi, cách thực hiện công việc,…
  • Định hướng mục tiêu của doanh nghiệp: Xác định rõ mục tiêu cụ thể mà tổ chức hướng tới sẽ giúp nhà quản trị và nhân viên ra các quyết định dễ dàng hơn.
  • Yếu tố xây dựng xã hội: Góp phần xây dựng xã hội là một trong những trách nhiệm của mọi doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, việc kinh doanh của tổ chức phải góp phần vào quá trình phát triển của xã hội
  • Chính sách nhân sự: Là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn lực con người trong một doanh nghiệp.

Tùy vào từng doanh nghiệp khác nhau thì mỗi yếu tố mà họ coi là quan trọng đối với doanh nghiệp của mình sẽ khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng giá trị cốt lõi không thể “bắt chước” doanh nghiệp nào. 

5.4. Loại bỏ các giá trị không phù hợp

Như Gino Wickman đã nói: “ Các giá trị cốt lõi nằm đâu đó trong danh sách các yếu tố mà bạn vừa tạo. Vì vậy, hãy tiến hành thu hẹp nó.”

Để có thể tiến hành chắt lọc danh sách các giá trị quan trọng của doanh nghiệp, nhà quản trị nên thực hiện quy trình loại bỏ “Giữ, bỏ và kết hợp” để có thể tiến hành lựa chọn ra 10- 15 lựa chọn thực sự quan trọng đối với tổ chức.

5.5. Kiểm tra và đưa ra quyết định cuối cùng

Để có thể tạo nên một bộ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hoàn chỉnh, nhà quản trị cần đưa đến khâu cuối cùng bằng việc kiểm tra lại danh sách 10-15 lựa chọn ở trên từ đó chọn lọc ra 5-10 giá trị quan trọng nhất đối với doanh nghiệp của bạn. Thông thường, một doanh nghiệp sẽ có từ 3 tới 7 giá trị cốt lõi có tính chất gắn kết với nhau và đại diện cho tổ chức của họ.

Xem thêm: 5 bước thiết lập quy trình truyền thông doanh nghiệp hiệu quả cao

6. 7 tập đoàn lớn ở Việt Nam đã xây dựng giá trị cốt lõi công ty như thế nào?

1. Case study Giá trị cốt lõi của Vinamilk

  • Chính trực: Liêm chính luôn là đức tính được đề cao hàng đầu trong doanh nghiệp
  • Tôn trọng: Ở Vinamilk, sự tôn trọng luôn được đề cao giữa cán bộ nhân viên với nhau, giữa người lao động với khách hàng,…
  • Công bằng: Sự công bằng luôn được nhấn mạnh giữa mọi tầng lớp nhân viên, lãnh đạo
  • Đạo đức: Thực hiện đúng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách có đạo đức.
  • Tuân thủ: Tập đoàn luôn nhắc nhở nhân viên phải tuân thủ đúng luật pháp, các quy định, chính sách của quốc gia nói chung và tập đoàn nói riêng.

2. Case study Giá trị cốt lõi của Vingroup

“Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh- Nhân” là những yếu tố thuộc giá trị cốt lõi mà các thương hiệu của Vingroup hướng tới.

  • Tín: Tập đoàn luôn đặt chữ Tín lên hàng đầu và xem đây là giá trị cốt lõi cần phải ưu tiên
  • Tâm: Tận Tâm với khách, luôn mang đến những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.
  • Trí: Luôn đề cao tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ dám làm, luôn chiêu mộ nhân tài cho tập đoàn
  • Tốc: Tốc độ sẽ đánh giá được sự hiệu quả trong công việc. 
  • Tinh: Thể hiện cho sự tinh túy bởi tập đoàn là nơi hội tụ các nhân tài làm nên các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp và để đời.
  • Nhân: Coi con người là tài sản quý giá nhất, luôn tạo cơ hội cạnh tranh lành mạnh và phát triển cho mỗi cá nhân.

3. Giá trị cốt lõi của FPT

  • Tôn trọng: Tôn trọng người lao động, không phân biệt vị trí cao thấp, tạo điều kiện tối đa để các thành viên được là chính mình.
  • Đổi mới: Cán bộ nhân viên luôn không ngừng học hỏi; Là một trong những tập đoàn dẫn đầu về sản phẩm và công nghệ mới. 
  • Đồng đội: Tinh thần tập thể luôn được các nhà lãnh đạo đưa lên hàng đầu
  • Chí công: Nền tảng quan trọng nhất để lãnh đạo xây dựng niềm tin cho cán bộ công nhân viên.
  • Gương mẫu: Lãnh đạo phải là người noi gương về tinh thần, các chính sách thực thi,…

4. Giá trị cốt lõi của Techcombank

Khách hàng là trọng tâm: Luôn đề ra mục tiêu khách hàng luôn được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất khi tiêu dùng sản phẩm/ dịch vụ của ngân hàng.

  • Đổi mới sáng tạo và luôn dẫn đầu: để trở thành ngân hàng tốt nhất, Techcombank luôn đổi mới, tiếp thu những phản hồi chưa tốt và thay đổi để mang lại cho khách hàng niềm vui trọn vẹn.
  • Công tác hiệu quả: luôn lắng nghe và làm việc một cách công bằng, văn minh để tạo nên hiệu quả năng suất tốt nhất.
  • Nhân sự xuất sắc: Luôn tạo điều kiện và cơ hội để cán bộ nhân viên có thể phát triển và trở thành những cán bộ ưu tú nhất.
  • Cam kết hành động: với Techcombank, hành động là điều không thể bỏ qua, luôn phát triển, tiến lên phía trước để hoàn thành sứ mệnh.

5. Giá trị cốt lõi của TH true milk

Dù chỉ mới thực hiện kinh doanh từ 2010 nhưng với bộ giá trị cốt lõi của mình giờ đây nó đã vươn lên thành một trong những thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam. Ta cũng tìm hiểu giá trị cốt lõi của tập đoàn này:  

Giá trị cốt lõi của TH true milk mang đúng tính chất dễ hiểu, dễ nhớ
Giá trị cốt lõi của TH true milk mang đúng tính chất dễ hiểu, dễ nhớ
  • Vì sức khỏe cộng đồng
  • Hoàn toàn thiên nhiên
  • Tươi ngon bổ dưỡng
  • Thân thiện môi trường
  • Tư duy vượt trội

6. Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Viettel

Với slogan “Theo cách của bạn”  đã thể hiện phần nào những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bởi khi đọc nó cộng đồng sẽ hiểu được rằng họ đang lấy thực tiễn để kiểm nghiệm chân lý cho tổ chức. Giá trị cốt lõi của tập đoàn gồm 5 phần:

  • Học tập và trưởng thành qua những thách thức và sai lầm
  • Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
  • Sáng tạo là sức sống của Viettel
  • Tư duy hệ thống
  • Kết hợp Đông Tây

7. Trung Nguyên Legend

Là thương hiệu cafe vươn tầm thế giới, bộ giá trị cốt lõi của tập đoàn bao gồm các yếu tố sau:

  • Đức tin tuyệt đối
  • Phụng sự vô vị lợi
  • Nhân loại hưởng ứng
  • Kinh tài vững chắc

Qua bài viết trên đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về 5 giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và một phần nào đó giúp các nhà lãnh đạo nắm được các bước xây bộ giá trị cốt lõi doanh nghiệp riêng cho tổ chức của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp trong các hoạt động của công ty mình. Hãy nhanh tay liên hệ với 1Office để được các chuyên gia tư vấn tận tình.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại:

Hotline: 083 483 8888

Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone