083.483.8888
Đăng ký

Một trong những báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp bao gồm báo cáo kết quả kinh doanh. Với loại báo cáo này cần phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, chi tiết, trình bày thông minh, khoa học và hiện đại. Vậy làm cách nào để lập bảng báo cáo cho doanh nghiệp được hiệu quả nhất? Cùng 1Office tìm hiểu trong bài viết này.

1. Hiểu về báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là ba báo cáo tài chính quan trọng được sử dụng để báo cáo kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu khái niệm và phạm vi sử dụng của mẫu báo cáo này:

Các thông tin về bảng báo cáo kinh doanh mới nhất 20224
Các thông tin về bảng báo cáo kinh doanh mới nhất 2024

1.1. Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

Báo cáo kết quả kinh doanh hay còn được gọi là báo cáo thu nhập là là một loại báo cáo tài chính của công ty trong một kỳ kế toán cụ thể. Nó còn được gọi là báo cáo lãi và lỗ hoặc báo cáo doanh thu và chi phí. Loại báo cáo này thu nhập chủ yếu tập trung vào doanh thu và chi phí của công ty trong một kỳ hạn nhất định. 

Công thức thường được sử dụng để tính toán trong báo cáo này như sau: 

Thu nhập ròng = (Tổng doanh thu + Lãi) – (Tổng chi phí + Lỗ) 

Trong đó, tổng doanh thu là toàn bộ các khoản tiền doanh thu có liên quan đến doanh nghiệp. Tổng chi phí bao gồm các loại chi phí phát sinh từ mọi hoạt động của công ty. 

1.2. Những ai sử dụng báo cáo kinh doanh

Có 2 nhóm người thường xuyên sử dụng báo cáo hoạt động kinh doanh, bao gồm:

  • Người nội bộ trong doanh nghiệp:

Ban Giám đốc công ty công ty sử dụng để nắm thông tin về tình hình kinh doanh và đưa ra quyết định nhằm thu lại lợi nhuận.

  • Người giám sát báo cáo tài chính từ các cơ quan khác:

Nhà đầu tư, chủ nợ và đối thủ cạnh tranh. Các nhà đầu tư kiểm tra xem công ty có được định vị để phát triển và sinh lời trong tương lai hay không. Các chủ nợ sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra xem công ty có đủ dòng tiền để thanh toán các khoản vay hoặc vay một khoản vay mới hay không. Các đối thủ cạnh tranh sử dụng chúng để biết chi tiết về các thông số thành công của một doanh nghiệp và biết về các lĩnh vực mà doanh nghiệp đang chi thêm một chút. Ví dụ: chi cho R&D.

1.3. Những thông tin cơ bản khác

Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được nộp cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch. Báo cáo này báo cáo thu nhập trong một khoảng thời gian cụ thể và ngay trong phần tiêu đề của báo cáo phải ghi rõ khoảng thời gian này. Ví dụ: Báo cáo hoạt động kinh doanh công ty X cho năm 2021 quý IV.

Người trình bày báo cáo phải tập trung vào 4 mục chính sau: Doanh thu, chi phí, lãi và lỗ. Tất cả các loại chi phí liên quan trong báo cáo không phân biệt tiền mặt hay các loại tiền không dùng tiền mặt. Nó bắt đầu từ doanh số bán hàng đến thu nhập ròng và cuối cùng là thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Về cơ bản, nó phản ánh cách doanh thu thuần mà công ty thực hiện được chuyển thành thu nhập ròng (lãi hoặc lỗ). Vậy cụ thể thì tầm quan trọng của báo cáo hoạt động kinh doanh này là gì?

Xem thêm:

2. Vai trò của báo cáo kết quả kinh doanh đối với hoạt động quản trị

Báo cáo thu nhập doanh nghiệp giúp các CEO quyết định xem họ có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu, giảm chi phí hay là cả hai. Đây cũng là một trong những loại báo cáo giúp các CEO có thể đưa ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Dựa trên phân tích của hơn 5000 doanh nghiệp trên toàn quốc, chúng tôi có tổng kết được tầm quan trọng của bản báo cáo kết quả kinh doanh như sau: 

Báo cáo phác họa tổng quan tình hình tài chính của hoạt động kinh doanh
Báo cáo phác họa tổng quan tình hình tài chính của hoạt động kinh doanh

2.1. Báo cáo thường xuyên 

Nếu các loại báo cáo tài chính khác được công bố hàng năm thì báo cáo thu nhập doanh nghiệp lại được tạo theo quý hoặc theo tháng. Do đó các CEO và nhà đầu tư có thể theo dõi chặt chẽ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định sáng suốt. Điều này cũng cho phép họ tìm ra và khắc phục các vấn đề kinh doanh nhỏ trước khi chúng trở nên lớn và tốn kém. Đây cũng là cơ sở để nhà quản trị có thể điều chỉnh mục tiêu doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của tổ chức.

2.2. Xác định chi phí 

Báo cáo này nêu rõ các chi phí trong tương lai hoặc bất kỳ khoản chi tiêu bất ngờ nào mà công ty phải chịu, bất kỳ lĩnh vực nào vượt quá hoặc dưới ngân sách. Các chi phí bao gồm tiền thuê tòa nhà, tiền lương và các chi phí chung khác. Khi một doanh nghiệp nhỏ bắt đầu phát triển, nó có thể thấy chi phí của nó tăng vọt. Các khoản chi phí này có thể liên quan đến việc thuê nhân công, mua nguồn cung cấp và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

2.3. Phân tích tổng thể về hoạt động quản trị doanh nghiệp

Dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh, các đơn vị ngân hàng hoặc các tổ chức khác có thể xem xét để cân nhắc các khoản đầu tư, cho vay. Chính vì thế, tầm quan trọng của báo cáo này không thể thiếu để giúp doanh nghiệp có thể thuận lợi hơn trên con đường phát triển doanh nghiệp.

Như vậy trong một bản báo cáo kinh doanh trong doanh nghiệp thì thường có cách đọc như thế nào để nhà quản trị nắm được các thông tin một cách hiệu quả và nắm bắt nhanh nhất?

Bài viết cung cấp cho bạn: Cách xây dựng báo cáo quản trị cho doanh nghiệp 

3. Ý nghĩa của các chỉ số trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Những thông tin sau đây được đề cập trong một báo cáo kết quả kinh doanh. Định dạng của tập tài liệu này có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu quy định, nhu cầu kinh doanh đa dạng và các hoạt động điều hành liên quan.

Các chỉ số trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Các chỉ số trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

3.1. Doanh thu hoặc doanh số bán hàng

Đây là phần đầu tiên trên báo cáo thu nhập và nó cung cấp cho bạn bản tóm tắt về tổng doanh số bán hàng của công ty. Doanh thu có thể được phân thành hai loại: hoạt động và không hoạt động.

Doanh thu hoạt động đề cập đến doanh thu mà một công ty đạt được bằng cách thực hiện các hoạt động chính như sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Doanh thu ngoài hoạt động có được bằng cách thực hiện các hoạt động kinh doanh không chính như lắp đặt, vận hành hoặc bảo trì hệ thống.

3.2. Giá vốn bán hàng

Giá vốn bán hàng là tổng chi phí bán hàng hoặc dịch vụ, nói cách khác là chi phí phát sinh để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. Các loại chi phí gián tiếp không nằm trong giá vốn bán hàng.

3.3. Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp được tính theo công thức sau = doanh thu thuần – tổng giá vốn bán hàng trong doanh nghiệp. Trong đó, doanh thu thuần là số tiền bạn mang về từ số hàng hóa đã bán. Còn giá vốn hàng bán là số tiền bạn đã bỏ ra để sản xuất hàng hóa đó.

3.4. Thu nhập

Thu nhập là kết quả của một sự kiện làm tăng thu nhập của doanh nghiệp bạn. Lợi nhuận cho biết số tiền mà công ty thu được từ các hoạt động kinh doanh khác nhau như bán một bộ phận đang hoạt động.

Tương tự như vậy, lợi nhuận thu được từ các hoạt động phi kinh doanh một lần cũng được tính vào lãi cho doanh nghiệp. Mặc dù lợi nhuận được coi là loại doanh thu thứ cấp, nhưng hai thuật ngữ này khác nhau. Doanh thu là khoản tiền mà công ty nhận được thường xuyên trong khi lợi nhuận có thể được hạch toán cho việc bán tài sản cố định.

3.5. Chi phí

Chi phí này là chi phí mà công ty phải trả để tạo ra doanh thu và phải nằm trong báo cáo kết quả kinh doanh. Chẳng hạn như khấu hao thiết bị, lương nhân viên và các khoản thanh toán cho nhà cung cấp. Có hai loại chính cho chi phí kinh doanh: chi phí hoạt động và chi phí không hoạt động.

Chi phí hoạt động là chi phí được tạo từ các hoạt động kinh doanh chính của công ty. Chi phí không hoạt động được tạo ra từ các hoạt động phát sinh.

3.6. Chi phí quảng cáo

Những chi phí này chỉ đơn giản là chi phí tiếp thị cần thiết để mở rộng việc tiếp cận tệp khách hàng hay mở rộng thị trường bán hàng mà thôi. Chúng bao gồm quảng cáo online và offline. 

3.7. Chi phí quản lý

Khấu hao đề cập đến việc phân bổ nguyên giá của một tài sản dài hạn trong suốt thời gian tồn tại của nó. Chi phí này không cần dùng tiền mặt nhưng nó lại nằm trong chi phí quan trọng để tồn tại một doanh nghiệp. Khấu hao chủ yếu thể hiện giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng hết trong một khoảng thời gian.

3.8. Khấu hao

Khấu hao đề cập đến việc phân bổ nguyên giá của một tài sản dài hạn trong suốt thời gian tồn tại của nó. Đây là một thỏa thuận quản lý nhằm xóa bỏ giá trị tài sản của công ty nhưng nó được coi là một giao dịch không dùng tiền mặt. Khấu hao chủ yếu thể hiện giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng hết trong một khoảng thời gian.

3.9. Thu nhập trước thuế và thu nhập ròng

Thu nhập trước thuế là thước đo hiệu quả hoạt động tài chính của công ty. Nó bắt buộc phải nằm trong báo cáo kết quả kinh doanh của bạn. Còn đối với lợi nhuận ròng là số tiền bạn kiếm được sau khi trừ đi các chi phí kinh doanh được cho phép. Nó được tính bằng cách trừ tổng chi phí khỏi tổng doanh thu.

Xem thêm: Lập kế hoạch là gì? Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp

4. Cách đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Để nắm bắt một cách nhanh nhất và rõ về về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cần có cách đọc báo cáo kết quả thu nhập thông minh. Ở đây chúng tôi có 3 phần chính giúp người dùng đọc báo cáo tổng thể hoạt động kinh doanh chuẩn xác:

  • Thứ nhất: Nắm được kết cấu, định dạng của báo cáo kinh doanh

Đối với mỗi doanh nghiệp sẽ có những bản báo cáo về hoạt động khác nhau và định dạng khác nhau. Tuy nhiên, chúng sẽ có chung một kết cấu như sau và bạn phải nắm được rõ: Kết quả từ các hoạt động chính yếu, kết quả từ hoạt động tài chính và các kết quả từ hoạt động khác.

  • Thứ 2: Hiểu chi tiết ý nghĩa của các tiêu chí trong báo cáo

Tức là khi bạn đọc bản báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh bạn phải nắm rõ từng nội dung, ý nghĩa của các tiêu chí nằm trong định dạng báo cáo này. Chẳng hạn, lợi nhuận gộp là gì, giá vốn bán hàng là gì và nó bao gồm những chỉ số nào…

  • Bước 3: So sánh, phân tích và đánh giá các chỉ số báo cáo kinh doanh

Bạn phải nắm được chỉ số của báo cáo tháng trước, quý trước hoặc năm trước để so sánh với bản báo cáo lần này. Từ đó dễ dàng đưa ra đánh giá và có quyết định đúng đắn cho kế hoạch sau này.

Vậy cụ thể khi lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm những tiêu chí, định dạng nào?

5. Mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Cùng tham khảo các mẫu báo cáo kết quả kinh doanh thông dụng được trình bày dưới đây.

Ví dụ:

Ví dụ mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200 của Bộ Tài chính
Ví dụ mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200 của Bộ Tài chính

>>>>> TẢI TẠI ĐÂY

  • Mẫu phụ lục BCKQKD
Mẫu phụ lục báo cáo hoạt động kinh doanh (Số liệu giả định)
Mẫu phụ lục báo cáo hoạt động kinh doanh (Số liệu giả định)

>>>>> TẢI TẠI ĐÂY

Ví dụ mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 133 của Bộ Tài chính
Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 133 của Bộ Tài chính

>>>> TẢI TẠI ĐÂY

Trên đây là những mẫu báo cáo kết quả kinh doanh được trình bày theo cách thông thường. Chính vì thế, nó có thể gây ra nhiều bất lợi về cách tính toán, cách xem không được khoa học và hiện đại. Bạn sẽ mất nhiều thời gian để có cái nhìn tổng quan nhất, tốn kém nguồn nhân lực vào bản báo cáo này, đôi khi lại không chính xác và phải sửa đổi bổ sung nhiều lần. 

Đó là lý do vì sao mà các hệ thống báo cáo kinh doanh thông minh hiện nay được ra đời để giúp ích cho các CEO, các C-level có thể lập các bản báo cáo kết quả kinh doanh nhanh chóng và khoa học.

6. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo 

Việc lập và trình bày báo cáo kết quả kinh doanh không chỉ đơn thuần là việc ghi chép số liệu mà còn là quá trình phản ánh trung thực và chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo bản báo cáo mang tính khách quan, đáng tin cậy, doanh nghiệp sẽ cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng như: 

Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo kết quả kinh doanh
Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo kết quả kinh doanh
  • Tuân thủ chuẩn mực kế toán: Báo cáo kết quả kinh doanh cần được lập theo đúng các quy định trong chuẩn mực kế toán quốc gia, cụ thể là “trình bày báo cáo tài chính” và các chuẩn mực liên quan khác. 
  • Phản ánh đầy đủ và trung thực: Mọi thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần được trình bày và cung cấp một cách trung thực, rõ ràng và đầy đủ. Những thông tin trọng yếu có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo, vì vậy thông tin cần được đảm bảo là chính xác, minh bạch. 
  • Thận trọng và chính xác: Trong quá trình lập báo cáo, bạn cần thận trọng trong việc xác định và ghi nhận số liệu. Báo cáo cần được lập trên cơ sở những bằng chứng đáng tin cậy và phải được kiểm tra kỹ lưỡng để hạn chế tối đa các sai lệch. 
  • Không ghi nhận các giao dịch nội bộ: Đối với các đơn vị thành viên trong doanh nghiệp, các khoản doanh thu, chi phí, lãi lỗ phát sinh từ các giao dịch nội bộ không được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh. Điều này nhằm tránh sự trùng lặp và đảm bảo tính trung thực trong báo cáo tài chính. 

7. Yêu cầu về về thông tin trên báo cáo kết quả kinh doanh 

Để đảm bảo chất lượng, tính minh bạch, chính sách của thông tin trong báo cáo, bạn sẽ cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Trung thực và hợp lý: thông tin trong báo cáo cần phản ánh đúng bản chất của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Người lập báo cáo không được phép phóng đại, bóp méo thông tin, nhằm đảm bảo cái nhìn chân thực nhất cho người sử dụng báo cáo.
  • Đầy đủ: Báo cáo cần cung cấp đầy đủ và toàn bộ các thông tin cần thiết liên quan đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt tình hình hiện tại của doanh nghiệp. 
  • Khách quan: Sự khách quan trong việc trình bày thông tin là yếu tố then chốt để đảm bảo rằng người đọc không bị tác động bởi những thông tin sai lệch. Mọi dữ liệu trong báo cáo cần được trình bày minh bạch, không thiên vị bất kỳ trường hợp nào. 
  • Xác minh được: Mọi thông tin trong báo cáo cần có cơ sở xác minh rõ ràng. Các dữ liệu được sử dụng trong báo cáo phải dựa trên những chứng từ, sổ sách và bằng chứng kế toán đáng tin cậy để đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy của báo cáo. 
  • Kịp thời và dễ hiểu: Báo cáo kết quả kinh doanh phải được lập và nộp đúng theo thời hạn quy định của pháp luật và doanh nghiệp. Điều này giúp các bên liên quan nắm bắt tình hình kịp thời và nhanh chóng. Ngoài ra, báo cáo cần được trình bày theo cấu trúc rõ ràng, khoa học với ngôn ngữ dễ hiểu để người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung

Bên cạnh những yêu cầu trên, người lập báo cáo cùng cần đảm bảo tính nhất quán và khả năng so sánh giữa các kỳ kế toán hoặc giữa các doanh nghiệp, giúp người sử dụng dễ dàng đánh giá và phân tích kết quả kinh doanh một cách hiệu quả. 

8. Lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh nhanh chóng trên phần mềm

Trên thị trường ngày nay có khá nhiều mẫu báo cáo có sẵn, tuy nhiên nếu bạn muốn rút ngắn thời gian làm việc mỗi ngày, rút ngắn những phiền phức do việc phân tích và đánh giá báo cáo kinh doanh của công ty lại thì có thể tham khảo phần mềm quản lý nghiệp vụ kinh doanh 1Office.

1Officegiải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp, là một trong những phần mềm quản lý công việc giúp toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp (các nhà lãnh đạo, cấp quản lý tầm trung, các leader, trưởng bộ phận và nhân viên kinh doanh) được kết nối trong một hệ sinh thái. Giải pháp này được tích hợp toàn bộ các công cụ quản lý, từ quản lý công việc, con người đến từng hoạt động kinh doanh cụ thể như: HRM – CRM – Workplace.

Lập báo cáo kinh doanh trên phần mềm đơn giản, nhanh chóng
Lập báo cáo kinh doanh trên phần mềm đơn giản, nhanh chóng

Trong đó phần mềm CRM là phân hệ quản lý nghiệp vụ kinh doanh từ A đến Z như: 

  • Toàn bộ hoạt động chạy marketing 
  • Toàn bộ hoạt động chăm sóc khách hàng 
  • Các hoạt động kinh doanh khác 
  • Toàn bộ thông tin về dòng tiền của doanh nghiệp: thu chi ra sao cho từng hoạt động cụ thể. 
  • Quản lý và giám sát toàn bộ thông tin, chỉ số về sản phẩm, kho hàng. 
  • Báo cáo tự động và thông minh với Dashboard khoa học. 

Trong đó, báo cáo kết quả kinh doanh trên tính năng Dashboard của 1Office giúp bạn có thể: 

  • Thiết lập công thức có sẵn cho mọi loại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 
  • Tổng hợp và phân tích theo dữ liệu được cập nhật hàng ngày, hàng giờ. 
  • Tự tổng hợp và đưa ra báo cáo cuối cùng theo kỳ hạn như theo tháng, theo quý, theo năm. 
  • Lưu trữ mãi mãi trên phần mềm giúp bạn dễ dàng so sánh với các dữ liệu khác.

9. Một số câu hỏi thường gặp

9.1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh cần lấy nguồn số liệu từ đâu?
Báo cáo kết quả kinh doanh được lập dựa trên các sổ kế toán của doanh nghiệp. cụ thể, số liệu từ các tài khoản từ loại 5 đến loại 8 sẽ được sử dụng để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

9.2. Khi đọc báo cáo kết quả kinh doanh cần chú ý điều gì? 

Trong quá trình đọc và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, người sử dụng cần chú ý tới 3 yếu tố sau: 

  • Kết cấu của báo cáo: Người đọc cần hiểu rõ kết cấu của báo cáo nhằm nắm bắt và tiếp cận đúng thông tin. Thông thường, một bản báo cáo kết quả kinh doanh sẽ bao gồm 3 phần chính: Kết quả từ hoạt động kinh doanh, kết quả từ hoạt động tài chính và kết quả từ các hoạt động khác. 
  • Ý nghĩa của các chi tiêu: Hiểu đúng và đủ ý nghĩa của các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo là yếu tố đặc biệt quan trọng để người đọc đưa ra các đánh giá chính xác về tình hình kinh doanh. 
  • Phân tích và so sánh: So sánh các kết quả, chỉ tiêu cùng kỳ hoặc với các doanh nghiệp cùng ngành sẽ giúp bạn đưa ra những nhận định và dự đoán về xu hướng kinh doanh trong tương lai một cách chính xác hơn. 

9.3. Làm thế nào để phân tích báo cáo kết quả kinh doanh một cách hiệu quả? 

Để phân tích báo cáo kết quả kinh doanh một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo và thực hiện các bước sau:

  • Phân nhóm doanh thu và chi phí: Việc phân chia các khoản doanh thu, chi phí thành các nhóm nhỏ hơn sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và phân tích các biến động. Ví dụ: doanh thu có thể được chia thành doanh thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính; chi phí có thể chia thành chi phí sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
  • Tính toán tỷ trọng: Sau khi hoàn tất việc phân nhóm, người lập báo cáo cần tính toán tỷ trọng của từng khoản doanh thu và chi phí trong tổng số. Tỷ trọng này sẽ giúp bạn đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục đến kết quả kinh doanh tổng thể. 
  • So sánh với cùng kỳ: So sánh các chỉ tiêu tài chính với cùng kỳ của các năm trước sẽ giúp bạn đánh giá sự tăng trưởng hoặc suy giảm của doanh nghiệp, từ đó nhận định về những biến động trọng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tổng kết

Báo cáo kết kinh doanh cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp. Chúng bao gồm hoạt động của công ty, hiệu quả của các hoạt động ấy, những rủi ro có thể xói mòn lợi nhuận và liệu công ty có theo đúng định hướng hay không. Chính vì thế, lựa chọn cho mình giải pháp tiện ích để tiết kiệm thời gian và chi phí điều hành doanh nghiệp là lựa chọn hàng đầu ngay bây giờ.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ qua:

Hotline: 083 483 8888

Fanpage 1Office: https://www.facebook.com/1officevn

Youtube: https://www.youtube.com/c/1OfficeNềntảngquảnlýtổngthểDoanhNghiệp 

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone