Mẫu KPI cho vị trí Trợ lý giám đốc trong doanh nghiệp
Mẫu KPI dành cho Trợ lý giám đốc rất cần thiết cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí này. Vậy một bản KPI của Trợ lý giám đốc cần những nội dung gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây để biết thêm chi tiết!
Mục lục
1. Xác định mẫu KPI qua bản mô tả công việc của Trợ lý giám đốc
Mẫu KPI của trợ lý giám đốc không thể thiếu bản mô tả công việc để người lãnh đạo dễ dàng đánh giá nhân viên. Vốn được biết đến là cánh tay phải đắc lực của sếp và giúp ban lãnh đạo chèo lái con thuyền vận mệnh của công ty, vậy trợ lý giám đốc thực chất là người như thế nào?
Mẫu KPI của trợ lý giám đốc cần có nội dung đầy đủ
1.1 Trợ lý giám đốc là ai?
Trợ lý giám đốc còn có tên tiếng Anh là Assistant Manager. Đây là vị trí hỗ trợ hành chính cho giám đốc để đảm bảo toàn bộ quá trình quản lý công việc hàng ngày của giám đốc diễn ra suôn sẻ. Trợ lý giám đốc còn giúp giám đốc sử dụng hiệu quả thời gian làm việc trong ngày.
Một người trợ lý giỏi cần có kinh nghiệm, trình độ cao, chuyên môn sâu về dịch vụ, sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, họ cần chủ động hơn trong công việc, đặc biệt là khoảng thời gian giám đốc đi vắng.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên kế toán trong doanh nghiệp
1.2 Bản mô tả công việc của Trợ lý giám đốc
Công việc hàng ngày của Trợ lý giám đốc cụ thể như sau:
Người trợ lý hầu như hỗ trợ giám đốc trong mọi công việc thuộc lĩnh vực của công ty
- Thực hiện kế hoạch cho các phòng ban;
- Điều phối và theo dõi sát sao các công viêc hàng ngày của nhân viên công ty thay giám đốc;
- Thực hiện công việc theo đúng chính sách và nội quy của nội bộ doanh nghiệp;
- Theo dõi tiến độ, rà soát lại và thực hiện các mục tiêu đã đề ra;
- Luôn hỗ trợ phòng Nhân sự thực hiện công việc liên quan đến đánh giá, tuyển dụng, đào tạo nhân viên;
- Hỗ trợ phòng kế toán để thiết lập dự toán ngân sách của công ty;
- Luôn nắm rõ các kế hoạch sự kiện của công ty;
- Một số trường hợp cần thiết, trợ lý giám đốc cần trở thành người phát ngôn đại diện của công ty;
- Xây dựng báo cáo và trình lên giám đốc, trưởng phòng ban để họ xem xét, phê duyệt;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công từ cấp trên.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng nhóm kinh doanh chi tiết nhất
1.3 Yêu cầu công việc cho vị trí Trợ lý giám đốc
- Trợ lý giám đốc cần có kiến thức vững chắc ở các chuyên ngành như Marketing, Kinh tế, Quản trị kinh doanh hay một số lĩnh vực có liên quan khác;
- Từng có kinh nghiệm ở các công việc có tính chất người quản lý;
- Đã có kinh nghiệm trong việc quản lý và vận hành công việc đạt hiệu quả;
- Có kiến thức sâu rộng về những quy định liên quan đến pháp luật kinh tế Việt Nam;
- Thành thạo những phần mềm quản lý dữ liệu được sử dụng phổ biến hiện nay ở các doanh nghiệp;
- Thành thạo các ứng dụng văn phòng;
- Kỹ năng giao tiếp và trình bày quan điểm trước đám đông tốt;
- Giải quyết vấn đề nhanh chóng và chịu được áp lực công việc cao;
- Có khả năng tổ chức và lãnh đạo một cách toàn diện.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự
2. Mẫu KPI của vị trí Trợ lý giám đốc
Cần rõ ràng các nhiệm vụ triển khai trong mẫu KPI của Trợ lý giám đốc. Để được nhiều người đánh giá cao thì người trợ lý nên tạo cho riêng mình phong thái chuyên nghiệp.
Có rất nhiều nguồn lực dành riêng cho trợ lý giám đốc sử dụng để hoàn thành công việc
2.1 Mẫu KPI cho Trợ lý giám đốc gồm nội dung gì?
Bản KPI của trợ lý giám đốc phải gắn chặt với kế hoạch doanh nghiệp.
2.1.1 KPI Trợ lý giám đốc gắn chặt với mục tiêu và kế hoạch doanh nghiệp
- Mục tiêu cần hoàn thành là gì?
- Các chỉ số trọng tâm đo lường hiệu suất (KPI);
- Các nhiệm vụ và công việc cần triển khai của Trợ lý giám đốc là gì?
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên Content Marketing chi tiết nhất
2.1.2 Các phương diện của KPI
- Trách nhiệm: Trợ lý giám đốc cần phải làm gì? Kết quả cần đạt được là gì?
- Quyền lợi: Trợ lý giám đốc nhận được gì khi hoàn thành nhiệm vụ?
- Quyền hạn: Trợ lý giám đốc được sử dụng những nguồn lực gì khi thực hiện công việc?
2.1.3 KPI với Trợ lý giám đốc
- Định lượng được mục tiêu cần đạt ở các cấp độ: Doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị;
- Giám sát đo lường kết quả công việc;
- Là công cụ để giao việc (đàm phán KPI);
- Quản trị quy trình.
2.2 Bản KPI tham khảo dành cho Trợ lý giám đốc
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên IT System chính xác nhất
Bí quyết xây dựng KPI hiệu quả cho doanh nghiệp
Xây dựng KPI là một việc làm quan trọng đối với doanh nghiệp nếu muốn nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xây dựng KPI và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, 1Office mang đến giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp gồm bộ công cụ số hóa giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự, nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.
HRM – Bộ tính năng hỗ trợ giải quyết công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Tuyển dụng; số hóa lưu trữ hồ sơ – có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong việc quản lý nhân sự khi số hóa nhanh chóng tất cả các dữ liệu.
1Office – Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp
Được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó, phần mềm Quản lý – Đánh giá KPI cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lươn
Với 1Office, bạn có thể thiết lập chỉ tiêu đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó. Hệ thống cho phép tùy biến thiết lập các công thức để đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý.
Tính năng này cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Người dùng dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lương.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó
Trong doanh nghiệp hàng tháng có thể có nhiều KPI khác nhau, thậm chí một bạn nhân viên có thể nằm trên nhiều bảng đánh giá KPI khác nhau.
1Office sẽ tự động tổng hợp thành một bảng tổng hợp KPI chung. Với những nhân sự có nằm nhiều bảng KPI thì hệ thống sẽ mặc định lấy điểm KPI lớn nhất để cho vào bảng tổng hợp.
Đánh giá KPI của 1Office giúp phân công và quản lý công việc hàng ngày của nhân viên dễ dàng tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho nhà quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.
Từ đó giúp dự án chạy đúng tiến độ, thậm chí vượt tiến độ. Nhà quản lý xác định được nhân viên xuất sắc hoặc yếu kém để khen thưởng hay kỉ luật.
Xây dựng mẫu KPI cho nhân viên là bước tiến mới của doanh nghiệp trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
1Office hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc xây dựng và áp dụng KPI tại doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, 1Office liên tục cập nhật những bài viết cung cấp kiến thức bổ ích trong quản trị doanh nghiệp, bạn đừng quên theo dõi nhé!
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu vấn đề xây dựng KPI cho nhân viên của mình, hãy đăng ký dùng thử phần mềm 1Office tại 1office.vn để hiểu hơn về giải pháp đánh giá KPI trong quản lý công việc nhé!
Đọc thêm:
Mẫu KPI của Trưởng phòng phát triển sản phẩm – CTO