083.483.8888
Đăng ký

Mỗi bộ phận trong công ty đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển. Trong đó, bộ phận C&B (Compensation and Benefits) tuy chỉ là một phần nhỏ trong bộ máy nhân sự, nhưng vai trò của C&B đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính liên quan đến nhân sự. Như vậy, C&B là gì? Nhiệm vụ và vai trò của họ là gì? Hãy cùng 1Office khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. C&B là gì?

C&B là viết tắt của Compensation & Benefits, một bộ phận quan trọng thuộc cấu trúc phòng nhân sự. Phòng nhân sự thường bao gồm 3 bộ phận chính: tuyển dụng, trả lương và phúc lợi (C&B) cùng với đào tạo và phát triển. Bộ phận C&B đảm nhận vai trò quan trọng trong quản lý và điều chỉnh các khía cạnh về lương và phúc lợi cho nhân viên, đóng góp vào việc duy trì, phát triển nguồn nhân lực của công ty.

C&B là gì?
C&B là gì?

Mỗi bộ phận trong công ty đều đảm nhận các vai trò khác nhau. Trong đó, bộ phận C&B có trách nhiệm quyết định về mặt lương, thưởng và các chính sách phúc lợi khác đối với nhân viên trong công ty. Qua việc thực hiện những quyết định này, C&B đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một hệ thống tổ chức minh bạch và rõ ràng, giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn.

>> Tìm hiểu thêm: Quản lý tiền lương là gì? 4 cách tối ưu quy trình hiệu quả

2. Vai trò của bộ phận C&B trong các doanh nghiệp

Bộ phận C&B trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối hoạt động kinh doanh với mục tiêu thị trường. Họ là những chuyên gia phân tích giá trị của doanh nghiệp và chuyển đổi nó thành giá trị thực tế tương ứng.

Ngoài ra, nhân viên C&B cùng với ban giám đốc thường đưa ra hệ thống phúc lợi định kỳ nhằm tăng cường năng suất và khuyến khích nhân viên đạt hiệu suất cao trong công việc. Bộ phận C&B thường xây dựng các phương thức chi trả cho nhân viên theo hai hình thức chính:

  • Tài chính: Tài chính được chia thành hai nguồn chính là nguồn tiền trực tiếp và nguồn tiền gián tiếp. Nguồn tiền trực tiếp bao gồm các khoản thu nhập như lương, hoa hồng,… trong khi nguồn tiền gián tiếp bao gồm các khoản bảo hiểm và các khoản phụ cấp khác,…
  • Phi tài chính: Xây dựng văn hóa công sở và môi trường làm việc chuyên nghiệp. Điều này sẽ tạo ra động lực và thúc đẩy sự phát triển cá nhân của mỗi thành viên. Đồng thời, việc thiết lập một lộ trình thăng tiến rõ ràng, cụ thể sẽ giúp nhân viên có định hướng và động lực để đạt được vị trí mục tiêu trong công ty.

3. Công việc chính của bộ phận C&B

3.1 Quản lý data HR

Nhiệm vụ đầu tiên mà nhân viên C&B phải thực hiện là quản lý Data HR, bao gồm danh sách thông tin của toàn bộ nhân viên trong công ty. Data này chứa đựng thông tin cá nhân và thông tin về công việc của từng nhân viên, cùng với những thông tin khác quan trọng tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng công ty.

Các dữ liệu về nhân sự sẽ được bộ phận C&B nhận từ ban tuyển dụng và nhập thủ công vào file Excel hoặc các phần mềm khác. Họ liên tục cập nhật thông tin khi nhân viên thực hiện các hoạt động làm việc. Nhiệm vụ này có thể bao gồm cả việc quản lý bản cứng sơ yếu lý lịch của từng nhân viên. Điều này giúp đảm bảo rằng dữ liệu nhân sự được cập nhật và quản lý hiệu quả.

3.2 Ban hành và điều chỉnh lương

Công việc này đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ của nhân viên C&B. Vai trò của họ như một chuyên viên tư vấn, họ đảm nhận nhiệm vụ xây dựng và điều chỉnh chính sách lương bổng theo hướng thị trường.

Ngoài ra, nhân viên C&B cũng thực hiện nghiên cứu và điều chỉnh bảng lương hàng năm của công ty để đảm bảo tuân thủ mức lương tối thiểu theo vùng dựa trên Bộ luật Lao động. Cuối cùng, họ đăng ký lại với Cơ quan quản lý lao động địa phương để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Điều này làm cho chính sách lương của công ty trở nên công bằng, hợp lý và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

3.3 Tính toán và chi trả lương nhân viên

Đây là một hoạt động định kỳ mà nhân viên C&B phải thực hiện hàng tháng. Dựa vào bảng lương và thâm niên của mỗi nhân viên, họ tính toán và chi trả chính xác mức lương theo tháng.

Thông thường, công việc này được hỗ trợ chủ yếu bằng các phần mềm để giảm thiểu tiêu cực từ con người. Tuy nhiên, nếu có các chính sách lương khác nhau trong doanh nghiệp, nhân viên sẽ thực hiện các thao tác thủ công.

Sau khi hoàn tất việc tính lương, nhân viên C&B gửi phiếu lương cho từng nhân viên để họ kiểm tra. Họ tiếp nhận phản hồi từ nhân viên và nếu có bất kỳ sai sót nào trong tính toán, C&B sẽ giải quyết nhanh chóng và chính xác để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong hệ thống lương của công ty.

Ngày nay, để tối ưu hóa quá trình tính lương cho nhân viên, bộ phận C&B tại nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ việc sử dụng Excel thủ công sang việc sử dụng các phần mềm tính lương như 1Office. Phần mềm này không chỉ có khả năng tự động tính toán bảng lương mà còn xây dựng bảng lương linh hoạt theo cơ chế lương của doanh nghiệp, hỗ trợ việc thiết lập nhiều cơ chế lương phù hợp với từng phòng ban.

Công việc chính của bộ phận C&B
Công việc chính của bộ phận C&B

3.4 Công việc về thuế, BHXH

Nhân viên C&B cũng đảm nhận trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến các chế độ bảo hiểm và an sinh xã hội cho nhân viên. Cụ thể, công việc này có thể bao gồm việc tính toán thuế thu nhập cá nhân, quản lý các chế độ phúc lợi khác và đối thoại với các cơ quan quản lý. Điều này đòi hỏi sự chính xác, minh bạch để đảm bảo rằng nhân viên được hưởng đầy đủ lợi ích và quyền lợi theo quy định.

3.5 Đánh giá nhân viên theo từng thời kỳ

Dựa trên bảng kế hoạch kinh doanh hàng năm, bộ phận C&B sẽ thực hiện đánh giá năng lực nhân viên và tạo ra bảng xếp hạng theo từng năm. Đây là cơ sở để khen ngợi những nhân viên xuất sắc và phê bình, thay thế những nhân viên không đạt hiệu suất doanh nghiệp mong muốn.

Quy trình đánh giá nhân sự sẽ tuân theo quy mô và quy định của từng công ty, bộ phận C&B sẽ đóng vai trò trực tiếp hoặc hỗ trợ trong quá trình đánh giá nhân sự này. Điều này giúp tạo ra một hệ thống đánh giá công bằng, minh bạch, đồng thời khuyến khích sự phát triển và đóng góp tích cực từ phía nhân viên.

3.6 Quản lý quan hệ lao động

Bộ phận C&B đảm nhận việc tiếp nhận, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp và khiếu nại từ nhân viên nhằm đảm bảo quy trình và chất lượng công việc diễn ra một cách thông suốt. Họ cũng đóng vai trò là đại diện của công ty trong việc thông báo, triển khai các chính sách mới đến toàn bộ nhân viên.

Với trách nhiệm trên, nhân viên C&B phải đảm bảo tính chính xác của thông tin, tránh sự lan truyền thông tin không chính xác có thể gây mất đoàn kết và uy tín của công ty.

Để giải quyết công việc quản lý nhân sự một cách hiệu quả và hạn chế sai sót thông tin, doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng phần mềm HRM của 1Office. Đây là một giải pháp quản lý hồ sơ nhân sự đa chức năng và toàn diện được nhiều doanh nghiệp tin dùng. Công cụ giúp doanh nghiệp số hóa, lưu trữ toàn bộ dữ liệu liên quan đến hồ sơ nhân sự, hợp đồng lao động, thông tin bảo hiểm, quản lý phép, bù công để phục vụ cho việc tra cứu dễ dàng. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian, tăng cường độ chính xác, đáng tin cậy của dữ liệu nhân sự và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

3.7 Báo cáo nhân sự

Bộ phận C&B cần thực hiện báo cáo theo tuần, tháng, quý và năm bao gồm thông tin về sự thay đổi nhân sự, hiệu suất làm việc, mức lương trung bình và nhiều yếu tố khác. Những báo cáo này là cơ sở thông tin quan trọng để hỗ trợ phòng nhân sự và các ban lãnh đạo trong việc đưa ra quyết định về chính sách lương, phúc lợi, giữ chân nhân tài hoặc cắt giảm nhân sự của công ty.

Sử dụng phần mềm quản lý nhân sự là một giải pháp hiệu quả để lưu trữ và đánh giá thông tin nhân sự theo từng giai đoạn khác nhau. Phần mềm này không chỉ giữ cho toàn bộ thông tin được tổ chức một cách dễ dàng mà còn hỗ trợ bộ phận C&B trong việc tính lương, chấm công và giúp ban lãnh đạo đánh giá nhân viên một cách chính xác, công bằng, kịp thời.

4. Kỹ năng cần có trong nghề C&B là gì?

Để trở thành một nhân viên C&B xuất sắc, bạn cần có những kỹ năng sau:

  • Kỹ năng tin học: Khả năng sử dụng thành thạo Excel, Word và PowerPoint là một yêu cầu cơ bản không chỉ đối với bộ phận C&B mà còn là tiêu chí quan trọng trong đa số lĩnh vực công việc ngày nay.
  • Kỹ năng ngoại ngữ: Việc sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ sẽ trở thành một lợi thế lớn giúp bạn mở ra nhiều cơ hội làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia. Trong bộ phận C&B, việc thành thạo ngoại ngữ sẽ giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả với khách hàng, lãnh đạo và có tăng khả năng thăng tiến trong sự nghiệp.
  • Kỹ năng phân tích số liệu: Ở thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc quản lý một lượng lớn dữ liệu đòi hỏi sự thông minh và chính xác trong xử lý. Các số liệu phải được C&B phân tích và xử lý một cách kịp thời. Vì vậy, khả năng phân tích và đánh giá chính xác là một ưu điểm quan trọng giúp bạn nổi bật trong lĩnh vực C&B.
  • Kỹ năng tư vấn và áp dụng pháp luật: Nếu bạn đang đảm nhận vai trò chuyên viên chịu trách nhiệm về các lĩnh vực như phúc lợi và chế độ lao động trong công ty, việc cân bằng giữa nhu cầu của doanh nghiệp và các quy định pháp luật là vô cùng quan trọng. Điều này đòi hỏi bạn phải duy trì sự cân nhắc và linh hoạt, vì văn bản pháp luật thường xuyên thay đổi. Bạn cần liên tục cập nhật thông tin về các chính sách, phúc lợi mới nhất để đảm bảo rằng chúng phản ánh đúng, đầy đủ các quy định mới nhất liên quan đến nhân sự.
  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: Làm việc trong một môi trường rộng và có áp lực đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Điều này giúp nhân viên C&B tự tin hơn và có khả năng hiểu rõ về các vấn đề của công ty. Kỹ năng giao tiếp xuất sắc cung cấp cho họ khả năng đề xuất và thảo luận các giải pháp phù hợp với tình hình và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý: Quản lý chế độ lương thưởng và phúc lợi đòi hỏi nhân sự C&B phải đảm bảo rằng các nhân viên nội bộ trong công ty đều đạt được mục tiêu. Kỹ năng tổ chức và quản lý của nhân sự này là việc định hình, lên kế hoạch chiến lược để thúc đẩy động lực làm việc của mọi nhân viên. Đồng thời, C&B cần kiểm soát hiệu quả làm việc của từng cá nhân nhân viên thông qua việc phân tích hiệu suất năng suất làm việc. Từ đó, họ có thể đạt được sự điều phối nhân lực một cách hiệu quả.

 Kỹ năng cần có trong nghề C&B là gì?
Kỹ năng cần có trong nghề C&B là gì?

Ngoài ra, để thành công trong vai trò C&B, bạn cũng cần phải có những kỹ năng mềm khác như khả năng làm việc nhóm, quản lý thời gian và tinh thần trung thực, cầu tiến. Tính trách nhiệm, sẵn sàng làm việc một cách trách nhiệm sẽ giúp bạn đóng góp hiệu quả và mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.

5. Cơ hội nghề nghiệp và lộ trình thăng tiến của nhân sự C&B

5.1 Cơ hội nghề nghiệp

Một trong những lý do chủ yếu khiến lĩnh vực C&B trở nên hấp dẫn là cơ hội nghề nghiệp rộng mở, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp lớn. Sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những người phù hợp với lĩnh vực này có thể bắt đầu từ các vị trí thực tập và có cơ hội phát triển với lộ trình nghề nghiệp cụ thể trong tương lai.

Mức lương của chuyên viên C&B thường phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và năng lực cá nhân. Đối với chuyên viên C&B mới vào nghề, mức lương tối thiểu thường khoảng 7 triệu/tháng và có thể tăng theo đánh giá năng lực, kinh nghiệm. Đối với những chuyên viên C&B có kinh nghiệm, mức lương có thể nằm trong khoảng 15-30 triệu/tháng, chưa tính các khoản KPI và thưởng phúc lợi.

Tuy nhiên, mức lương trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể biến động theo nhiều yếu tố như quy mô công ty, thị trường lao động và các yếu tố khác.

Cơ hội nghề nghiệp và lộ trình thăng tiến của nhân sự C&B
Cơ hội nghề nghiệp và lộ trình thăng tiến của nhân sự C&B

5.2 Lộ trình thăng tiến

Để phát triển sâu rộng trong lĩnh vực C&B, bạn cần nhận thức về lộ trình thăng tiến và chuẩn bị cho hành trang cần thiết. Con đường nghề nghiệp trong C&B thường đi qua những cấp độ sau đây:

  • Cấp 1 – Payroll Executive: Nhân viên tính bảng lương. Chức năng của vị trí này là lập bảng chấm công, bảng lương hằng tháng cho nhân viên.
  • Cấp 2 – Payroll Specialist: Chuyên viên chấm công. Khi ở cấp độ này, bạn sẽ cần hiểu và thực hiện các quy trình hệ thống quy định tiền lương của công ty.
  • Cấp 3 – Payroll Supervisor: Giám sát công việc. Tại vị trí này, bạn sẽ đảm nhận các nhiệm vụ như quản lý chấm công và thực hiện so sánh, đối chiếu hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
  • Cấp 4 – C&B Specialist: Tại vị trí này, nhiệm vụ của bạn sẽ bao gồm việc xây dựng và triển khai chính sách lương, cũng như lập kế hoạch dự báo về ngân sách của công ty.
  • Cấp 5 – C&B Management: Tại cấp độ này, bạn sẽ bắt đầu quá trình xây dựng thiết lập mục tiêu lương thưởng và các chính sách phúc lợi cho nhân viên.
  • Cấp 6 – Total Rewards Director: Ở cấp độ 6, nhiệm vụ của bạn sẽ bao gồm việc hoạch định chiến lược, xây dựng tầm nhìn dài hạn trong khoảng 3 đến 6 năm về các chính sách lương thưởng và phúc lợi, nhằm đảm bảo rằng chúng phản ánh đúng giá trị, mục tiêu của công ty.

Qua những kiến thức được chia sẻ từ 1Office, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về C&B là gì, nhiệm vụ cũng như lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực này. 1Office mong rằng nội dung bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều giá trị ứng dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Chúc bạn thành công!

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone