Chi phí quản lý dự án đầu tư là yếu tố quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch cũng như thành công của mỗi dự án. Có thể thấy rằng những nhà quản lý dự án luôn muốn tối ưu chi phí cho từng đầu việc để thực hiện dự án hiệu quả. Vậy làm thế nào để tính định mức chi phí quản lý dự án xây dựng đơn giản, hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Mục lục
I. Chi phí quản lý dự án xây dựng gồm những khoản chi phí nào?
Xác định chi phí quản lý dự án là khoản chi tối đa cần bỏ ra để quản lý dự án phù hợp với thời gian, phạm vi công việc đã được xem xét, xét duyệt của dự án.
Chi phí quản lý dự án xây dựng được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm hoặc lập dự toán phù hợp với hình thức tổ chức quản lý dự án, thời gian thực hiện dự án, quy mô và đặc điểm công việc.
Theo quy định tại khoản 2, điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, chi phí quản lý dự án bao gồm các nội dung sau:
- Tiền lương cho cán bộ quản lý dự án, tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng, các khoản phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp.
- Chi phí áp dụng khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án.
- Chi phí thanh toán các dịch vụ công cộng.
- Khoản chi vật tư văn phòng phẩm.
- Chi phí cho tuyên truyền, liên lạc.
- Chi phí tổ chức các hội nghỉ có liên quan đến dự án.
- Công tác phí.
- Chi phí thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án.
- Các chi phí dự phòng khác.
Xem ngay: Mô hình quản lý dự án là gì? Cách lựa chọn mô hình quản lý dự án chính xác nhất
II. Các quy định về xác định chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng
Để mọi chi phí quản lý dự án được hợp lý cũng như mọi thành viên của dự án đều được đảm bảo cân bằng, đã có những quy định cụ thể về quản lý chi phí đầu tư.
Theo quy định tại Nghị định 32/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng:
“Nội dung chi phí quản lý dự án gồm tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án); ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý hệ thống thông tin công trình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án; thanh toán các dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án; công tác phí; thuê mướn; sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án; chi phí khác và chi phí dự phòng.”
Đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án có tính chất đặc thù, nếu chỉ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án thì chi phí tư vấn được xác định bằng dự toán trên cơ sở nội dung, lượng công việc quản lý dự án được chủ đầu tư và tổ chức tư vấn thỏa thuận trong hợp đồng quản lý dự án.
- Dựa theo những quy định trên, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân thủ những nguyên tắc sau trong việc định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng:
- Quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư. Thời điểm thực hiện dự án phải được đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng năm 2014 và không trái với quy định của pháp luật có liên quan.
- Quản lý nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng phải phù hợp với mỗi loại dự án
- Người quyết định đầu tư sẽ căn cứ vào quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án để quyết định các phần xây dựng được quản lý.
- Các tác động của dự án đến cảnh quan và môi trường đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Các vấn đề về an toàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh đối quản lý về mục tiêu, quy mô đầu tư theo quy định tại Điều 62 Luật Xây dựng năm 2014.
- Chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư, chi phí thực hiện dự án gồm dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn nhà nước. Từ đó, bảo đảm công tác quản lý tích cực gồm: cảnh quan, môi trường, quốc phòng, an ninh, cộng đồng.
Tham khảo ngay: Chia sẻ kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng hiệu quả từ A-Z |
III. Cách tính định mức chi phí quản lý dự án mới nhất 2022
Công thức xác định chi phí quản lý dự án:
Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư được tính bằng tổng toàn bộ khoản chi phí quản lý dự án và chi phí đầu tư xây dựng, cụ thể:
1. Công trình xây dựng có tổng chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng và thiết bị nhỏ hơn hoặc bằng 20 tỷ đồng trở xuống chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng quyết định nêu rõ thì:
- Định mức chi phí quản lý là 2,784% đối với công trình dân dụng
- Định mức chi phí quản lý là 2,930% đối với công trình công nghiệp
- Định mức chi phí quản lý là 2,491% đối với công trình giao thông
- Định mức chi phí quản lý là 2,637% đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Định mức chi phí quản lý là 2,344% đối với công trình hạ tầng kỹ thuật.
2. Về định mức chi phí từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được quy định với các mức chi phí cụ thể như sau:
- 2,486% đối với công trình dân dụng
- 2,616% đối với công trình công nghiệp
- 2,225% đối với công trình giao thông
- 2,355% đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
- 2,093% đối với công trình hạ tầng kỹ thuật.
Tương tự, đối với các mức chi phí khác nhau đã được quy chuẩn, chúng ta có những định mức chi phí quản lý dự án tương ứng:
Xem thêm: Mô hình Agile là gì? Ứng dụng Agile trong quản lý dự án doanh nghiệp
IV. Tự động hóa quản lý chi phí dự án chuyên nghiệp với phần mềm 1Office
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý dự án, người quản lý có thể dễ dàng giải quyết những vấn đề trên một cách hiệu quả. Phân hệ quản lý dự án của 1Office không chỉ là công cụ đắc lực quản lý các chi phí mà còn là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh cạnh tranh trên thị trường; nhờ vào các tính năng nổi bật như:
- Quản lý dòng tiền
Tính năng quản lý dòng tiền trên phần mềm cho phép theo dõi dòng tiền kế hoạch và dòng tiền thực tế theo từng tháng/năm. Thông qua việc ước tính chi phí dự án và xem xét khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để đánh giá mức độ khả thi trước khi thực hiện.
- Quản lý ngân sách thực hiện dự án
Phần mềm thay thế con người trong việc dự toán chi phí cho từng hạng mục công việc. Sau đó tiến hành tách nhỏ ngân sách để bắt đầu triển khai
- Quản lý tổng thể dự án
Quản lý dự án bao gồm: dự toán định mức vật tư (BOQ); tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhà thầu chính, thầu phụ; theo dõi tiến độ thực hiện của từng nhà thầu; theo dõi các khoản thanh toán cho nhà thầu; xuất – nhập vật tư,…
Trải nghiệm miễn phí phần mềm quản trị dự án 1Office
Qua bài viết trên, chắc chắn những thông tin hữu ích về việc xác định chi phí quản lý chi phí dự án đã được truyền tải đến các nhà quản lý. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA