Một doanh nghiệp chỉ có thể phát triển mạnh khi có được một đội ngũ nhân sự chất lượng. Người có thể đảm nhiệm các khâu quản lý nguồn nhân lực một cách tốt và đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp chính là CHRO. Vị trí CHRO dù thường được nhắc nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy cụ thể, CHRO là gì và những tố chất cần thiết để trở thành một CHRO giỏi là gì? Hãy cùng 1Office tìm kiếm giải đáp cho những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.
1. CHRO là gì?
CHRO là viết tắt của Chief Human Resources Officer, chỉ chức danh Giám đốc Nhân sự hay Giám đốc Tuyển dụng. CHRO chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng con người, lập kế hoạch và chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty. Cụ thể, CHRO sẽ phối hợp với ban giám đốc để đưa ra kế hoạch tuyển chọn tuyển dụng, đào tạo nhân sự, đề xuất các chế độ đãi ngộ để giữ chân nhân tài, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tổ chức các hoạt động gắn kết nhân viên, và thiết lập quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong đơn vị.
2. Công việc của một giám đốc nhân sự CHRO
Không phải ai cũng biết cụ thể công việc của giám đốc nhân sự CHRO là gì. 1Office đã tìm hiểu và xin đưa ra bảng mô tả công việc giám đốc nguồn nhân lực CHRO, cụ thể:
- Đảm bảo cung ứng đủ nguồn nhân lực để đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Phối hợp với các phòng ban liên quan để tuyển dụng đúng vị trí, hoàn thành KPI tuyển dụng cho từng bộ phận và đảm bảo quy trình tuyển dụng diễn ra thuận lợi, đúng quy định.
- Tổ chức các hoạt động đào tạo nhân sự mới, phát triển các kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng và hiệu quả làm việc của nhân viên.
- Sắp xếp và tổng hợp số liệu về hoạt động tuyển dụng, bao gồm các chỉ số KPIs, đánh giá năng lực, số nhân sự cần tuyển dụng, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, và báo cáo với cấp trên.
- Tìm ra những lỗ hổng nhân sự hoặc các vấn đề tồn đọng như thiếu nhân viên, nhân viên thiếu năng lực, thái độ làm việc, kỷ luật chưa tốt, và đề xuất hướng giải quyết.
- Đưa ra các chính sách để thu hút và giữ chân nhân tài, đảm bảo sự hài lòng của nhân viên trong quá trình làm việc.
- Quản lý ngân sách liên quan đến nhân sự, đảm bảo các chi phí được kiểm soát và sử dụng hiệu quả.
- Phối hợp với các chuyên viên HR trong bộ phận để phân tích và đánh giá các công việc liên quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nhân sự mà ban lãnh đạo ủy nhiệm.
3. Vai trò của CHRO trong tổ chức doanh nghiệp
Giám đốc nhân sự CHRO đóng vai trò then chốt và có trách nhiệm vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Dưới đây là 4 vai trò chính của CHRO:
3.1 Nhà truyền thông tìm kiếm những nhân tài xuất sắc
Mỗi phòng ban trong doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tuyển dụng các vị trí khác nhau với những yêu cầu riêng biệt. Giám đốc nhân sự (CHRO) sẽ là người đại diện cho công ty khi tìm kiếm và tiếp xúc với ứng cử viên, chịu trách nhiệm truyền đạt thông tin về doanh nghiệp đến ứng viên trước, trong và sau quá trình tuyển dụng.
Cụ thể, CHRO cần truyền đạt chính xác các yêu cầu và kỹ năng cần thiết đến ứng viên. Bên cạnh đó, họ cũng chịu trách nhiệm thông báo thời gian phỏng vấn nếu CV của ứng viên đáp ứng yêu cầu, cung cấp kết quả phỏng vấn và thông tin về lương, thưởng, quyền lợi khi ứng viên được nhận vào làm việc.
Sau khi xác định được ứng viên tiềm năng, CHRO cần cung cấp cho ứng viên thông tin về các nội quy và văn hóa công ty để ứng viên có thể bắt đầu giai đoạn thử việc. Đồng thời, CHRO cũng phải báo cáo cho cấp trên về tình hình nhân sự tại các phòng ban, sử dụng thông tin này làm căn cứ để đánh giá chất lượng của mỗi đợt tuyển dụng.
3.2 Là người tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự
Không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm nhân tài, CHRO còn chịu trách nhiệm quản lý phần mềm quản trị nhân sự nhằm theo dõi, đánh giá kết quả làm việc của các nhân sự một cách khoa học. Nhờ ứng dụng công nghệ trong quản lý nhân sự, CHRO có thể quan sát sự cố gắng và hiệu suất làm việc của từng cá nhân, nhận diện ai đang phát triển và ai vẫn chưa tiến bộ, từ đó điều chỉnh bảng lương và các phúc lợi một cách hợp lý.
Nhờ áp dụng các phần mềm hữu ích, CHRO có thể giảm bớt gánh nặng trong việc quản lý hồ sơ ứng viên, theo dõi và chăm sóc các ứng viên tiềm năng. Các công việc như đo lường, thông báo kết quả phỏng vấn, chấm công… trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian hơn.
3.3 Xây dựng và lan truyền văn hóa doanh nghiệp tích cực
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, và người giữ vai trò duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp chính là CHRO. Thông qua các hoạt động và chương trình đào tạo nhân tài chuyên nghiệp, CHRO có thể lan tỏa văn hóa doanh nghiệp đến nhân viên ở các phòng ban. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ và năng động, từ đó nâng cao hiệu suất công việc và cảm hứng làm việc cho nhân viên.
3.4 Cầu nối hiệu quả với CCO, CFO, CPO
CHRO chịu trách nhiệm cung cấp nhân sự “chất lượng cao” cho các phòng ban, bao gồm cả các vị trí lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu không nắm được kế hoạch tuyển dụng của CCO (Giám đốc kinh doanh), CPO (Giám đốc sản xuất), và đặc biệt là CFO (Giám đốc tài chính), CHRO không chỉ khó khăn trong việc tìm kiếm ứng viên phù hợp mà còn có thể vi phạm ngân sách và các điều kiện cho phép của công ty.
4. Các tố chất và kỹ năng cần có của một CHRO
Để trở thành giám đốc nhân sự, bạn cần sở hữu những kinh nghiệm và kỹ năng nhất định. Vì CHRO là vị trí quản lý cấp cao, yêu cầu về sẽ cao hơn so với vị trí nhân viên nhân sự, cụ thể:
4.1 Trình độ chuyên môn cao
CHRO là một vị trí quản lý nhân sự cấp cao, yêu cầu chuyên môn và kỹ năng quản lý nhân sự rất cao. Nền tảng học vấn và hồ sơ chuyên môn vững chắc cũng rất quan trọng, giúp CHRO xây dựng sự tin cậy từ nhân viên đối với các chương trình và hoạt động nhân sự của mình.
4.2 Kinh nghiệm dày dặn
Vì có vai trò tìm kiếm nhân tài cho nhiều vị trí khác nhau, CHRO cần phải có kỹ năng đánh giá và nhìn nhận con người tốt để lựa chọn ứng viên phù hợp. Để ứng tuyển thành công vào vị trí giám đốc nhân sự, bạn cần có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nhân sự, đặc biệt là ở các vị trí quản lý tương đương. Kinh nghiệm đa dạng trong nhiều lĩnh vực sẽ giúp bạn nổi bật hơn trước nhà tuyển dụng.
Hiện nay, nhà tuyển dụng yêu cầu vị trí giám đốc nhân sự cần có từ 10-15 năm kinh nghiệm làm việc ở cấp quản lý bộ phận nhân sự, chẳng hạn như trưởng phòng quản trị nhân sự, giám đốc tuyển dụng, hoặc giám đốc đào tạo & phát triển.
4.3 Kỹ năng lãnh đạo
Là người đứng đầu bộ phận nhân sự, CHRO cần có kỹ năng lãnh đạo vững vàng để điều hành và quản lý hiệu quả các hoạt động của bộ phận, đồng thời đưa ra quyết định đúng đắn, tạo động lực và thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Ngoài khả năng lãnh đạo và chuyên môn về nhân sự, CHRO còn cần được đào tạo về thực hành kinh doanh có đạo đức, quản lý mối quan hệ, giao tiếp, và có nhận thức sâu rộng về văn hóa và toàn cầu.
4.4 Kỹ năng phân tích và xử lý tình huống
CHRO chủ yếu làm việc với con người, do đó sẽ thường xuyên đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau. CHRO phải giải quyết các mâu thuẫn giữa nhân viên, quản lý hiệu suất làm việc, xử lý các vấn đề liên quan đến lương và phúc lợi, cũng như giải quyết các tranh chấp lao động. Vì vậy, CHRO cần phải có kỹ năng phân tích và giải quyết sự cố tốt, khả năng nhìn thấu vấn đề và đưa ra quyết định nhanh chóng cho bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nhân sự trong công ty.
4.5 Kỹ năng mềm cá nhân khác
Để trở thành một CHRO giỏi, bạn cần sở hữu một số kỹ năng mềm quan trọng, bao gồm:
- Kỹ năng làm việc nhóm để hợp tác hiệu quả với các phòng ban khác.
- Kỹ năng thuyết trình và đàm phán trước đám đông.
- Kỹ năng sử dụng phần mềm và công nghệ mới trong quản lý nhân sự.
- Nắm rõ về luật pháp liên quan đến tuyển dụng, chấm công, lương, phúc lợi, bảo hiểm, và an toàn lao động để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tránh rủi ro pháp lý.
- Nhạy bén trí tuệ và cảm xúc để đáp ứng nhu cầu của nhân viên, xây dựng môi trường làm việc tích cực.
- Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, truyền đạt thông tin để giải quyết vấn đề và thúc đẩy sự phát triển của nhân viên.
5. Phần mềm nhân sự HRM – Công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc của CHRO
Một trong những kỹ năng thiết yếu của Giám đốc nhân sự (CHRO) là quản lý nhân sự. Để nâng cao hiệu quả và tinh gọn quá trình quản lý, phần mềm quản lý nhân sự (HRM) là một giải pháp toàn diện. HRM giúp CHRO và bộ phận nhân sự tự động hóa các công việc như lưu trữ thông tin, tuyển dụng, chấm công, tính lương, bảo hiểm, thuế, cũng như theo dõi và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.
Trong số các phần mềm quản trị nhân sự hàng đầu hiện nay, giải pháp 1HRM của 1Office được đánh giá cao và được nhiều doanh nghiệp tin dùng. Phần mềm này giúp số hóa và lưu trữ toàn bộ dữ liệu liên quan đến hồ sơ nhân sự, hợp đồng lao động, thông tin bảo hiểm, quản lý phép và bù công, phục vụ cho việc tra cứu và phân tích dễ dàng. Thông tin nhân viên được tổng hợp đa chiều, giúp theo dõi và nắm bắt nguồn lực của doanh nghiệp một cách tiện lợi.
Công cụ này không chỉ khắc phục những nhược điểm của Excel mà còn mang lại nhiều giá trị quan trọng cho doanh nghiệp, bao gồm: hệ thống hóa và bảo mật dữ liệu nhân sự, giảm thiểu sai sót, tiết kiệm thời gian và công sức, hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng, cũng như giữ chân nhân sự và thu hút ứng viên tuyển dụng.
Hy vọng thông tin từ 1Office sẽ giúp bạn hiểu rõ CHRO là gì và các trách nhiệm liên quan. Qua đó, bạn có thể đánh giá xem định hướng của mình có phù hợp với vai trò nhân sự cấp cao này không và nắm rõ các yêu cầu cần thiết để thực hiện tốt công việc.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về phần mềm quản trị nhân lực của 1Office hoặc cần hỗ trợ trong quá trình trải nghiệm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây:
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
- YouTube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA