Mẫu KPI cho vị trí Nhân viên Lập trình đầy đủ nhất
Mẫu KPI rất cần thiết cho Nhân viên Lập trình trong một doanh nghiệp. Nếu bạn chưa biết tạo lập KPI cho vị trí Lập trình viên thì hãy cùng 1Office khám phá các thông tin hữu ích trong bài viết sau.
1. Mẫu KPI dễ dàng xác định qua bản mô tả công việc của Lập trình viên
Mẫu KPI cho một nhân viên lập trình dễ dàng xây dựng khi người quản lí hiểu rõ công việc ở vị trí này. Lập trình viên được mệnh danh là “bác sĩ” của những chương trình, phần mềm bị lỗi. Nghề lập trình cũng chia ra nhiều mảng đa dạng như Lập trình web, Lập trình mobile, lập trình hệ thống, lập trình game, lập trình database.
Mẫu KPI lập trình viên cần rõ ràng các nhiệm vụ cụ thể
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên IT System chính xác nhất
1.1 Nhân viên Lập trình viên là ai?
Những người viết ra chương trình máy tính còn gọi là Lập trình viên. Họ sẽ tham gia trực tiếp vào công việc thiết kế, xây dựng và tạo ra các chương trình phần mềm mới. Đặc biệt, lập trình viên còn dùng ngôn ngữ riêng trong ngành công nghệ kết hợp với công cụ máy tính để sáng tạo ra các phần mềm hữu dụng. Ngôn ngữ của lập trình gồm nhiều dạng: C++, Visual Basic.net, Java…
Có lẽ ít nghề nào mang nhiều cái tên như nghề Lập trình viên. Bạn có thể thấy họ được gọi là nhà phát triển phần mềm (software developer), lập trình viên máy tính (computer programmer), lập trình viên phần mềm (software coder) hay kĩ sư phần mềm (software engineer).
1.2 Bản mô tả công việc phổ biến của Nhân viên Lập trình viên
Nghề lập trình có rất nhiều nhiệm vụ nhưng thông thường tạo ra các dòng code là trách nhiệm chính của developer.
Nghề lập trình có nhiều mảng chuyên môn đa dạng
- Phối hợp cùng các developers và nhà phân tích kinh doanh để đưa ra mẫu thiết kế phần mềm;
- Chuẩn bị các nguyên mẫu cơ bản và bản mô tả chi tiết chương trình;
- Mô tả chi tiết phần mềm và chuyển đổi bản thiết kế thành đoạn code có khả năng thực thi cao cùng ngôn ngữ phù hợp;
- Hợp nhất hướng giải quyết phần mềm cá nhân thành hệ thống có level cao;
- Kiểm tra code định kì nhằm đảm bảo code mang tới kết quả đáng mong đợi à sửa lỗi khi cần thiết;
- Dùng các công cụ dựa trên nền tảng web để tạo ra phần mềm có dạng dịch vụ nâng cao;
- Phối hợp với các Technical Writers để viết tài liệu hỗ trợ người dùng;
- Nâng cấp định kì để giúp phần mềm và các hệ thống được bảo mật và sử dụng hiệu quả hơn.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên kế toán trong doanh nghiệp
1.3 Yêu cầu công việc của Lập trình viên trong mẫu KPI
- Lập trình viên cần tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin hoặc các chuyên ngành liên quan;
- Có 2 – 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình;
- Có khả năng lập trình bằng ngôn ngữ như Java (J2EE), C++, XML, Python,…
- Có kiến thức xuất sắc trong công nghệ SQL, ORM và dữ liệu liên quan;
- Thành thạo công cụ Visual Studio 2005 trở lên, JCreator, Netbeans, SQL Server 2005, Adobe Photoshop, IIS, các phần mềm quản trị mã nguồn và dự án,…
- Có tư duy logic, thuật toán tốt;
- Nắm bắt được công nghệ mới, xu hướng phát triển công nghệ trên web;
- Tuổi từ 22 – 40 tuổi;
- Có khả năng đọc, hiểu tiếng Anh chuyên ngành;
- Năng động, sáng tạo, tự giải quyết công việc mà không cần quản lý giám sát nhiều;
- Chịu được áp lực công việc, làm việc theo nhóm hoặc độc lập.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng nhóm kinh doanh chi tiết nhất
2. Mẫu KPI của vị trí Lập trình viên
Bản KPI chuẩn chỉnh của vị trí Lập trình viên sẽ giúp nhà quản trị giám sát được tiến độ công việc và tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả.
Nhân viên lập trình sẽ làm việc dựa trên khối lượng công việc trong bản KPI
2.1 Mẫu KPI cho Nhân viên Lập trình viên gồm nội dung gì?
KPI cho lập trình viên cần rõ ràng về trách nhiệm, quyền lợi, quyền hạn.
2.1.1 KPI Lập trình viên gắn chặt với mục tiêu và kế hoạch doanh nghiệp
- Mục tiêu cần hoàn thành của Lập trình viên là gì?
- Các chỉ số trọng tâm đo lường hiệu suất (KPI) của vị trí Lập trình viên;
- Các nhiệm vụ và công việc cần triển khai của Lập trình viên là gì?
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự
2.1.2 Các phương diện của KPI
- Trách nhiệm: Lập trình viên cần phải làm gì? Kết quả cần đạt được là gì?
- Quyền lợi: Lập trình viên nhận được gì khi hoàn thành nhiệm vụ dược giao?
- Quyền hạn: Lập trình viên được sử dụng những nguồn lực gì khi thực hiện công việc hàng ngày?
2.1.3 KPI với Nhân viên Lập trình viên
- Tỷ lệ hoàn thành đúng deadline;
- Bugs Closed;
- Tỷ lệ đạt chất lượng ngay từ đầu (First Pass Yield – FPY).
2.2 Bản KPI tham khảo dành cho Nhân viên Lập trình viên
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên Content Marketing chi tiết nhất
3. Bí quyết xây dựng KPI hiệu quả cho doanh nghiệp
Xây dựng KPI là một việc làm quan trọng đối với doanh nghiệp nếu muốn nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xây dựng KPI và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, 1Office mang đến giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp gồm bộ công cụ số hóa giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự, nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.
HRM – Bộ tính năng hỗ trợ giải quyết công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Tuyển dụng; số hóa lưu trữ hồ sơ – có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong việc quản lý nhân sự khi số hóa nhanh chóng tất cả các dữ liệu.
1Office – Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp
Được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó, phần mềm Quản lý – Đánh giá KPI cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lươn
Với 1Office, bạn có thể thiết lập chỉ tiêu đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó. Hệ thống cho phép tùy biến thiết lập các công thức để đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý.
Tính năng này cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Người dùng dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lương.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó
Trong doanh nghiệp hàng tháng có thể có nhiều KPI khác nhau, thậm chí một bạn nhân viên có thể nằm trên nhiều bảng đánh giá KPI khác nhau.
1Office sẽ tự động tổng hợp thành một bảng tổng hợp KPI chung. Với những nhân sự có nằm nhiều bảng KPI thì hệ thống sẽ mặc định lấy điểm KPI lớn nhất để cho vào bảng tổng hợp.
Đánh giá KPI của 1Office giúp phân công và quản lý công việc hàng ngày của nhân viên dễ dàng tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho nhà quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.
Từ đó giúp dự án chạy đúng tiến độ, thậm chí vượt tiến độ. Nhà quản lý xác định được nhân viên xuất sắc hoặc yếu kém để khen thưởng hay kỉ luật.
Xây dựng mẫu KPI cho nhân viên là bước tiến mới của doanh nghiệp trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
1Office hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc xây dựng và áp dụng KPI tại doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, 1Office liên tục cập nhật những bài viết cung cấp kiến thức bổ ích trong quản trị doanh nghiệp, bạn đừng quên theo dõi nhé!
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu vấn đề xây dựng KPI cho nhân viên của mình, hãy đăng ký dùng thử phần mềm 1Office tại 1office.vn để hiểu hơn về giải pháp đánh giá KPI trong quản lý công việc nhé!
Đọc thêm:
Mẫu KPI của Trưởng phòng phát triển sản phẩm – CTO