Mẫu KPI cho vị trí nhân viên IT System chính xác nhất
Mẫu KPI cho nhân viên IT System được nhiều nhà quản lý tìm kiếm khi muốn đánh giá công việc chuẩn xác ở vị trí này. Tùy từng công ty mà IT System còn có tên gọi khác là System Engineer, System Administrator hoặc Sysadmin. Nếu bạn chưa biết tạo lập KPI cho IT System như thế nào thì có thể tham khảo thông tin hữu ích mà 1Office giới thiệu dưới đây.
Mục lục
1. Mẫu KPI xác định qua bản mô tả công việc của nhân viên IT System
Mẫu KPI dễ dàng xây dựng khi chúng ta hiểu được vị trí IT System là nghề gì. Kỉ nguyên số lên ngôi, mở ra vô vàn cánh cửa nghề nghiệp cho ngành công nghệ thông tin. Trong số đó, nghề IT System là lựa chọn cực hấp dẫn với những tín đồ yêu thích công nghệ.
Mẫu đánh giá KPI của nhân viên IT System có thể xây dựng qua mô tả công việc
1.1 Nhân viên IT System là ai?
Về cơ bản, nhân viên IT System là người đảm bảo an toàn cho hệ thống Internet của một công ty/ doanh nghiệp. Họ được mệnh danh như một “người gác cổng” với nhiệm vụ giám sát hoạt động, cài đặt, bảo dưỡng những yếu tố cấu tạo nên hệ thống mạng như hardware, softwqare, firmware.
Duy trì sự nhịp nhàng của hệ điều hành trên máy tính, ứng dụng kinh doanh, web-server như một sứ mệnh đặc biệt của IT System. Điều này giúp đảm bảo an ninh mạng cho người dùng và ngăn chặn sự xâm nhập của Hacker.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên kế toán trong doanh nghiệp
1.2 Bản mô tả công việc phổ biến của nhân viên IT System
Không chỉ phát hiện, khắc phục lỗi phần cứng ở máy chủ tầm trung, IT System còn kiến tạo nên chất lượng cuộc sống công nghệ hoàn hảo. Trong một doanh nghiệp, IT System sẽ có nhiệm vụ công việc cụ thể như:
Mô tả công việc IT System đầy đủ nhất
- Giám sát, setup, xử lý sự cố cho hệ thống mạng LAN/WAN và các thiết bị mạng (switch, router, firewall…);
- Giám sát hệ thống network service (Cisco ASA, Sophos Central Cloud Protection);
- Setup, giám sát, và xử lý sự cố cho các hệ thống server và workstation chạy hệ điều hành Windows và Linux;
- Thực hiện việc ảo hóa các server VMWare và Windows;
- Bảo đảm việc kết nối giữa các server thông suốt;
- Thường xuyên giám sát và nâng cao tính bảo mật của hệ thống thiết bị mạng và web server;
- Giám sát, xử lý sự cố bước đầu cho hệ thống tổng đài điện thoại;
- Phụ trách sao lưu dữ liệu và phục hồi dữ liệu khi cần;
- Tự động hoá việc cập nhật các bản nâng cấp bảo mật và sửa lỗi phần mềm cho các thiết bị IT;
- Hỗ trợ quản lý các tài sản IT;
- Thử nghiệm các công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu suất của các hệ thống hỗ trợ nghiệp vụ của công ty;
- Và các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đọa của ban lãnh đạo.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng nhóm kinh doanh chi tiết nhất
1.3 Yêu cầu công việc của nhân viên IT System
- Tốt nghiệp Đại học /Cao đẳng chuyên ngành công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, mạng máy tính hoặc các ngành liên quan;
- Có chứng chỉ CCNA (Bắt buộc)/ MCSA hoặc chứng chỉ tương đương;
- Ứng viên có 2 năm kinh nghiệm trở lên ở vị trí System admin/IT Support;
- Có kinh nghiệm, khả năng hiểu biết xử lí vấn đề và các sự cố phát sinh một cách thành thạo;
- Khả năng phát hiện, phân biệt lỗi, các sự cố phát sinh từ server và lên phương án backup dữ liệu server hợp lý;
- Có khả năng làm việc độc lập, giao tiếp tốt và chịu được áp lực cao;
- Có kinh nghiệm làm việc trên máy chủ Windows, Ảo hóa VMware;
- Có kinh nghiệm tối ưu hệ thống, AD/DNS/DHCP/GPO/File Server/VMWare;
- Có hiểu biết về bảo mật server, firewall;
- Có kinh nghiệm trong mạng WAN, LAN, WLAN, VMware, AWS.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự
2. Mẫu KPI của vị trí nhân viên IT System
Là gương mặt điển hình đại diện cho việc làm công nghệ, IT System cần có bản đánh giá KPI sát sao về mặt chuyên môn, kinh nghiệm và kĩ năng mềm.
Năm 2021, Việt Nam sẽ có hơn 500.000 người lao động làm việc trong lĩnh vực IT System
2.1 Mẫu KPI cho nhân viên IT System gồm nội dung gì?
Bản đánh giá KPI cho nhân viên IT System luôn được gắn với kế hoạch phát triển của một công ty:
2.1.1 KPI nhân viên IT System gắn chặt với mục tiêu và kế hoạch doanh nghiệp
- Các chỉ số trọng tâm đo lường hiệu suất (KPI) của vị trí nhân viên IT System;
- Mục tiêu cần hoàn thành của nhân viên IT System là gì?
- Các nhiệm vụ và công việc cần triển khai củanhân viên IT System là gì?
2.1.2 Các phương diện của KPI
- Trách nhiệm: Nhân viên IT System cần phải làm gì? Kết quả cần đạt được là gì?
- Quyền lợi: Nhân viên IT System nhận được gì khi hoàn thành nhiệm vụ dược giao?
- Quyền hạn: Nhân viên IT System được sử dụng những nguồn lực gì khi thực hiện công việc hàng ngày?
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên Content Marketing chi tiết nhất
2.2 Bản KPI tham khảo dành cho Nhân viên IT System
3. Bí quyết xây dựng KPI hiệu quả cho doanh nghiệp
Xây dựng KPI là một việc làm quan trọng đối với doanh nghiệp nếu muốn nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xây dựng KPI và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, 1Office mang đến giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp gồm bộ công cụ số hóa giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự, nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.
HRM – Bộ tính năng hỗ trợ giải quyết công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Tuyển dụng; số hóa lưu trữ hồ sơ – có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong việc quản lý nhân sự khi số hóa nhanh chóng tất cả các dữ liệu.
1Office – Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp
Được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó, phần mềm Quản lý – Đánh giá KPI cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lươn
Với 1Office, bạn có thể thiết lập chỉ tiêu đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó. Hệ thống cho phép tùy biến thiết lập các công thức để đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý.
Tính năng này cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Người dùng dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lương.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó
Trong doanh nghiệp hàng tháng có thể có nhiều KPI khác nhau, thậm chí một bạn nhân viên có thể nằm trên nhiều bảng đánh giá KPI khác nhau.
1Office sẽ tự động tổng hợp thành một bảng tổng hợp KPI chung. Với những nhân sự có nằm nhiều bảng KPI thì hệ thống sẽ mặc định lấy điểm KPI lớn nhất để cho vào bảng tổng hợp.
Đánh giá KPI của 1Office giúp phân công và quản lý công việc hàng ngày của nhân viên dễ dàng tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho nhà quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.
Từ đó giúp dự án chạy đúng tiến độ, thậm chí vượt tiến độ. Nhà quản lý xác định được nhân viên xuất sắc hoặc yếu kém để khen thưởng hay kỉ luật.
Xây dựng mẫu KPI cho nhân viên là bước tiến mới của doanh nghiệp trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
1Office hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc xây dựng và áp dụng KPI tại doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, 1Office liên tục cập nhật những bài viết cung cấp kiến thức bổ ích trong quản trị doanh nghiệp, bạn đừng quên theo dõi nhé!
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu vấn đề xây dựng KPI cho nhân viên của mình, hãy đăng ký dùng thử phần mềm 1Office tại 1office.vn để hiểu hơn về giải pháp đánh giá KPI trong quản lý công việc nhé!
Đọc thêm:
Mẫu KPI của Trưởng phòng phát triển sản phẩm – CTO