Mẫu đánh giá nhân viên thử việc đầy đủ chi tiết các tiêu chí
Mẫu đánh giá nhân viên thử việc chuẩn dành cho nhân viên rất cần thiết cho các công ty trong giai đoạn hiện nay. Bởi khi “chấm điểm” nhân viên một cách khách quan, đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp tuyển chọn đúng nhân tài. Vậy làm thế nào để xây dựng được một bảng nhận xét đánh giá sau thử việc đo lường chính xác? Hãy cùng khám phá chủ đề này với 1Office qua bài tổng hợp sau đây.
Xem thêm
- Mẫu tờ trình xin bổ sung nhân sự trong doanh nghiệp (tải miễn phí)
- Mẫu thư mời nhận việc chuẩn cho nhà tuyển dụng (có đính kèm bản tiếng Anh)
Mục lục
1. Tại sao cần nhận xét đánh giá nhân viên sau thử việc?
Quá trình thử việc có thể ví như thời gian “sống thử” giữa doanh nghiệp và ứng viên. Đây cũng là giai đoạn để hai bên tìm hiểu và quyết định tiến đến lâu dài. Quá trình thử việc còn giúp người lao động tìm hiểu môi trường, thể hiện bản thân mình và xác định khả năng gắn bó của họ với doanh nghiệp.
Về phía công ty, đây cũng là thời gian để các thành viên cũ làm quen với nhân viên mới. Nhà quản lý sẽ theo dõi, nhận xét đánh giá sau thử việc để quyết định ứng viên có thật sự phù hợp với công việc và doanh nghiệp hay không.
Khi thời gian thử việc kết thúc, công ty cần đánh giá kết quả quá trình thử việc của ứng viên để đưa ra quyết định ký kết hợp đồng lao động. Do đó, đánh giá nhân viên thử việc là một trong những quy trình quan trọng trong tuyển dụng. Nếu đánh giá ứng viên không đúng với năng lực thực tế sẽ gây lãng phí tiền bạc, nguồn lực, công sức của hai bên.
Xem thêm: MBTI là gì? Ứng dụng test trắc nhiệm tính cách để đánh giá nhân sự, ứng viên
2. Tiêu chí cần có trong mẫu đánh giá nhân viên thử việc
Tùy thuộc vào đặc thù mỗi doanh nghiệp và tình hình thực tế, bộ khung đánh giá nhân sự có thể khác nhau. Một trong những phương pháp lượng hóa năng lực nhân sự và đo lường phổ biến nhất hiện nay đó là mô hình ASK (viết tắt của Attitude – Skill – Knowledge). Mô hình này đánh giá nhân viên dựa trên ba tiêu chí: Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ.
2.1 Ba tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc quan trọng
- Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy. Knowledge là hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục – đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng. Ví dụ: Kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ,…
- Skill (Kỹ năng): Thuộc về kỹ năng thao tác. Skill là khả năng biến kiến thức có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân. Ví dụ: Kỹ năng quản trị các mối quan hệ, kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian,…
- Attitude (Phẩm chất/Thái độ): Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm. Attitude là cách cá nhân tiếp nhận, phản ứng lại với thực tế, đồng thời thể hiện thái độ, động cơ với công việc. Ví dụ: Tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật,…
Để đảm bảo tính khách quan, công bằng, người lãnh đạo nên thu thập đánh giá quá trình thử việc từ trưởng bộ phận, Giám đốc và bản thân người thử việc. Bạn cũng có thể xem xét những nhận xét từ các nhân viên cùng bộ phận/ vị trí,…
2.2 Một số tiêu chí đánh giá ứng viên phổ biến trong mẫu đánh giá quá trình thử việc
a. Đánh giá quá trình thử việc qua thái độ
- Tinh thần trách nhiệm: Mức độ trung thực và tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
- Tính tích cực: Mức độ nhiệt tình, tự nguyện thực hiện nhiệm vụ.
- Tinh thần hợp tác: Hợp tác và quan hệ tốt với đồng nghiệp.
- Tính kỷ luật: Chấp hành kỷ luật, thực hiện tốt nhiệm vụ và quy định của công ty.
- Giờ giấc làm việc: Tình trạng đi làm, nghỉ làm, đi muộn, về sớm, ra ngoài.
b. Đánh giá quá trình thử việc bằng năng lực
- Tư chất và khả năng làm việc: Tư chất, quá trình và kết quả thể hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Khối lượng công việc: Khối lượng công việc hoàn thành trong thời gian quy định.
- Chất lượng công việc: Mức độ khả quan, tiêu cực thực hiện nhiệm vụ được giao
- Khả năng: Nhiệm vụ được giao có phù hợp với năng lực ứng viên.
- Tình hình thực hiện công việc: Mức độ chính xác, thành thạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
c. Khả năng phát triển trong tương lai: Dự đoán khả năng phát triển sau này.
d. Tình hình sức khỏe: Tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý.
3. Tải mẫu đánh giá nhân viên thử việc đầy đủ
Bạn có thể tải mẫu đánh giá nhân viên thử việc miễn phí (phiên bản Tiếng Việt và Tiếng Anh) trong LINK sau.
Chúc các nhà tuyển dụng tìm được những ứng viên phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng giải pháp phần mềm quản lý nhân sự 1Office để gia tăng hiệu quả và sự chuyên nghiệp trong quá trình tuyển dụng.
4. Quy trình đánh giá thử việc tiêu chuẩn trong doanh nghiệp
Sau quá trình thử việc, phía doanh nghiệp sẽ có một bản đánh giá nhân viên thử việc để làm căn cứ có tiếp tục hợp tác với nhân sự đó không. Sau khí phía công ty thông qua đánh giá năng lực nhân viên thì các bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng có thể được tóm tắt như sau:
- Hết thời gian thử việc, người quản lý sẽ đánh giá nhân viên và đưa ra đề xuất có ký kết hợp đồng chính thức hay không.
- Người quản lý gửi kết quả đánh giá cho bộ phận nhân sự.
- Bộ phận nhân sự trình báo cáo đến lãnh đạo doanh nghiệp để duyệt đề xuất tuyển dụng.
- Sau khi được lãnh đạo phê duyệt, bộ phận nhân sự sẽ làm hợp đồng và chuyển lại cho quản lý bộ phận.
- Quản lý sẽ thông báo kết quả đánh giá nhân viên thử việc và trao đổi để ký hợp đồng chính thức giữa hai bên.
5. Quy định cần lưu ý về thời gian thử việc và mức lương thử việc
Nhà tuyển dụng và ứng viên nên lưu ý về thời gian thử việc, mức lương thử việc để tránh sai sót không đáng có.
5.1 Thời gian thử việc tối đa
Thời gian thử việc có thể khác nhau tùy thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc. Tuy nhiên, chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Không quá 60 ngày với công việc yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên.
- Không quá 30 ngày với công việc yêu cầu trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
5.2 Kết thúc thời gian thử việc
- Khi quá trình thử việc đạt yêu cầu, doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng lao động chính thức với người lao động.
- Trong quá trình thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước hay bồi thường nếu việc làm thử không đạt được yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.
5.3 Thông báo đánh giá quá trình thử việc
- Trong vòng 3 ngày kể từ khi kết thúc quá trình thử việc, doanh nghiệp phải thông báo kết quả đánh giá nhân viên thử việc cho người lao động.
5.4 Mức lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận. Đặc biệt, ứng viên cần nhớ mức lương không được ít hơn 85%. Một số mẫu quy trình tuyển dụng trong doanh nghiệp sẽ giúp bạn chọn ra ứng viên phù hợp với mức lương thỏa thuận.
1Office – Đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp phần mềm HRM hiện đại, phù hợp với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Với kinh nghiệm triển khai phần mềm cho nhiều tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến cho bạn giải pháp tối ưu nhất.
Liên hệ với 1Office để được tư vấn tận tình:
- Hotline: 083 483 8888
- Website: https://1office.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn