Đăng ký

Báo cáo nội bộ là văn bản thường được phòng kế toán dùng để thống kê sổ sách, chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Trong bài viết này, hãy cùng 1Office chúng tôi tìm hiểu về các mẫu Báo cáo nội bộ chuẩn form theo Bộ Tài chính yêu cầu.

I. Báo cáo nội bộ là gì?

1. Khái niệm

Báo cáo nội bộ hay còn có tên gọi khác là báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ. Đây là văn bản được doanh nghiệp sử dụng để báo cáo về tình hình kinh doanh của tổ chức. Một số khoản thu, chi được đề cập trong bản báo cáo này như: tình hình doanh thu, tình hình hàng tồn kho, các khoản thu/ chi nội bộ doanh nghiệp, lợi nhuận,…

2. Các loại Báo cáo nội bộ phổ biến

Thông thường, khi xây dựng, doanh nghiệp sẽ chia thành 4 bảng báo cáo riêng biệt: 

  • Báo cáo tài chính nội bộ của doanh nghiệp
  • Báo cáo hàng tồn kho nội bộ doanh nghiệp
  • Báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm,…
  • Báo cáo tăng giảm tài sản cố định của doanh nghiệp

Tìm hiểu thêm: Mẫu báo cáo tiến độ công việc cập nhật mới nhất

II. Hướng dẫn lập báo cáo nội bộ về tình hình kinh doanh của tổ chức

1. Những nội dung cần phải có khi thực hiện lập báo cáo

Trong thời điểm hiện tại, báo cáo nội bộ được xây dựng theo form chuẩn theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Nhìn chung, một bản báo cáo sẽ bao gồm các nội dung chính: 

  • Doanh thu từ việc bán hàng, thu được từ việc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ
  • Các khoản giảm trừ doanh thu
  • Số vốn bỏ ra phục vụ cho các khâu hỗ trợ sản phẩm
  • Doanh thu từ các hoạt động tài chính: thu nhập từ các hoạt động đầu tư, thu hồi, thanh khoản các gói vay nợ,…
  • Chi phí lãi vay
  • Chi phí trả công nhân viên
  • Chi phí phục vụ cho việc bán hàng,…
  • Các khoản thuế mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thực hiện
Nội dung của mẫu báo cáo nội bộ - Theo Bộ Tài chính yêu câu
Nội dung của báo cáo nội bộ – Theo Bộ Tài chính yêu câu

Đọc thêm: Hệ thống báo cáo kinh doanh thời 4.0 xây dựng nhanh chóng giúp tối ưu hoạt động quản trị

2. Hướng dẫn thực hiện báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ 

Một bản báo cáo đúng form chuẩn sẽ gồm 5 cột:

  • Cột 01: Các chỉ tiêu được đề cập trong bản báo cáo.
  • Cột 02: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng đã nếu ở cột 01.
  • Cột 03: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính theo quý/ năm của doanh nghiệp.
  • Cột 04: Tổng số phát sinh của chi tiêu đó trong kỳ báo cáo.
  • Cột 05: So sánh số liệu của năm trước.
Mẫu báo cáo nội bộ chuẩn form
Mẫu báo cáo nội bộ chuẩn form
Đọc thêm: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh: Ý nghĩa của các chỉ số và cách đọc báo cáo chính xác

III. 5 mẫu báo cáo nội bộ chuẩn form theo thông tư 200/2014/TT-BTC

1. Mẫu báo cáo tình trạng hàng tồn kho

Thông thường, Nhóm hàng tồn kho sẽ bao gồm các mục: Hàng mua đang đi đường, Nguyên vật liệu, Công cụ, dụng cụ, Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, Thành phẩm, Hàng hóa, Hàng gửi đi bán

Mẫu báo cáo tồn kho tổng quát
Mẫu báo cáo tồn kho tổng quát
Mẫu báo cáo tồn kho chi tiết mục vật liệu, dụng cụ theo form chuẩn theo đúng quy định của Bộ Tài Chính
Mẫu báo cáo tồn kho chi tiết mục vật liệu, dụng cụ theo form chuẩn theo đúng quy định của Bộ Tài Chính

2. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Form chuẩn của mẫu báo cáo này như sau:

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh

Có thể nói, bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh này sẽ nêu lên toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp theo quý/ theo năm. Nhìn trong ảnh demo đã nêu trên, hai mục đánh dấu (*) chỉ được áp dụng đối với công ty cổ phần.

Bạn sẽ quan tâm: Mẫu báo cáo kết quả công việc chuẩn form

3. Báo cáo tăng giảm TSCĐ dùng trong nội bộ chuẩn form

Thông thường, mẫu báo cáo này sẽ gồm các đầu mục như: Số tài sản cố định đầu năm, số TSCĐ tăng trong năm, số giảm trong năm và tổng kết số TSCĐ cho tời thời điểm cuối năm.

Mẫu báo cáo tăng giảm TSCĐ - 1 trong những loại hình báo cáo nội bộ phổ biến
Mẫu báo cáo tăng giảm TSCĐ – 1 trong những loại hình báo cáo nội bộ phổ biến

4. Mẫu báo cáo nội bộ cho doanh nghiệp SMEs

Trong bài viết này, chúng tôi xin cung cấp cho độc giả ví dụ về Mẫu báo cáo nội bộ cho doanh nghiệp SMEs cụ thể hơn là loại hình sản phẩm máy công nghiệp như:

mẫu báo cáo nội bộ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mẫu báo cáo cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

5. Báo cáo công nợ nội bộ cho doanh nghiệp

Đây là loại hình báo cáo được tạo ra giúp cho tổ chức có thể chủ động trong việc kiểm soát cũng như quản lý chặt chẽ các khoản nợ phải thu, nợ đến hạn, nợ phải trả,… từ đó có thể giúp nhà quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sử dụng dòng tiền, quản lý tài chính một cách phù hợp, hiệu quả. 

Báo cáo công nợ được sử dụng phổ biến
Báo cáo công nợ được sử dụng phổ biến

IV. Theo dõi kết quả kinh doanh với phần mềm CRM

1Office là một trong những giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp giúp toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp (các nhà lãnh đạo, cấp quản lý tầm trung, các leader, trưởng bộ phận và nhân viên kinh doanh) được kết nối với nhau.

Ta có thể rút ra rằng, khi sử dụng 1Office CRM, doanh nghiệp sẽ nhận được hàng loạt những lợi ích như:

  • Theo dõi hàng loạt báo cáo một cách tự động: Báo cáo bán hàng, mua hàng, thu chi,…
  • Theo dõi tiến độ dự án, hiệu quả hoạt động của hàng loạt dự án Marketing
  • Theo dõi ngân sách được chi, số tiền đã chi đối với từng dự án cụ thể,…
  • Tối ưu hóa quy trình bán hàng, “Chuẩn hóa” quy trình bán giúp tối đa năng suất của người lao động, quản lý. 

Qua bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về Mẫu báo cáo nội bộ được sử dụng trong doanh nghiệp. Hy vọng với những mẫu báo cáo trên sẽ giúp bạn nhanh chóng tạo một báo cáo công việc nhanh chóng, dễ dàng và đạt hiệu quả cao.

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone