083.483.8888
Đăng ký

Cách tính thời gian hoàn vốn là một phương pháp quan trọng mà các nhà quản lý, nhà đầu tư phải “nằm lòng” nếu muốn thẩm định dự án đầu tư một cách khôn ngoan. Cách tính thời gian hoàn vốn cho phép nhà quản trị đánh giá, so sánh cơ hội đầu tư và tiềm năng sinh lời giữa các dự án để đưa ra quyết định chuẩn xác nhất, hạn chế tối đa rủi ro. Với mong muốn giúp doanh nghiệp phát triển các chiến lược đầu tư hiệu quả, 1Office cung cấp đến bạn công thức tính thời gian hoàn vốn cùng ví dụ thực tế trong bài viết sau.

1. Thời gian hoàn vốn là gì? Vì sao cần phải tính thời gian hoàn vốn ?

Thời gian hoàn vốn (Payback Period – PP)

Thời gian hoàn vốn (PP) là khoảng thời gian cần thiết để thu hồi chi phí của các khoản đầu tư ban đầu cho dự án. Hiểu một cách đơn giản thì đó là khoảng thời gian mà dự án đạt đến điểm hòa vốn. Khi đó, doanh thu thuần từ việc đầu tư mang lại đã đủ để bù đắp cho các khoản phí bỏ ra ban đầu.

Về bản chất, thời gian hoàn vốn phải nhỏ hơn hoặc bằng ngưỡng thời gian hoàn vốn yêu cầu để đảm bảo điều kiện thực hiện dự án. Những dự án có thời gian hoàn vốn càng ngắn thì càng hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư.

Xác định thời gian hoàn vốn giúp nhà quản lý thẩm định dự án chuẩn xác
Xác định thời gian hoàn vốn giúp nhà quản lý thẩm định dự án chuẩn xác

Cách tính thời gian hoàn vốn là chỉ số phổ biến được sử dụng trong các công tác thẩm định và quản lý dự án. Các nhà đầu tư và nhà quản lý dự án thường sử dụng cách tính thời gian hoàn vốn như một công cụ hữu hiệu để:

  • Đánh giá mức độ rủi ro của dự án: Công tác đánh giá mức độ rủi ro là một trong những bước quan trọng nhất khi thẩm định hoặc lập kế hoạch dự án. Một dự án kéo dài quá lâu đồng nghĩa với việc dòng tiền bị “kẹt lại” và không có cơ hội sử dụng để tái đầu tư. Vì vậy cách tính thời gian hoàn vốn giúp xác định tính thanh khoản của dự án, từ đó cho doanh nghiệp biết được mức độ rủi ro của dự án cao hay thấp để có thể lường trước được những biến cố có thể xảy ra.
  • Lựa chọn dự án đầu tư tốt nhất: Chỉ số thời gian hoàn vốn cung cấp cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp những thông tin giá trị về các khoản đầu tư tiềm năng và giúp họ quyết định lựa chọn dự án nào mang lại lợi tức đầu tư (ROI) tốt nhất.
  • Lập kế hoạch dự án hiệu quả: Chỉ số này cũng được sử dụng như một công cụ để lập ngân sách vốn cho dự án. Bằng cách tính thời gian hoàn vốn, nhà quản lý dự án sẽ có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sao cho tối ưu nhất và xác định được tiềm năng của dự án.

2. 4 Cách tính thời gian hoàn vốn của dự án (Công thức + ví dụ)

Cách tính thời gian hoàn vốn chuẩn xác nhất
Cách tính thời gian hoàn vốn chuẩn xác nhất

2.1. Cách tính thời gian hoàn vốn không chiết khấu

Trường hợp 1: Dự án đầu tư có dòng tiền đều

Nếu dự án đầu tư tạo ra dòng tiền thu nhập đều đặn qua các năm thì công thức tính thời gian hoàn vốn như sau:

Công thức tính thời gian hoàn vốn không chiết khấu
Công thức tính thời gian hoàn vốn không chiết khấu

Với phương pháp này, thời gian hoàn vốn dự kiến được tính bằng cách lấy số tiền ban đầu của khoản đầu tư được chia cho dòng tiền hàng năm mà khoản đầu tư ấy tạo ra.

Ví dụ: Nếu một công ty đầu tư 1.000.000 USD vào để cải tạo thiết bị cũ; dự kiến sẽ tạo ra 250.000 USD doanh thu mỗi năm, thì áp dụng công thức tính thời gian hoàn vốn ta sẽ được:

1.000.000 USD / 250.000 USD = 4 (năm)

Nếu họ có một lựa chọn khác là đầu tư 1.000.000 USD mua thiết bị mới và dự kiến sẽ tạo ra doanh thu 280.000 USD mỗi năm, thì thời gian hoàn vốn của phương án này sẽ là:

1.000.000 USD / 280.000 USD = 3,57 năm

Vì phương án thứ hai có thời gian hoàn vốn ngắn hơn nên đây có thể là sự lựa chọn tốt hơn cho công ty.

Trường hợp 2: Dự án đầu tư có dòng tiền biến đổi qua các năm

Trong trường hợp dự án tạo ra dòng tiền thu nhập không ổn định qua các năm, cách tính hoàn vốn đầu tư sẽ được thực hiện qua các bước:

Bước 1. Xác định dòng tiền tích lũy theo từng năm bằng cách cộng dồn vốn ban đầu bỏ ra với thu nhập từ đầu tư mang lại qua các năm.

Bước 2. Cộng dồn dòng tiền tích lũy và dừng lại ở năm bắt đầu dương vì tại một thời điểm trong năm này đã bắt đầu hoàn vốn. Từ đó sử dụng công thức tính thời gian hoàn vốn như sau:

Công thức tính thời gian hoàn vốn không chiết khấu
Công thức tính thời gian hoàn vốn không chiết khấu

Ví dụ cụ thể: Một công ty đang xem xét đầu tư 550.000 USD để xây dựng nhà xưởng. Dòng tiền dự kiến như sau:

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
$ 75.000 $ 140.000 $ 200.000 $ 110.000 $ 60.000

Thực hiện cộng dòng tiền tích lũy theo từng năm:

  • Năm 0: – 550.000
  • Năm 1: – 550.000 + 75.000 = – 475.000
  • Năm 2: – 475.000 + 140.000 = – 335.000
  • Năm 3: – 335.000 + $ 200.000 = – 135.000
  • Năm 4: – 135.000 + 110.000 = – 25.000
  • Năm 5: – 25.000 + 60.000 = 35.000

Tại năm thứ 5 dòng tiền đã bắt đầu dương cho nên đây là năm hoàn vốn của dự án. Năm trước năm hoàn vốn là Năm 4, do đó áp dụng công thức tính thời gian hoàn vốn như sau

4 + (25.000 / 60.000) = 4,42

Vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 4,42 năm.

Đọc thêm: Các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhà quản trị cần nắm rõ [Công thức và ý nghĩa]

2.2. Cách tính thời gian hoàn vốn chiết khấu (DPP)

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là phương pháp xác định khoảng thời gian thu hồi vốn cho toàn bộ khoản đầu tư ban đầu có tính đến yếu tố giá trị hiện tại của dòng tiền. Để tính được thời gian hoàn vốn, cần thực hiện qua 2 bước sau:

Bước 1. Tiến hành chiết khấu tất cả dòng tiền dự kiến thu được trong tương lai về giá trị ở thời điểm hiện tại theo công thức:

Chiết khấu dòng tiền về thời điểm hiện tại
Chiết khấu dòng tiền về thời điểm hiện tại
  • k = % chiết khấu
  • n = khoảng thời gian của dòng tiền

Bước 2. Áp dụng cách tính hoàn vốn đầu tư tương tự như thời gian hoàn vốn không chiết khấu trên dòng tiền đã được chiết khấu về thời điểm hiện tại.

Công thức tính thời gian hoàn vốn không chiết khấu
Công thức tính thời gian hoàn vốn không chiết khấu

Ví dụ: Một dự án đầu tư có dòng tiền dự kiến như sau:

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
-1000 500 400 300 100

Biết rằng lãi suất chiết khấu là 10%, tính thời gian hoàn vốn của dự án.

Thực hiện chiết khấu dòng tiền dự kiến của dự án về thời điểm hiện tại ta thu được bảng sau:

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
-1000 454,55 330,56 225,39 68,3

Thực hiện cộng dòng tiền tích lũy theo từng năm, ta sẽ xác định được dự án sẽ hoàn vốn vào năm thứ 3. Vậy năm 2 là năm trước năm hoàn vốn, do đó thời gian hoàn vốn của dự án này sẽ là:

DPP = 2 + 214,89/225,39 = 2,95 năm

Vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 2,95 năm.

2.3. Cách tính thời gian hoàn vốn theo tháng

Với những dự án đầu tư nhỏ có vòng đời thực hiện được tính bằng tháng thì cách tính thời gian hoàn vốn theo tháng sẽ được áp dụng. Chỉ số được sử dụng trong trường hợp này sẽ là chỉ số Thời gian hoàn vốn CAC. Cách tính thời gian hoàn vốn theo tháng thường được sử dụng trong các dự án Marketing và dự án kinh doanh để đo lường hiệu quả tiếp thị.

Thời gian hoàn vốn CAC (CAC Payback Period) là thời gian thu hồi vốn cần thiết bù đắp cho khoản chi phí bỏ ra để có được khách hàng. Các nhà đầu tư thường rất quan tâm đến chỉ số cơ bản này vì nó cung cấp một cái nhìn chính xác về tiềm năng phát triển của một công ty.

Một doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động tốt nếu thời gian hoàn vốn CAC nằm trong khoảng từ 5 đến 12 tháng. Thời gian hoàn vốn càng dài thì càng mất nhiều thời gian để tạo ra lợi nhuận từ khách hàng.

Công thức

Công thức tính thời gian hoàn vốn theo tháng
Công thức tính thời gian hoàn vốn theo tháng

Ví dụ: Nếu công ty bỏ ra 200 USD cho mỗi khách hàng mới và họ sẽ trả một khoản 20 USD vào mỗi tháng, thì thời gian thu hồi vốn của doanh nghiệp là:

$ 200 / $ 20 = 10 tháng

Tuy nhiên, nếu khách hàng rời bỏ dịch vụ trước tháng thứ mười, lợi nhuận mang lại sẽ không đủ để bù đắp chi phí bỏ ra.

>> Tham khảo thêm: Vốn lưu động là gì? Công thức tính và phương pháp quản lý vốn lưu động

3. Những chú ý khi áp dụng cách tính thời gian hoàn vốn

3.1. Ưu điểm và hạn chế của cách tính thời gian hoàn vốn

Ưu điểm

  • Thời gian hoàn vốn rất đơn giản để hiểu và tính toán.
  • Cung cấp thông tin thiết yếu để thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư tốt, mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp
  • Công cụ đo lường rủi ro hiệu quả, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có vốn đầu tư ít và doanh nghiệp hoạt động trong môi trường biến động.

Hạn chế

  • Thời gian hoàn vốn không tính đến những giá trị khác mà khoản đầu tư có thể mang lại, chẳng hạn như quan hệ với đối tác hoặc nhận thức về thương hiệu. Điều này có thể dẫn đến việc các nhà đầu tư bỏ qua lợi ích dài hạn của khoản đầu tư vì họ quá tập trung vào ROI ngắn hạn.
  • Phương trình thời gian hoàn vốn cũng không tính đến những ảnh hưởng khác mà một khoản đầu tư có thể tác động. Ví dụ: Một thiết bị mới có thể yêu cầu một lượng điện với công suất lớn để đạt được mục tiêu hoàn vốn.
  • Một hạn chế khác của thời gian hoàn vốn là nó không tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ. Bởi lẽ cùng một khoản tiền sẽ có nhiều giá trị hơn trong tương lai so với do số tiền lãi mà nó có thể tạo ra ở hiện tại. Đây là một trong những lý do mà thời gian hoàn vốn ngắn thường làm cho một khoản đầu tư trở nên hấp dẫn hơn.

3.2. Một số lưu ý

  • Khi xem xét và thẩm định dự án, nếu thời gian hoàn vốn càng được rút ngắn thì tính thanh khoản của dự án càng cao và rủi ro càng thấp
  • Theo quy tắc, thời gian hoàn vốn tốt nhất là thời gian ngắn nhất có thể. Tuy nhiên không nên bỏ qua yếu tố bối cảnh của dự án để có được một góc nhìn khách quan nhất. Ví dụ, với một dự án xây cầu đường thời gian hoàn vốn có thể kéo dài đến hàng chục năm trong khi một dự án cải tạo chỉ tốn 5 năm hoặc ít hơn để có thể hoàn vốn.
  • Muốn thẩm định dự án đầu tư một cách toàn diện thì nhà quản lý cần phải kết hợp đánh giá thời gian hoàn vốn cùng những chỉ số như NPV, IRR, MIRR để có được bức tranh tổng quan nhất của dự án. Những chỉ số tài chính này sẽ giúp khắc phục được những hạn chế của cách tính thời gian hoàn vốn

Xem thêm: Cách tính định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng chính xác, dễ áp dụng

4. Thẩm định dự án đầu tư kết hợp cách tính thời gian hoàn vốn với các chỉ số tài chính khác

4.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Giá trị hiện tại ròng NPV là tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền dự kiến tạo ra trong tương lai theo một lãi suất chiết khấu nhất định trừ khoản đầu tư ban đầu của dự án

Công thức

Công thức tính NPV
Công thức tính NPV

Trong đó:

  • CF = dòng tiền
  • t = khoảng thời gian dự án
  • k = chi phí sử dụng vốn
  • I = chi phí đầu tư ban đầu

NPV được sử dụng trong công tác lập ngân sách vốn và kế hoạch đầu tư để phân tích khả năng sinh lời của một khoản đầu tư hoặc dự án dự kiến. Chỉ số NPV thể hiện giá trị gia tăng của khoản đầu tư có xem xét đến yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ.

4.2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là một chỉ được sử dụng trong thẩm định dự án để ước tính khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng. IRR là tỷ lệ chiết khấu mà ở đó giá trị hiện tại ròng NPV của tất cả các dòng tiền bằng 0.

Công thức:

Công thức tính IRR
Công thức tính IRR
  • CF = dòng tiền
  • t = khoảng thời gian dự án
  • IRR = tỷ suất hoàn vốn
  • I = chi phí đầu tư ban đầu

Chỉ số IRR cho biết khả năng sinh lời thực sự của dự án và chỉ số này chỉ thay đổi khi các yếu tố nội tại – tức là dòng tiền thay đổi.

4.3. Tỷ suất nội hoàn điều chỉnh (MIRR)

Tỷ suất nội hoàn điều chỉnh (MIRR) giả định rằng các dòng tiền dương tạo ra trong các năm thực hiện của dự án được tái đầu tư theo giá vốn của doanh nghiệp. Ngược lại, tỷ suất hoàn vốn nội bộ truyền thống (IRR) giả định dòng tiền từ một dự án được tái đầu với chi phí bằng chính tỷ lệ IRR. Do đó, chỉ số MIRR phản ánh chính xác hơn về chi phí và lợi nhuận của một dự án.

Công thức

Công thức tính MIRR
Công thức tính MIRR
  • CF = dòng tiền
  • MIRR = tỷ suất nội hoàn điều chỉnh
  • k = chi phí sử dụng vốn
  • n = năm thực hiện dự án

5. Quản lý dự án chuyên nghiệp, nâng cao hiệu suất với phần mềm 1Office

Lựa chọn được dự án đầu tư phù hợp, tối đa hóa lợi nhuận đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã đi được một nửa chặng đường. Tuy nhiên yếu tố quyết định đến sự thành bại của dự án nằm ở cách thức doanh nghiệp vận hành, quản lý dự án ra sao.

1Office là phần mềm quản lý dự án chuyên nghiệp nhất trên thị trường hiện nay. 1Office với bộ tính năng ưu việt giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình quản lý dự án hiệu quả, đem lại hiệu suất cao nhất:

  • Lập kế hoạch dự án: Tạo mới và chỉnh sửa dự án dễ dàng, phân bổ nguồn lực cho từng thành viên thực hiện theo phòng ban, đội nhóm
  • Quản lý & theo dõi dự án: Theo dõi chi tiết tiến độ thực hiện dự án. Cập nhật trạng thái thực hiện dự án: Hoàn thành, Đang thực hiện, Hủy,…
  • Báo cáo & đánh giá dự án: Thống kê chi tiết các chỉ số thực hiện của dự án theo thời gian thực: số lượng công việc hoàn thành, ngân sách dự án, % thực hiện dự án,…

Nhận tư vấn miễn phí

Qua bài viết trên, 1Office đã cung cấp đến bạn cách tính thời gian hoàn vốn và giải pháp công nghệ giúp tối ưu hóa quy trình quản lý dự án trong doanh nghiệp. Để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dùng thử phần mềm quản lý nhân sự và tính lương 1Office, Quý Doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone