Mẫu KPI cho vị trí Giám đốc chi nhánh trong doanh nghiệp
Mẫu KPI cho Giám đốc chi nhánh có nội dung như thế nào? Nếu chưa biết xây dựng một bản KPI chuẩn chỉnh cho vị trí này thì hãy cùng 1Office khám phá ngay bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Xác định mẫu KPI qua bản mô tả công việc của Giám đốc chi nhánh
Mẫu KPI dành cho Giám đốc chi nhánh sẽ dễ dàng xây dựng khi chúng ta hiểu rõ công việc của họ. Một doanh nghiệp khi hoạt động lớn mạnh, muốn mở chi nhánh ở địa bàn khác thì rất cần vị trí Giám đốc chi nhánh.
Giám đốc chi nhánh đảm đương vai trò gì trong một doanh nghiệp?
1.1 Giám đốc chi nhánh là ai?
Giám đốc chi nhánh còn có tên tiếng Anh là Branch Manager. Họ trở thành gương mặt uy tín để đại diện pháp luật cho một chi nhánh mà doanh nghiệp phân công. Lúc này, Giám đốc chi nhánh cần điều hành, quản lý, quyết định các công việc kinh doanh của chi nhánh theo quy định nội bộ, điều lệ mà công ty đã ban hành.
Giám đốc chi nhánh sẽ chịu sự giám sát từ Hội đồng Quản trị và có quyền đề xuất các phương án khả thi liên quan đến hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, một Branch Manager còn được đề xuất tuyển dụng nhân sự và sắp xếp công việc cho phù hợp với chi nhánh đó.
1.2 Bản mô tả công việc của Giám đốc chi nhánh
Để điều hành và quản lý mọi hoạt động của chi nhánh hiệu quả thì Giám đốc chi nhánh cần làm các công việc như:
Hiểu rõ công việc của Giám đốc chi nhánh giúp bạn xây dựng KPI đúng chuẩn
- Điều hành, quản lý và thực hiện kế hoạch kinh doanh, đảm đảm hiệu quả vận hành của công ty;
- Nghiên cứu, xây dựng chiến lược tiếp thị, khuyến mãi và quảng cáo để phục vụ hoạt động kinh doanh;
- Thực hiện chương trình marketing đúng kế hoạch mà Ban Lãnh đạo đề ra;
- Thực hiện chương trình quảng cáo, khuyến mãi trong phạm vi kinh doanh;
- Giám đốc chi nhánh cần tuyển dụng và đào tạo nhân viên ở các cơ sở;
- Theo dõi sát sao tình hình kinh doanh và tài chính ở chi nhánh;
- Thực hiện theo mục tiêu doanh thu của công ty với chi nhánh, hàng tháng cần báo cáo công việc đã làm.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên IT System chính xác nhất
1.3 Yêu cầu công việc cho vị trí Giám đốc chi nhánh
- Độ tuổi Giám đốc chi nhánh khoảng từ 30 – 45 tuổi;
- Kinh nghiệm: Giám đốc chi nhánh cần có ít nhất 4 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương. Đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác, kinh doanh;
- Trình độ ngoại ngữ, tin học tốt. Có thể giao tiếp bằng tiếng Anh (TOEIC 650 hoặc IELTS 6.0 trở lên). Thành thạo vi tính;
- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học chính quy. Ưu tiên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Kinh tế hoặc các ngành nghề liên quan khác;
- Yêu cầu khác:
- Có khả năng lãnh đạo, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh;
- Có khả năng thuyết phục khách hàng và chủ động quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh của chi nhánh Công ty;
- Có mối quan hệ xã hội rộng rãi;
- Am hiểu sâu sắc lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh;
- Chịu được áp lực công việc cao, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm.
2. Mẫu KPI của vị trí Giám đốc chi nhánh
Bên cạnh các kĩ năng cần có từ Giám đốc chi nhánh thì nhà quản trị nên xây dựng thêm bản KPI để khích lệ, cổ vũ tinh thần làm việc và kiểm soát được tiến độ công việc hàng ngày.
Có rất nhiều chỉ số quan trọng để đo lường chỉ số KPI của Giám đốc chi nhánh
2.1 Mẫu KPI cho Giám đốc chi nhánh gồm nội dung gì?
Bản KPI của Giám đốc chi nhánh phải gắn chặt với kế hoạch doanh nghiệp.
2.1.1 KPI Giám đốc chi nhánh gắn chặt với mục tiêu và kế hoạch doanh nghiệp
- Các chỉ số trọng tâm đo lường hiệu suất (KPI);
- Mục tiêu cần hoàn thành là gì?
- Các nhiệm vụ và công việc cần triển khai của Giám đốc chi nhánh là gì?
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên kế toán trong doanh nghiệp
2.1.2 Các phương diện của KPI
- Trách nhiệm: Giám đốc chi nhánh cần phải làm gì? Kết quả cần đạt được là gì?
- Quyền hạn: Giám đốc chi nhánh được sử dụng những nguồn lực gì khi thực hiện công việc?
- Quyền lợi: Giám đốc chi nhánh nhận được gì khi hoàn thành nhiệm vụ?
2.1.3 KPI với Giám đốc chi nhánh
KPI với vị trí Giám đốc chi nhánh cần trả lời các câu hỏi:
- Tại sao (Why): Gắn mục tiêu doanh nghiệp với chỉ số KPI;
- Cái gì (What):
- Số lượng (% hoàn thành);
- Chất lượng (% đạt yêu cầu);
- Thời gian thực hiện (sớm, đúng hạn, trễ hạn);
- Tiến trình (cách thức tiến hành công việc).
- Như thế nào (How):
- Cấp trên giao KPI;
- Cấp trên và cấp dưới đàm phán về nguồn lực;
- Cấp trên hỗ trợ và điều chỉnh KPI;
- Đánh giá mức độ hoàn thành;
- Gắn kết quả với đãi ngộ.
Ngoài ra, KPI của một Giám đốc chi nhánh cần đo lường được:
- Định lượng được mục tiêu cần đạt ở các cấp độ: Doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị;
- Giám sát đo lường kết quả công việc;
- Là công cụ để giao việc (đàm phán KPI);
- Quản trị quy trình.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng nhóm kinh doanh chi tiết nhất
2.2 Bản KPI tham khảo dành cho Giám đốc chi nhánh
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự
3. Bí quyết xây dựng KPI hiệu quả cho doanh nghiệp
Xây dựng KPI là một việc làm quan trọng đối với doanh nghiệp nếu muốn nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xây dựng KPI và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, 1Office mang đến giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp gồm bộ công cụ số hóa giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự, nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.
HRM – Bộ tính năng hỗ trợ giải quyết công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Tuyển dụng; số hóa lưu trữ hồ sơ – có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong việc quản lý nhân sự khi số hóa nhanh chóng tất cả các dữ liệu.
1Office – Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp
Được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó, phần mềm Quản lý – Đánh giá KPI cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lươn
Với 1Office, bạn có thể thiết lập chỉ tiêu đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó. Hệ thống cho phép tùy biến thiết lập các công thức để đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý.
Tính năng này cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Người dùng dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lương.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó
Trong doanh nghiệp hàng tháng có thể có nhiều KPI khác nhau, thậm chí một bạn nhân viên có thể nằm trên nhiều bảng đánh giá KPI khác nhau.
1Office sẽ tự động tổng hợp thành một bảng tổng hợp KPI chung. Với những nhân sự có nằm nhiều bảng KPI thì hệ thống sẽ mặc định lấy điểm KPI lớn nhất để cho vào bảng tổng hợp.
Đánh giá KPI của 1Office giúp phân công và quản lý công việc hàng ngày của nhân viên dễ dàng tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho nhà quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.
Từ đó giúp dự án chạy đúng tiến độ, thậm chí vượt tiến độ. Nhà quản lý xác định được nhân viên xuất sắc hoặc yếu kém để khen thưởng hay kỉ luật.
Xây dựng mẫu KPI cho nhân viên là bước tiến mới của doanh nghiệp trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
1Office hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc xây dựng và áp dụng KPI tại doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, 1Office liên tục cập nhật những bài viết cung cấp kiến thức bổ ích trong quản trị doanh nghiệp, bạn đừng quên theo dõi nhé!
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu vấn đề xây dựng KPI cho nhân viên của mình, hãy đăng ký dùng thử phần mềm 1Office tại 1office.vn để hiểu hơn về giải pháp đánh giá KPI trong quản lý công việc nhé!
Đọc thêm:
Mẫu KPI của Trưởng phòng phát triển sản phẩm – CTO