Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp SME tại Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ, và xuất khẩu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ doanh nghiệp SME là gì và những đặc điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này. Hãy cùng 1Office khám phá câu trả lời ngay trong bài viết sau đây.
Mục lục
- Doanh nghiệp SME là gì?
- So sánh sự khác nhau giữa doanh nghiệp SME và Startup
- Vai trò của doanh nghiệp SME trong nền kinh tế hiện nay
- Tiêu chí phân loại doanh nghiệp SME theo quy mô
- Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp SME
- Chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp SME
- 1Office và “sứ mệnh” cung cấp giải pháp quản trị toàn diện cho các doanh nghiệp SME Việt Nam
Doanh nghiệp SME là gì?
SME là viết tắt của cụm từ “Small and Medium Enterprise,” dùng để chỉ những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp này thường có doanh thu, tài sản, hoặc số lượng nhân viên dưới một ngưỡng nhất định. SME đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt trong việc tạo ra việc làm và phân bổ nguồn nhân lực.
Trên thực tế, doanh nghiệp SME chiếm tới 95% tổng số các doanh nghiệp trên toàn thế giới và cung cấp việc làm cho khoảng 50% lực lượng lao động. Trong những năm gần đây, loại hình doanh nghiệp này đã phát triển mạnh mẽ cả trong nước và quốc tế.
Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp SME được phân loại như sau:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ: Có lượng lao động dưới 10 người.
- Doanh nghiệp nhỏ: Số lượng lao động từ 10 – 200 người, vốn dưới 20 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp vừa: Số lượng lao động từ 200 – 300 người, vốn từ 20 – 100 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia có thể áp dụng các tiêu chí riêng để xác định loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế của mình. Tại Việt Nam, ngoài quy mô nhân sự và vốn, còn có các yếu tố khác như lĩnh vực hoạt động, số lượng nhân viên tham gia bảo hiểm xã hội…
So sánh sự khác nhau giữa doanh nghiệp SME và Startup
SME (Small and Medium Enterprise) thường bị nhầm lẫn với Startup, nhưng thực tế, hai mô hình này có sự khác biệt rõ rệt.
Đặc điểm | Doanh nghiệp SME | Start-up |
Kích thước | Nhỏ và vừa | Siêu nhỏ hoặc nhỏ |
Tuổi đời | Đã hoạt động trên thị trường một khoảng thời gian (1-3 năm) | Mới thành lập |
Mô hình kinh doanh | Mô hình mới hoặc mô hình đã được chứng minh | Thường là mô hình sáng tạo mới |
Mục tiêu | Phát triển ổn định, có thể mở rộng thêm | Tốc độ tăng trưởng nhanh, có sự đột phá |
Lợi nhuận | Thường có lãi ngay từ đầu | Có thể lỗ trong thời gian đầu |
Khả năng cạnh tranh | Tương đối cao | Cao |
Yêu cầu vốn | Ít hơn | Nhiều hơn |
Hỗ trợ | Được các tổ chức và chính phủ hỗ trợ | Thường được các nhà đầu tư mạo hiểm hỗ trợ |
Ứng dụng công nghệ | Sử dụng công nghệ thông thường, nâng cấp khi cần | Sử dụng thiết bị tiên tiến để đạt mục tiêu cốt lõi |
Vai trò của doanh nghiệp SME trong nền kinh tế hiện nay
Đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế
Bằng cách gia tăng sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ, SME đóng góp lớn vào việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Đồng thời, SME giúp phân phối tài nguyên kinh tế một cách rộng rãi và công bằng hơn. Do thường hoạt động tại các khu vực nông thôn và vùng nghèo, SME tạo ra cơ hội kinh doanh và phát triển cho các cộng đồng địa phương, giúp giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các khu vực.
Tạo việc làm và giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp
Doanh nghiệp SME đang trở thành một xu hướng quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. SME tạo ra nhiều việc làm hơn so với các doanh nghiệp lớn do quy mô nhỏ và nhu cầu sử dụng ít vốn hơn. Điều này giúp giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo thu nhập ổn định cho người dân. Bằng cách đó, các doanh nghiệp SME không chỉ nâng cao đời sống kinh tế mà còn góp phần tích cực vào sự phát triển của xã hội.
Đa dạng hóa nền kinh tế thị trường
Hầu hết các công ty SME tập trung vào ngành bán lẻ – lĩnh vực đa dạng về mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh. Điều này mang lại nguồn cung dồi dào cho thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng. Sự phát triển này cũng thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp SME, tạo đòn bẩy cho nền kinh tế, nâng cao hiệu suất hoạt động và góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Khơi nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ tài năng
Những “gã khổng lồ” như: Google, Microsoft phần lớn bắt đầu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc thậm chí là start-up. Có thể thấy đội ngũ nhân sự của các doanh nghiệp SME thường có tuổi đời rất trẻ, và đây là lý do họ có nhiều ý tưởng sáng tạo và xuất sắc trong khởi nghiệp. Vì vậy, SME được ví như chiếc nôi nuôi dưỡng những tài năng trẻ, góp phần tạo ra những thay đổi tích cực cho nền kinh tế.
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương
SME thường duy trì mối liên kết chặt chẽ với các nhà cung ứng và khách hàng địa phương. Việc tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng địa phương làm tăng cường mối quan hệ kinh tế trong khu vực, thúc đẩy sự tương tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp SME còn có khả năng xuất khẩu sản phẩm và hàng hóa. Mở rộng thị trường xuất khẩu giúp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần vào việc cân bằng thương mại quốc tế.
Phát triển GDP quốc gia
Mặc dù các doanh nghiệp SME có quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ, chúng chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp hoạt động tại mỗi quốc gia. Do đó, tổng doanh số của các doanh nghiệp này đóng góp không nhỏ vào GDP. Cụ thể, các doanh nghiệp SME đóng góp từ 30% – 53% tổng thu nhập GDP và sản xuất từ 19% – 31% tổng lượng hàng xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Tiêu chí phân loại doanh nghiệp SME theo quy mô
Dưới đây là bảng phân loại doanh nghiệp theo lĩnh vực và quy mô:
Lĩnh vực | Doanh nghiệp siêu nhỏ | Doanh nghiệp nhỏ | Doanh nghiệp vừa |
Nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng và thủy hải sản | – Số lao động đóng BHXH bình quân hàng năm không vượt quá 10 người.
– Tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng hoặc doanh thu hàng năm không vượt quá 3 tỷ. |
– Số lượng lao động đóng bảo hiểm xã hội bình quân mỗi năm không vượt quá 100 người.
– Tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ hoặc doanh thu hàng năm không vượt quá 50 tỷ. |
– Doanh nghiệp không thuộc loại doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.
– Số lao động đóng BHXH bình quân hàng năm không vượt quá 200 người. – Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp không vượt quá 100 tỷ hoặc doanh thu hàng năm không vượt quá 200 tỷ. |
Thương mại và dịch vụ | – Số lao động đóng BHXH bình quân hàng năm không vượt quá 10 người.
– Tổng doanh thu hàng năm không vượt quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không vượt quá 3 tỷ đồng. |
– Số lao động đóng BHXH bình quân hàng năm không vượt quá 50 người.
– Tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ hoặc doanh thu mỗi năm không vượt quá 100 tỷ đồng. |
– Không thuộc loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.
– Số lượng lao động đóng bảo hiểm xã hội bình quân mỗi năm không vượt quá 100 người. – Doanh thu mỗi năm không vượt quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không vượt quá 100 tỷ đồng. |
Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp SME
Bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng phải đối mặt với cơ hội và thách thức trong quá trình hình thành và phát triển, và doanh nghiệp SME cũng không phải là ngoại lệ. Đặc biệt, trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường, SME càng phải đối diện với nhiều yếu tố cạnh tranh và cơ hội mới.
Cơ hội
Doanh nghiệp SME tại Việt Nam hiện đang có nhiều cơ hội phát triển:
- Thị trường và nguồn nhân lực dồi dào: Việt Nam có dân số đông và trẻ, với lực lượng lao động phong phú và chi phí nhân công thấp. Điều này giúp các doanh nghiệp SME dễ dàng tiếp cận và thu hút nhân tài.
- Ưu tiên ứng dụng công nghệ: Trong thời đại chuyển đổi số, các doanh nghiệp SME có cơ hội tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa quy trình.
- Đổi mới sáng tạo: SME thường có khả năng đổi mới và thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường, giúp họ tận dụng cơ hội mới và vượt qua các thách thức.
- Thị trường ngày càng lớn mạnh: Thị trường nội địa Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với dân số đông và thu nhập tăng. SME có thể mở rộng khách hàng và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng trong nước. Đồng thời, Việt Nam là đối tác với nhiều quốc gia, tạo cơ hội cho SME xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế.
- Sự hỗ trợ của Chính phủ: Chính phủ Việt Nam hiện có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp SME như vay vốn, ưu đãi thuế, đào tạo, và hỗ trợ phát triển thị trường.
Thách thức
Dù có nhiều cơ hội, doanh nghiệp SME cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình hoạt động:
- Khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng: Với quy mô nhỏ và tài sản thế chấp hạn chế, doanh nghiệp SME thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng từ các ngân hàng.
- Khả năng quản lý còn hạn chế: Nhiều doanh nghiệp SME thiếu trình độ quản lý và nhân lực chuyên môn, dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
- Khả năng cạnh tranh lớn: SME phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực mạnh, điều này gây khó khăn trong việc mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh.
- Thay đổi nhanh chóng của công nghệ: Công nghệ thay đổi liên tục yêu cầu doanh nghiệp SME phải cập nhật thường xuyên để không bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh.
- Khó khăn trong việc tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu: Mặc dù việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng hạn chế trong công nghệ sản xuất và thiếu hụt nhân lực khiến SME gặp khó khăn trong việc kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu và doanh nghiệp FDI.
- Lỗ hổng quản trị: Doanh nghiệp SME thường tập trung vào việc thúc đẩy doanh thu mà không chú trọng vào hệ thống vận hành, như cấu trúc nhân sự, quy trình, chính sách và văn hóa. Điều này có thể dẫn đến bộ máy vận hành rời rạc và dễ bị “đổ vỡ” khi mở rộng quy mô hoặc đối mặt với áp lực công việc lớn, ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên, đặc biệt là trong bối cảnh Gen Z gia nhập thị trường lao động.
- Lãnh đạo chệch hướng: Nhiều lãnh đạo SME thiếu năng lực lãnh đạo phù hợp và định hướng rõ ràng, điều này có thể làm giảm hiệu quả điều hành và ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên, khiến doanh nghiệp phải xem xét lại hướng đi của mình trong tương lai.
Chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp SME
Tận dụng lợi thế cạnh tranh
Doanh nghiệp SME cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình so với đối thủ cạnh tranh. Sử dụng mô hình ma trận SWOT sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ vị trí của mình trên thị trường và lập kế hoạch phù hợp để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức.
Khi đã xác định được thị trường và chân dung khách hàng, doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu mà chưa có bên nào khai thác. Cuối cùng, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín là rất quan trọng, không chỉ để thu hút khách hàng mà còn để giữ chân họ lâu dài.
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính
Với nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp SME cần phải quản lý tài chính một cách nghiêm ngặt. Để làm được điều này sao cho hiệu quả, các doanh nghiệp nên:
- Lập kế hoạch dự đoán chi phí và doanh thu theo từng tháng, quý, năm để có cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính.
- Quản lý chi phí và theo dõi dòng tiền một cách chặt chẽ để đảm bảo sử dụng nguồn lực hiệu quả.
- Xác định và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư phù hợp để hỗ trợ sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp.
- Sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý tài chính để đảm bảo tính chính xác và tối ưu hóa lợi nhuận, tránh sai sót và tăng cường hiệu quả quản lý.
Định hình văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững, đặc biệt đối với các doanh nghiệp SME. Ngay từ giai đoạn khởi đầu, lãnh đạo cần thiết lập hệ thống giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và tầm nhìn rõ ràng cho tổ chức.
Ngoài việc xây dựng một môi trường làm việc cởi mở và tuyển chọn nhân tài phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển (L&D) là rất quan trọng. Đầu tư này giúp nâng cao năng lực của nhân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Chuẩn hóa quy trình vận hành
Hệ thống vận hành chuẩn hóa giúp cải thiện hiệu quả công việc của nhân viên và tăng sự hài lòng của khách hàng. Đối với các doanh nghiệp SME, cần xây dựng quy trình và thủ tục làm việc chuẩn chỉnh để áp dụng trên toàn công ty.
Mặc dù việc này đòi hỏi thời gian, kiến thức, và kỹ năng, nhưng đó là yêu cầu cơ bản để doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược, mong muốn phát triển bền vững và xa hơn. Các quy trình trong doanh nghiệp có thể được phân chia thành bốn nhóm chính dựa trên chức năng:
- Quy trình quản lý hoạt động vận hành doanh nghiệp
- Quy trình quản lý khách hàng
- Quy trình cải tiến nâng cao sản phẩm và dịch vụ.
- Quy trình điều tiết với cơ quan quản lý nhà nước
Ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Nhiều công ty SME hiện nay đã nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của chuyển đổi số và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Để tiếp cận nhiều khách hàng hơn và nâng cao hiệu quả tiếp thị, SME nên phát triển các kênh bán hàng online và sử dụng các công cụ digital marketing để quảng bá thương hiệu và sản phẩm.
Bên cạnh đó, áp dụng các giải pháp công nghệ trong quản trị doanh nghiệp là rất cần thiết. Điều này giúp doanh nghiệp tự động hóa nhiều tác vụ thủ công, giảm thiểu sai sót trong vận hành, tối ưu hóa nguồn lực và giảm chi phí về nhân sự, thời gian và công sức. Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ có khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt hơn dựa trên dữ liệu (data-driven).
1Office và “sứ mệnh” cung cấp giải pháp quản trị toàn diện cho các doanh nghiệp SME Việt Nam
Sau 8 năm hoạt động và phát triển, 1Office đã khẳng định mình là nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp đáng tin cậy cho hơn 6000 doanh nghiệp SME tại Việt Nam.
Với sự thấu hiểu sâu sắc nhu cầu và các bài toán thiết yếu của SME, 1Office cung cấp các giải pháp phần mềm toàn diện, giúp giải quyết triệt để từng khía cạnh trong quản trị doanh nghiệp. Nền tảng 1Office bao quát toàn diện 4 khía cạnh quản trị, bao gồm: Quản trị công việc, Quản trị nhân sự, Quản trị marketing.
Tùy vào nhu cầu sử dụng và nguồn lực hiện có, doanh nghiệp SME có thể lựa chọn các phần mềm thiết thực để triển khai trước, bao gồm:
- 1Work: Cung cấp bộ công cụ quản lý công việc và giao tiếp nội bộ.
- 1HRM: Cung cấp bộ công cụ quản trị nguồn nhân lực công ty.
- 1CRM: Bộ công cụ quản lý marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Đặc biệt, 1Office luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng từ giai đoạn tư vấn và khảo sát, đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp đến triển khai thử nghiệm bước đầu.
Để nhận tư vấn và trải nghiệm demo các phần mềm của 1Office, vui lòng xem thêm thông tin [TẠI ĐÂY]
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về SME và vai trò quan trọng của mô hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế Việt Nam. Nếu bạn đang có thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số hotline 083 483 8888 hoặc gửi thư về Email: Support@1office.vn.
1Office chúc bạn kinh doanh thành công!