Bảo hiểm xã hội là điểm tựa tài chính cho người lao động trước những rủi ro trong cuộc sống, giúp họ yên tâm tập trung vào công việc. Bởi vậy việc xây dựng bảng tính bảo hiểm xã hội là công việc quan trọng của các kế toán và HR. Bảng tính bảo hiểm xã hội yêu cầu độ chuẩn xác tuyệt đối và phải tuân thủ đúng quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Trong bài viết dưới đây, 1Office sẽ cập nhật những quy định mới nhất về chế độ bảo hiểm xã hội 2022 cũng như hướng dẫn xây dựng bảng tính BHXH tự nguyện chi tiết, đầy đủ nhất.
Mục lục
1. Những quy định mới về Bảo hiểm xã hội 2022
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo ổn định đời sống và hỗ trợ người lao động trước những rủi ro như ốm đau, thai sản, mắc các bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động,…
Để xây dựng được bảng tính bảo hiểm xã hội chính xác, đảm bảo tuân thủ pháp luật thì trước hết doanh nghiệp cần phải cập nhật những thay đổi mới nhất trong quy định về Bảo hiểm xã hội năm 2022.
1.1. Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2022
Với người lao động Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp, quỹ BHXH sẽ do cả người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Mức đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động Việt Nam, căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 được quy định trong bảng sau:
>> Đọc thêm: Payroll là gì? Các căn cứ xây dựng Payroll HR cần nắm rõ |
1.2. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu (áp dụng từ 1/7/2022)
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH thì mức tiền lương tối thiểu đóng BHXH bắt buộc hàng tháng đối với người lao động chia theo các nhóm đối tượng được quy định như sau:
Ngoài ra, Nghị định 38/2022/NĐ-CP mới được ban hành gần đây đã có sự điều chỉnh về mức lương tối thiểu vùng, cụ thể mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm 6% từ tháng 7/2022. Điều này sẽ dẫn đến việc gia tăng mức tiền lương tối thiểu đóng BHXH bắt buộc, cụ thể trong bảng sau:
Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lương theo hệ số dễ hiểu và chuẩn xác nhất |
1.3. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa (áp dụng từ 1/7/2022)
Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định mức lương đóng BHXH tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
Căn cứ theo Nghị định 128/2020/QH14 thì mức lương cơ sở 2022 là 1,49 triệu đồng/tháng.
Vậy ta có thể tính được mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa là 1,49 triệu đồng x 20 tháng = 29,8 triệu đồng/tháng.
2. Lưu ý khi xây dựng bảng tính tiền Bảo hiểm xã hội
Bên cạnh những quy định cần nắm rõ, trong quá trình lập bảng tính Bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý những điều dưới đây.
Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH | Các khoản phụ cấp nhằm bù đắp các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động, sinh hoạt, tính chất phức tạp của công việc như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên,.. và các phụ cấp có tính chất tương tự khác. |
Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH | Các khoản phúc lợi như tiền ăn, phụ cấp xăng xe, điện thoại, tiền thưởng,… Và các khoản trợ cấp khác theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP. |
Đọc thêm: Cách xây dựng chế độ phúc lợi cho nhân viên hấp dẫn – Chìa khóa giữ chân nhân tài
3. Công thức tính Bảo hiểm xã hội mới nhất 2022
Bảng tính mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được xây dựng bằng cách lập công thức tính BHXH cho từng trường hợp cụ thể.
3.1. Công thức tính bảo hiểm xã hội hàng tháng
Khoản tiền đóng BHXH hàng tháng sẽ được tính dựa trên mức tiền lương tháng đóng BHXH, trong đó bao gồm 3 khoản:
- Mức lương;
- Phụ cấp lương;
- Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động
Mức tiền đóng BHXH hàng tháng được tính theo công thức sau:
3.2. Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần
Bảo hiểm xã hội 1 lần là chế độ mà người tham gia BHXH được hưởng sau 1 năm nghỉ việc hoặc ngừng tham gia BHXH và một số trường hợp đặc biệt khác.
Mức hưởng BHXH 1 lần sẽ được tính dựa trên số năm đã đóng BHXH và được chia thành 2 giai đoạn trước và sau 2014 như sau:
- Mức hưởng BHXH 1 lần bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với các năm trước năm 2014
- Mức hưởng BHXH 1 lần bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với các năm từ năm 2014 trở đi
Từ những quy định trên ta có công thức tính BHXH 1 lần như sau:
Ví dụ áp dụng:
Anh A tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 6 năm 3 tháng, mức bình quân tiền lương là 4.500.000 đồng. Anh A đóng bảo hiểm xã hội từ 11/2011 đến tháng 01/2018. Cụ thể
- Trước năm 2014, anh A đóng được 2 năm 2 tháng, 2 tháng đóng trước năm 2014 sẽ chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội sau năm 2014.
- Sau năm 2014, anh A đóng được 4 năm 1 tháng, cộng thêm 2 tháng lẻ trước 2014 chuyển sang, tổng là 4 năm 3 tháng.
Mức hưởng BHXH 1 lần của anh A là:
=(4.500.000 x 2 x 1,5) + (4.500.000 x 4,5 x 2) = 54.000.000
Trong trường hợp người lao động tham gia đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH 1 lần sẽ bằng bằng 22% mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa được hưởng sẽ bằng 02 tháng mức BQTL đóng BHXH.
Xem thêm: Quy trình tạm ứng lương cho nhân viên theo quy định mới nhất 2022 |
4. TẢI MIỄN PHÍ Mẫu bảng tính bảo hiểm xã hội mới nhất 2022
Việc xây dựng Bảng tính Bảo hiểm xã hội đòi hỏi sự tỉ mỉ và chuẩn xác trong từng con số. Vậy nên đây là công tác tốn rất nhiều thời gian của bộ phận nhân sự và kế toán. Nhằm giúp doanh nghiệp rút ngắn quy trình tính tiền bảo hiểm xã hội cho nhân viên, 1Office cung cấp đến bạn 02 mẫu Bảng tính BHXH chuẩn quy định mới nhất 2022 dưới đây.
Tải Bảng tính bảo hiểm xã hội hàng tháng TẠI ĐÂY
Tải Bảng Excel tính bảo hiểm xã hội 1 lần TẠI ĐÂY
5. Chuẩn hóa quy trình tính bảo hiểm xã hội với 1Office HRM
Quản lý bảo hiểm là công tác quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và đảm bảo đời sống cho người lao động để họ yên tâm làm việc. Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, các quy trình quản lý bảo hiểm và lập bảng tính BHXH trong doanh nghiệp đã được số hóa trên phần mềm, giúp doanh nghiệp tối ưu khâu quản lý và cắt giảm được những thao tác thủ công.
1Office HRM là một trong những phần mềm quản lý nhân sự chuyên nghiệp nhất trên thị trường hiện nay. Bên cạnh các tính năng nổi bật như quản lý hồ sơ nhân sự, quản lý tiền lương nhân viên, tuyển dụng & đào tạo thì phân hệ HRM cũng cung cấp tính năng quản lý bảo hiểm gắn với từng nhân sự cụ thể. Tính năng quản lý bảo hiểm bao gồm những tiện ích như:
- Lưu trữ những thông tin về bảo hiểm của nhân sự: Cho phép người quản lý thực hiện cài đặt thông số về tỷ lệ đóng (mặc định theo quy định), mức đóng cơ sở, ngày chốt tăng, giảm
- Gợi ý danh sách tăng, danh sách giảm mức đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật
- Theo dõi lịch sử đóng bảo hiểm của từng nhân sự theo từng tháng
- Xuất báo cáo nộp bảo hiểm, chiết xuất thông tin bảo hiểm để tính lương
- Đặc biệt, tất cả dữ liệu về bảo hiểm của nhân nhân đều được tự động link sang bảng lương để truy thu hoặc khấu trừ, không cần sao chép thủ công, tiết kiệm hàng nghìn giờ làm việc cho kế toán và nhân sự
Qua bài viết trên đây 1Office đã cung cấp cho bạn đọc công thức tính bảo hiểm xã hội cũng như bảng hệ số tính bảo hiểm xã hội chuẩn quy định pháp luật mới nhất 2022 và mang tới giải pháp quản lý bảo hiểm nhân sự tự động. Để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dùng thử phần mềm, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại:
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA