7+ mẫu đơn xin nghỉ không lương chuẩn form mới nhất 2024
Khi có nhu cầu xin nghỉ không lương với lý do cá nhân như lý do về ốm đau, sức khỏe hay lý do gia đình, một mẫu đơn xin nghỉ chuẩn sẽ giúp bạn dễ dàng thuyết phục cấp trên, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối với tổ chức bạn đang làm việc. Dưới bài viết sau đây, 1Office xin được gửi đến bạn 7+ mẫu đơn xin nghỉ không lương chuẩn form mới nhất, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân.
Mục lục
- I. Các quy định của pháp luật về việc xin nghỉ không lương
- II. Tải miễn phí 7+ Mẫu đơn xin nghỉ không lương
- III. Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ không lương chi tiết
- IV. Một số lưu ý trong quá trình viết đơn xin nghỉ không lương
- V. Những câu hỏi thường gặp khi xin nghỉ không lương
- VI. Quản lý, tạo và phê duyệt đơn từ nhanh chóng ngay trên 1HRM
I. Các quy định của pháp luật về việc xin nghỉ không lương
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động số 45/2019/GH14, người lao động được phép nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với sử dụng lao động trong các trường hợp sau đây:
- Kết hôn: nghỉ 3 ngày
- Con đẻ hoặc con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Ngoài ra, người lao động được phép nghỉ không hưởng lương 01 ngày và chỉ cần thông báo với người sử dụng lao động trong một số các trường hợp sau đây:
- Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột mất
- Khi cha hoặc mẹ kết hôn
- Khi anh chị em ruột kết hôn
Đối với những trường hợp trên, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm tạo điều kiện cho người lao động của mình nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định mà không được từ chối. Nếu vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP
Bên cạnh đó, người lao động có thể xin phép nghỉ không lương trong một số các trường hợp như:
- Lý do cá nhân: bị đau ốm, đi du lịch, các việc riêng khác,…
- Tham gia các khóa học, các hội thảo, workshop… nhằm nâng cao năng lực cá nhân, phát triển các kỹ năng cho bản thân.
- Tham gia các nghĩa vụ liên quan đến quân sự, tập huấn dự bị quốc phòng
- Gặp các vấn đề về sức khỏe, đi chữa hoặc khám bệnh,…
Đối với các lý do này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ không lương với số ngày nghỉ không bị giới hạn, với điều kiện người lao động đã có thỏa thuận và được người sử dụng lao động chấp thuận. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động có quyền đồng ý hoặc không đồng ý với thỏa thuận với việc nghỉ không hưởng lương của người lao động mà không vi phạm pháp luật.
II. Tải miễn phí 7+ Mẫu đơn xin nghỉ không lương
Dưới đây là 7 mẫu đơn xin nghỉ không lương chi tiết chuẩn form mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng trong quá trình làm việc:
1. Mẫu đơn xin nghỉ không lương thông thường
Đây là một trong những mẫu đơn phổ biến nhất và thường được người lao động sử dụng trong trường hợp xin nghỉ không lương với lý do chung chung tại bất kỳ lĩnh vực doanh nghiệp nào. Mẫu đơn này có cấu trúc đơn giản, bao gồm các thông tin cơ bản của người viết như tên, chức vụ, lý do xin nghỉ, thời gian nghỉ dự kiến.
Mẫu đơn xin nghỉ không lương số 1
Tải mẫu đơn xin nghỉ không lương số 1
Mẫu đơn xin nghỉ không lương số 2
Tải mẫu đơn xin nghỉ không lương số 2
2. Mẫu đơn xin nghỉ không lương đau ốm, chữa bệnh
Thường được sử dụng trong các trường hợp người lao động cần xin nghỉ với lý do đau ốm hoặc cần chữa bệnh dài ngày để điều trị, loại đơn này thường yêu cầu kèm theo giấy chứng nhận của bác sĩ hoặc bệnh viện xác nhận tình trạng sức khỏe để được phê duyệt.
Mẫu đơn xin nghỉ không lương số 3
Tải mẫu đơn xin nghỉ không lương số 3
3. Mẫu đơn xin nghỉ không lương vì lý do gia đình
Trong trường hợp cần xin nghỉ không lương với mục đích giải các vấn đề gia đình như: chăm sóc người thân hoặc tham gia các sự kiện gia đình quan trọng (hiếu hỉ, đám tang, du lịch gia đình,…), người lao động có thể làm mẫu đơn xin nghỉ không lương vì lý do gia đình kèm theo lý do cụ thể và thời gian nghỉ dự kiến.
Mẫu đơn xin nghỉ số 4
Tải mẫu đơn xin nghỉ không lương số 4
3. Mẫu đơn xin nghỉ không lương sau sinh
Đối tượng sử dụng loại đơn này thường là các lao động nữ sau khi sinh cần có thêm thời gian để ổn định lại về mặt sức khỏe hoặc để chăm sóc con nhỏ. Với đơn xin nghỉ không lương sau sinh, người lao động cần cam kết rõ ràng về thời gian sẽ quay trở lại làm việc.
Mẫu đơn xin nghỉ số 5
Tải mẫu đơn xin nghỉ không lương số 5
5. Mẫu đơn xin nghỉ không lương dưỡng thai
Loại đơn này dành riêng cho các lao động nữ với mong muốn xin nghỉ không lương để dưỡng thai. Thông thường, với mẫu đơn này, người lao động sẽ cần gắn kèm theo giấy chứng nhận của cơ sở y tế, xác nhận tình trạng sức khỏe của thai phụ.
Mẫu đơn xin nghỉ số 6
Tải mẫu đơn xin nghỉ không lương số 6
6. Mẫu đơn xin nghỉ không lương cho giáo viên
Người lao động là giáo viên có thể sử dụng loại đơn này để có thể xin nghỉ dài hạn mà không ảnh hưởng đến lịch giảng dạy tại cơ sở làm việc.
Mẫu đơn xin nghỉ số 7
Tải mẫu đơn xin nghỉ không lương số 7
[Tải miễn phí] Trọn bộ 7+ Mẫu đơn xin nghỉ không lương: Tại đây
III. Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ không lương chi tiết
Khi cần viết đơn xin nghỉ không lương, việc chuẩn bị nội dung và hình thức của lá đơn sao cho chính xác và đầy đủ là vô dùng quan trọng. Ngoài ra, tùy theo đặc thù, lĩnh vực cũng như chính sách, mỗi một doanh nghiệp sẽ có những quy định riêng về cách viết đơn xin nghỉ khác nhau. Dưới đây là các bước, thông tin cơ bản và cần thiết để bạn có thể viết một đơn xin nghỉ không lương hoàn chỉnh.
Tiêu đề, Quốc hiệu và Tiêu ngữ:
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ theo đúng quy định của Nhà nước Việt Nam cần được đặt ở đầu trang và căn giữa.
- Tiêu đề đơn: Viết chữ in hoa và căn giữa, trong trường hợp này sẽ là “ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG”
Phần Kính gửi:
- Với phần Kính gửi, bạn cần ghi rõ đơn được gửi tới ai, có thể là Ban giám đốc, Quản lý trực tiếp hoặc Phòng hành chính nhân sự. Điều này phụ thuộc vào phụ thuộc vào quy định của công ty bạn và cần đảm bảo viết đúng người có thẩm quyền.
Thông tin người làm đơn:
- Ở mục này, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin bảo gồm: họ và tên, chức vụ, phòng ban và mã nhân viên (nếu có). Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung số điện thoại, email để quản lý và cấp trên có thể dễ dàng liên lạc.
Lý do xin nghỉ:
- Lý do xin nghỉ cần được trình bày cụ thể, chi tiết, và hợp lý để tăng khả năng được phê duyệt. Bạn cần nêu rõ hoàn cảnh và hoặc nhu cầu cá nhân dẫn đến việc bạn cần xin nghỉ không lương, chẳng hạn như: ốm đau, chăm sóc gia đình hoặc kế hoạch cá nhân,…
Thời gian nghỉ:
- Bạn sẽ cần ghi rõ Thời gian bắt đầu nghỉ và Thời gian quay lại làm việc để doanh nghiệp có thể chủ động sắp xếp công việc và đảm bảo mọi hoạt động không bị gián đoạn
Bàn giao công việc:
- Để thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm với công việc, bạn hãy ghi rõ thông tin người sẽ tiếp nhận công việc của bạn sau khi nghỉ: tên, chức vụ, phòng ban,…
Ngày tháng năm và chữ ký:
- Cuối cùng, đừng quên ghi rõ ghi rõ ngày tháng năm và chữ ký của bạn để đơn xin nghỉ của bạn được hoàn tất.
IV. Một số lưu ý trong quá trình viết đơn xin nghỉ không lương
Khi viết bất kỳ loại đơn nào, bao gồm đơn xin nghỉ không lương, bạn cũng cần đảm bảo sự tỉ mỉ và cẩn trọng nhằm thể hiện sự chuyên nghiệp và tránh tình trạng đơn không được duyệt và cần làm hoặc sửa lại nhiều lần. Dưới đây mà một điểm bạn cần lưu ý trong quá trình viết đơn xin nghỉ không lương.
1. Tuân thủ bố cục và cấu trúc đơn
Khi soạn thảo đơn xin nghỉ không lương, bạn cần đảm bảo đơn của mình được viết đúng bố cục và cấu trúc. Việc này sẽ không chỉ giúp người duyệt đơn dễ dàng đọc hiểu và tạo được ấn tượng sự chuyên nghiệp của bạn.
2. Lý do xin nghỉ rõ ràng và xúc tích
Lý do xin nghỉ không lương cần được trình bày một cách ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu. Bạn nên nêu lý do của mình một cách dễ hiểu, đầy đủ nhưng tránh dài dòng, đủ để khiến người duyệt đơn, cấp trên hiểu được tình hình của bạn. Với lý do nghỉ liên quan đến tình huống cá nhân hoặc gia đình đặc biệt, bạn có thể giải thích thêm để tạo sự đồng cảm và dễ dàng được phê duyệt
3. Bàn giao công việc khi nghỉ dài ngày
Nếu có dự định trong một khoảng thời gian dài, bạn sẽ cần ghi rõ ràng và chi tiết các nội dung công việc cần bàn giao và chỉ định người sẽ tiếp nhận công việc của bạn trong thời gian nghỉ. Điều này sẽ tránh tình trạng gián đoạn trong công việc và đảm bảo tính liên tục trong hoạt động của công ty.
4. Đảm bảo tính chính xác của ngữ pháp và chính tả
Một trong những sai lầm phổ biến mà người viết đơn thường mắc phải là lỗi về chính tả và ngữ pháp. Những lỗi này sẽ khiến đơn của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp, trang trong, tạo ấn tượng thiếu chuyên nghiệp đối với người duyệt đơn. Vì vậy, trước khi gửi đơn, hãy nhớ kiểm tra một cách kỹ lưỡng chính tả và ngữ pháp của nội dung.
5. Ngôn ngữ dễ hiểu và trang trọng
Khi viết đơn, hãy sử dụng ngôn ngữ lịch sự và trang trọng, hạn chế việc sử dụng những từ ngữ khó hiểu và dễ gây hiểu lầm. Ngoài ra, hãy đảm bảo các thông tin bạn đưa ra đều chính xác và trung thực, không nên cung cấp những thông tin sai lệch, gây tranh cãi.
V. Những câu hỏi thường gặp khi xin nghỉ không lương
1. Người lao động nghỉ ốm đau không lương có được hưởng Bảo hiểm xã hội không?
Theo khoản 4 Điều 42, Quyết định 595/QĐ- BHXH 2017 quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động nghỉ không lương như sau:
- Đối với người lao động có từ 2 hợp đồng lao động trở lên: Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng đầu tiên, bảo hiểm y tế theo hợp đồng có mức tiền lương cao nhất, và bảo hiểm tai nạn lao động theo từng hợp đồng.
- Trong trường hợp người lao động nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên trong một tháng: Người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó, và thời gian này cũng không được tính vào thời gian hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Nếu người lao động nghỉ không lương dưới 14 ngày trong tháng thì vẫn được đóng bảo hiểm xã hội bình thường như trước đó.
2. Người xin nghỉ ốm đau không lương có được tính phép năm không?
Thời gian nghỉ ốm đau nhưng không hưởng lương có thể được tính vào số ngày nghỉ phép năm, nhưng có giới hạn. Cụ thể, theo quy định tại Điều 65, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động có quyền được tính ngày phép trong các trường hợp sau:
- Thời gian người lao động nghỉ ốm nhưng không vượt quá 2 tháng trong một năm sẽ được tính vào thời gian nghỉ phép năm.
- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp nhưng không vượt quá 6 tháng cũng được tính vào nghỉ phép năm.
Luật Lao động 2019 (Điều 113) quy định về số ngày nghỉ phép hàng năm như sau:
- 12 ngày nghỉ phép với người lao động làm công việc bình thường.
- 14 ngày nghỉ phép với người lao động chưa thành niên, người khuyết tật, hoặc làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm.
- 16 ngày nghỉ phép với người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm.
Do đó, nếu thời gian nghỉ ốm không vượt quá giới hạn quy định thì người lao động vẫn được hưởng các ngày nghỉ phép hàng năm như bình thường.
3. Người lao động được phép nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?
Dựa theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động được quyền nghỉ không lương với các lý do và trường hợp đặc biệt như:
- Khi người lao động kết hôn: Được nghỉ không lương 3 ngày.
- Khi con kết hôn: Được nghỉ không lương 1 ngày.
- Khi cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ của vợ/chồng, vợ/chồng, con đẻ hoặc con nuôi qua đời: Được nghỉ không lương 3 ngày.
Đối với các trường hợp nghỉ ốm, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng có quy định rõ ràng về thời gian nghỉ ốm mà người lao động được hưởng trong một năm:
Với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường:
- Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: Hưởng 30 ngày ốm.
- Đóng bảo hiểm xã hội từ 15 đến dưới 30 năm: Hưởng 40 ngày ốm.
- Đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm: Hưởng 60 ngày ốm
Với người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm, hoặc độc hại:
- Đóng bảo hiểm xã hội từ 15 đến dưới 30 năm: Hưởng 40 ngày ốm.
- Đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm: Hưởng 50 ngày ốm.
Những quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động trong các tình huống khẩn cấp hoặc đặc biệt.
VI. Quản lý, tạo và phê duyệt đơn từ nhanh chóng ngay trên 1HRM
Việc trình các văn bản cứng hay email để xin phê duyệt đơn từ có thể khiến nhân sự và cả người có thẩm quyền duyệt đơn mất nhiều thời gian và các chi phí liên quan đến văn phòng phẩm, lưu trữ,… Doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng bộ công 1HRM – Giải pháp quản lý và số hóa đơn từ toàn diện với các ưu điểm vượt trội như:
- Số hóa toàn bộ các loại đơn từ hành chính, quy trình duyệt đơn
- Thay thế hoàn toàn cách thức viết đơn, nộp đơn, ký tươi xác nhận truyền thống
- Phân loại, sắp xếp đơn từ một cách khoa học, giúp dễ dàng tra cứu và tìm kiếm
- Tự động cập nhật dữ liệu của đơn từ đã phê duyệt vào bảng chấm công
- Báo cáo thống kê đơn từ đầy đủ, chính xác, khoa học
Nhận tư vấn và Demo phần mềm miễn phí
Để hoàn tất thủ tục xin nghỉ không lương một cách nhanh chóng, tuân thủ đúng quy trình và quy định pháp luật bạn có thể tham khảo thông tin và các mẫu đơn xin nghỉ không lương mà 1Office đã cung cấp phía trên. 1Office mong rằng thông qua bài viết trên, Bộ phận nhân sự cũng như người lao động đã có thêm những thông tin hữu ích và xây dựng được các quy định rõ ràng về việc xin nghỉ không lương tại doanh nghiệp của mình.