083.483.8888
Đăng ký

Chân dung khách hàng là một khái niệm quen thuộc với các doanh nghiệp hiện nay. Mỗi thương hiệu sẽ có một chân dung khách hàng khác nhau tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu, như B2B hay B2C. Trong bài viết này, hãy cùng 1Office khám phá khái niệm chân dung khách hàng và cách xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.

Chân dung khách hàng là gì?

Chân dung khách hàng là bản phác thảo chi tiết và toàn diện về đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Nói cách khác, đây là hồ sơ mô tả khách hàng tiềm năng, bao gồm các thông tin như nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, địa điểm, thu nhập,…), sở thích và quan điểm của họ về sản phẩm. Khi nắm vững những thông tin này, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược marketing, chiến lược bán hàng hiệu quả và chính xác hơn.

Chân dung khách hàng là gì?
Chân dung khách hàng là gì?

Xây dựng chân dung khách hàng không chỉ hỗ trợ bộ phận marketing mà còn tác động đến chiến lược của nhiều phòng ban khác như kinh doanh, phát triển sản phẩm, chăm sóc khách hàng,… Bằng cách sử dụng dữ liệu thực tế để xác định mẫu khách hàng hiện tại và tiềm năng, chân dung khách hàng giúp các bộ phận điều chỉnh chiến lược và thông điệp phù hợp, duy trì tính nhất quán của thương hiệu và tránh mâu thuẫn nội bộ.

Thay vì phải chi tiêu để tiếp cận toàn bộ người tiêu dùng, việc xác định đúng nhóm khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí ban đầu và tối đa hóa lợi nhuận.

Vì sao cần xác định chân dung khách hàng tiềm năng?

Xây dựng chân dung khách hàng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhiều bộ phận trong doanh nghiệp, bao gồm Marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng, và phát triển sản phẩm mới.

Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Thông qua chân dung khách hàng, doanh nghiệp có thể có cái nhìn toàn diện về đối tượng mà sản phẩm hoặc dịch vụ đang hướng tới. Điều này giúp họ nắm bắt được sở thích cũng như những “nỗi đau” của khách hàng, từ đó làm cơ sở phát triển sản phẩm, định hướng kinh doanh, và lập kế hoạch truyền thông hiệu quả trong tương lai.

Lựa chọn phân khúc thị trường hiệu quả

Lựa chọn phân khúc thị trường hiệu quả
Lựa chọn phân khúc thị trường hiệu quả

Phân tích chân dung khách hàng là yếu tố quan trọng trong các chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp có thể dự đoán nhu cầu, hành vi và xu hướng mua hàng của khách hàng, từ đó phát triển sản phẩm đáp ứng đúng “nỗi đau” thay vì đầu tư vào những vấn đề ít được quan tâm.

Phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp

Dựa trên dữ liệu từ chân dung khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định những điểm khách hàng chưa hài lòng, chẳng hạn như sản phẩm, dịch vụ, chính sách ưu đãi, giao hàng, hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng. Điều này giúp họ điều chỉnh để cải thiện sự hài lòng của khách hàng, đồng thời tối ưu hóa chi phí, thời gian và công sức.

Tăng hiệu quả Marketing

Nội dung giá trị là nền tảng quan trọng để thu hút và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần hiểu sâu về khách hàng, biết những thắc mắc, khó khăn và giải pháp mà họ đang tìm kiếm. Khi sử dụng thông điệp có đúng insight khách hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng khơi gợi sự đồng cảm và lòng tin từ đối tượng mục tiêu.

Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi

Hiểu rõ chân dung khách hàng giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh và marketing hiệu quả hơn, từ đó thu hút sự chú ý và đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng. Điều này không chỉ nâng cao tỷ lệ chuyển đổi mà còn giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt, khuyến khích khách hàng quay lại và tăng lòng trung thành.

Cải thiện dịch vụ khách hàng

Dựa trên hồ sơ chân dung khách hàng, doanh nghiệp có thể dự đoán nhu cầu và chủ động cung cấp dịch vụ trước khi khách hàng yêu cầu. Ví dụ, cung cấp hướng dẫn chi tiết về sản phẩm hoặc giải đáp các câu hỏi thường gặp. Điều này không chỉ nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn tạo dựng ấn tượng tích cực về thương hiệu.

3 yếu tố cốt lõi tạo nên chân dung khách hàng

Thông tin về nhân khẩu học

3 yếu tố cốt lõi tạo nên chân dung khách hàngThông tin về nhân khẩu học
Thông tin về nhân khẩu học

Thông tin cơ bản cần có trong chân dung khách hàng là các yếu tố nhân khẩu học. Những dữ liệu này thường bao gồm:

  • Độ tuổi
  • Giới tính / Xu hướng tính dục
  • Trình độ học vấn
  • Tình trạng hôn nhân
  • Công việc hiện tại
  • Thu nhập cá nhân / Thu nhập hộ gia đình
  • Khu vực sinh sống

Đây là các yếu tố quan trọng giúp bạn xác định nhóm người cụ thể mà doanh nghiệp muốn tiếp cận. Mỗi yếu tố nhân khẩu học có ảnh hưởng đáng kể đến sở thích, hành vi và tâm lý của từng cá nhân.

Thông tin về sở thích và hành vi

Thông tin về sở thích và hành vi giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những gì khách hàng yêu thích và cách họ mua sắm. Mặc dù các yếu tố này khác nhau ở mỗi người, nhưng thường tập trung vào ba khía cạnh chính:

  • Yếu tố văn hóa: Sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, v.v.
  • Yếu tố xã hội: Gia đình, bạn bè, tầng lớp xã hội, v.v.
  • Yếu tố cá nhân: Lối sống, tính cách, nghề nghiệp, v.v.
Thông tin về sở thích và hành vi
Thông tin về sở thích và hành vi

Ví dụ, về yếu tố văn hóa, một cô dâu theo đạo Hindu thường mặc lehenga hoặc saree màu đỏ, màu hạt dẻ, hoặc các màu sáng trong ngày cưới, trong khi cô dâu theo đạo Thiên Chúa thường chọn áo dài trắng. Việc mặc đồ trắng trong những dịp tốt lành có thể vi phạm văn hóa Ấn Độ giáo. Ngược lại, người Hồi giáo thường ưa chuộng màu xanh lá cây trong các dịp quan trọng. Các công ty thời trang và váy cưới tại các quốc gia đa sắc tộc cần chú ý đến điều này để lựa chọn sản phẩm phù hợp với khách hàng.

Thông tin về tâm lý và nỗi đau của khách hàng (pain points)

Trong kinh doanh, “pain points” đề cập đến các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Những vấn đề này có thể là bất kỳ khía cạnh nào trong cuộc sống, từ việc thiếu phương tiện đi lại đến lo ngại về sức khỏe. Nhiều khách hàng tiềm năng thậm chí không nhận ra rằng họ đang gặp phải vấn đề.

Thông tin về tâm lý và nỗi đau của khách hàng
Thông tin về tâm lý và nỗi đau của khách hàng

Doanh nghiệp cần xác định những vấn đề này và cung cấp giải pháp thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ, Finhay cung cấp dịch vụ chứng khoán lô lẻ cho những khách hàng muốn đầu tư để tăng tài sản nhưng không có nhiều vốn, ngay cả khi nhiều người trong số đó chưa từng nghĩ đến việc đầu tư vào chứng khoán.

Việc xác định chính xác nỗi đau của khách hàng tiềm năng là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược bán hàng và tiếp thị một cách phù hợp. Nếu khách hàng tiềm năng không nhận ra vấn đề của mình hoặc không thấy giải pháp, họ sẽ không mua sản phẩm của bạn.

5 Bước xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng cho mọi doanh nghiệp

5 Bước xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng cho mọi doanh nghiệp

Bước 1: Xác định mục tiêu xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng

Tùy vào mục tiêu, doanh nghiệp sẽ xây dựng các tệp chân dung khách hàng khác nhau. Mục tiêu này có thể là cải thiện chiến lược marketing, tăng cường mối quan hệ khách hàng, hoặc phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu. Việc xác định rõ mục tiêu ngay từ đầu giúp định hướng quá trình thu thập và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả.

Bước 2: Thu thập dữ liệu các khách hàng tiềm năng

Đây là bước quan trọng giúp doanh nghiệp thu thập thông tin cần thiết để xây dựng chân dung khách hàng. Các doanh nghiệp có thể linh hoạt sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm:

  • Khảo sát nội bộ: Tìm hiểu từ các phòng ban như Marketing, kinh doanh, chăm sóc khách hàng,… để có cái nhìn sâu sắc về nhu cầu, mong muốn và sự hài lòng của khách hàng trong từng giai đoạn mua hàng.
  • Công cụ phân tích: Sử dụng Google Analytics, phỏng vấn, khảo sát, và các báo cáo nghiên cứu thị trường để phân tích và thăm dò hành vi khách hàng.
  • Phỏng vấn trực tiếp: Thực hiện phỏng vấn tại điểm bán hàng, nơi khách hàng tương tác trực tiếp với sản phẩm, để hiểu rõ động lực mua hàng và lý do họ chọn sản phẩm cụ thể.
  • Lắng nghe khách hàng trên môi trường trực tuyến: Theo dõi và phân tích các hành động, phản hồi của khách hàng trên internet. Ví dụ, trên website, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin về các chủ đề được quan tâm, số lần xem trang và tần suất ghé thăm.

Bước 3: Xử lý thông tin vừa thu thập

Dựa trên các dữ liệu đã thu thập, bạn cần phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau dựa trên các yếu tố như tâm lý, hành vi, nhân khẩu học, và sở thích.

Bước 3: Xử lý thông tin vừa thu thập
Bước 3: Xử lý thông tin vừa thu thập

Khi xây dựng chân dung khách hàng, việc xử lý thông tin thu nhập là rất quan trọng. Thông thường, mỗi sản phẩm sẽ có từ 2-4 nhóm đối tượng mục tiêu, điều này có nghĩa là bạn sẽ cần chuẩn bị từ 2-4 chân dung khách hàng lý tưởng. Những tiêu chí chính để doanh nghiệp phân loại khách hàng bao gồm:

  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Thu nhập
  • Các vấn đề mà họ gặp phải
  • Các kênh mà khách hàng thường xuyên lui tới
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng

Bước 4: Phác họa sơ bộ chân dung khách hàng

Bây giờ, bạn sẽ giống như một người họa sĩ: từ những thông tin thu thập được ở bước trên, phác họa ra chân dung khách hàng tiềm năng của thương hiệu. Để phác họa một cách nhanh nhất, bạn có thể sử dụng Mô hình 5W2H – một công cụ giúp xây dựng chân dung khách hàng một cách hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nó bao gồm 07 câu hỏi: 

  • Who – AI?, 
  • Why – Tại sao?
  • When – Khi nào?
  • Where – Ở đâu? 
  • What – Cái gì?
  • How – Như nào?
  • How much/many – Bao nhiêu?.

Bước 5: Hoàn thiện chi tiết về chân dung khách hàng tiềm năng

Bước 5: Hoàn thiện chi tiết về chân dung khách hàng tiềm năng

Sau khi đã phân loại khách hàng thành các nhóm cụ thể với những đặc điểm riêng biệt, nhiệm vụ tiếp theo của bạn là kết hợp chúng lại để tạo nên chân dung khách hàng lý tưởng. Bạn có thể tham khảo mẫu chân dung khách hàng lý tưởng bao gồm các thông tin như phong cách sống, nhân khẩu học, sở thích, và những mối quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Lưu ý, bạn cần sàng lọc kỹ lưỡng các thông tin để tránh sự trùng lặp.

——————————-

Chân dung khách hàng là tập hợp thông tin được xây dựng dựa trên nghiên cứu về đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp điều chỉnh hiệu quả các khía cạnh quan trọng trong hoạt động marketing và tăng doanh số bán hàng. Việc hiểu rõ những ai sẽ hưởng lợi từ sản phẩm/dịch vụ của bạn và những vấn đề mà bạn có thể giúp họ giải quyết là yếu tố then chốt để thu hút và giữ chân khách hàng.

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone