Các hình thức trả lương phổ biến hiện nay bao gồm trả lương theo sản phẩm, theo doanh thu, theo năng lực, theo hoa hồng, lương khoán, 3P. Vậy đặc điểm của từng hình thức trả lương là gì? Ưu và nhược điểm của từng hình thức trả lương như thế nào? Hãy cùng 1Office tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Theo dõi ngay!
I. Bảng so sánh ưu nhược điểm của các hình thức trả lương
Hình thức trả lương | Ưu điểm | Nhược điểm | Loại hình doanh nghiệp nên áp dụng |
Trả lương theo sản phẩm | – Gắn kết mối quan hệ giữa công việc và người lao động.
– Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động. – Tăng tính chính xác và công bằng khi trả lương theo sản phẩm. – Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. |
– Khó khăn trong tính lương.
– Dễ dẫn đến tình trạng người lao động chạy theo số lượng mà không chú trọng vào chất lượng. |
Áp dụng cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, bán hàng, tiếp thị và dịch vụ. |
Trả lương theo thời gian | – Dễ hiểu, dễ tính và dễ thực hiện.
– Người lao động có thể sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công việc. |
– Tiền lương trả không tương xứng với giá trị họ tạo ra. | Phù hợp cho các công việc có tính chất theo giờ, như công nhân, nhân viên văn phòng, lễ tân. |
Trả lương theo doanh thu | – Gắn kết lợi ích của nhân viên với lợi ích của công ty.
– Tính chủ động với công việc cao. – Đảm bảo sự công bằng. |
– Mâu thuẫn nội bộ giữa các nhân viên khi có những nhân viên có mức lương quá cao. | Phù hợp cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực bán hàng, tiếp thị, dịch vụ, bất động sản. |
Trả lương khoán | – Dễ dàng tính lương theo thỏa thuận giữa hai bên.
– Đảm bảo công việc hoàn thành đúng yêu cầu. – Người lao động có tinh thần trách nhiệm cao. |
– Người sử dụng lao động cần phải ứng trước một khoản tiền cho người lao động khi thời gian thực hiện công việc quá dài.
– Chỉ phù hợp với các công việc cần được thực hiện một cách toàn diện và thống nhất. |
Thích hợp cho các công ty công nghệ, công ty khởi nghiệp, công ty tài chính. |
Trả lương theo năng lực | – Đảm bảo sự công bằng cho người lao động.
– Tạo động lực để người lao động phát triển. – Xây dựng môi trường làm việc tích cực. – Nắm bắt được năng lực người lao động. |
– Khó khăn trong việc đánh giá và xác định năng lực của người lao động.
– Người đánh giá năng lực nhân sự dễ thiên vị gây mâu thuẫn. – Không tạo được nhiều động lực làm việc cho nhân viên có năng lực yếu. |
Áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, tập trung vào đánh giá và công nhận năng lực, kỹ năng, kiến thức của nhân viên. |
Trả lương 3P | – Mức lương đánh giá toàn diện, đảm bảo sự công bằng.
– Tạo động lực phát triển và nỗ lực của người lao động. – Đảm bảo đưa ra mức lương phù hợp với mức lương của thị trường. – Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. |
– Người lao động từ bỏ công việc nếu mức lương thấp hơn mức lương của thị trường.
– Dễ rời xa những đổi mới của thị trường. |
Mọi loại hình doanh nghiệp |
Trả lương theo hoa hồng | – Tạo môi trường làm việc tích cực cho người lao động.
– Kích thích người lao động làm việc một cách chủ động. |
– Dễ xảy ra ra mâu thuẫn giữa người lao động. | Phù hợp cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, bất động sản, tiếp thị đa cấp. |
>> Xem thêm: Chuẩn hóa quy trình tính lương trong doanh nghiệp với 7 bước đơn giản
II. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp
Dưới đây là 7 hình thức trả lương trong doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay:
1. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương dựa vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà nhân sự làm ra. Người sử dụng lao động sẽ định mức khối lượng sản phẩm cho người lao động trong một thời gian nhất định với số tiền công tương ứng cho mỗi sản phẩm.
– Căn cứ xác định: Theo điểm b khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
– Đối tượng áp dụng: Với những công việc yêu cầu sản xuất khối lượng hàng lớn trong thời gian nhất định.
– Công thức tính lương:
Lương = Số lượng sản phẩm * Đơn giá lương một sản phẩm
– Thời điểm trả lương: Trả theo định kỳ thời gian.
– Phân loại lương theo sản phẩm:
- Lương theo sản phẩm trực tiếp mà 1 cá nhân hoàn thành
- Lương theo sản phẩm cho nhóm công nhân hoàn thành
- Lương theo sản phẩm cho công nhân gián tiếp cùng tham gia hoạt động sản xuất với công nhân trực tiếp sản xuất
- Lương theo sản phẩm kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất như tiến độ làm việc nhanh, chất lượng sản phẩm.
Ví dụ 1: Nhân viên P đã bán được 10 sản phẩm trong tháng 1. Mỗi sản phẩm được tính lương là 1.000.000 VNĐ. Lương của nhân viên P tháng 1 sẽ là 10 x 1.000.000 VNĐ = 10.000.000 VNĐ.
Ví dụ 2: Một đội sản xuất (gồm 5 thành viên) của công ty A làm được tổng 1000 sản phẩm trong tháng 8. Mỗi sản phẩm được tính lương cho toàn đội là 50.000 VNĐ. Lương của đội sản xuất đó trong tháng 8 sẽ là: 1000 x 50.000 VNĐ = 50.000.000 VNĐ.
2. Hình thức trả lương theo thời gian
Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương dựa vào thời gian làm việc thực tế hoặc thời gian được tính. Trong đó, thời gian được tính có thể là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật hoặc thời gian làm việc theo thỏa thuận giữa hai bên.
– Căn cứ xác định: Theo điểm a khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
– Đối tượng áp dụng: Với những công việc có tính chất cố định, công việc đòi hỏi người lao động phải tích lũy nhiều kinh nghiệm, đầu tư để nâng cao chất lượng công việc.
– Thời điểm trả lương: Theo thời gian định kỳ đã được thống nhất và thỏa thuận giữa hai bên.
– Phân loại lương theo thời gian:
- Tiền lương theo giờ
- Tiền lương theo ngày
- Tiền lương theo tuần
- Tiền lương theo tháng
Ví dụ 1: Nhân viên C làm việc 160 giờ trong tháng 5, mỗi giờ làm việc có mức lương theo hợp đồng là 100.000 VNĐ. Lương của nhân viên C trong tháng 5 sẽ là: 160 giờ x 100.000 VNĐ = 16.000.000 VNĐ.
Ví dụ 2: Nhân viên A được công ty B thuê làm việc 1 ngày với mức lương theo hợp đồng là 350.000 VNĐ/ ngày. Trong tháng 5, nhân viên A làm việc trong 10 ngày. Lương của nhân viên A trong tháng 5 là 10 X 350.000 VNĐ = 3.500.000 VNĐ.
>> Xem thêm: Các công thức tính lương theo thời gian chuẩn xác nhất cho HR
3. Hình thức trả lương theo doanh thu
Trả lương theo doanh thu là hình thức tính lương trong đó mức thu nhập của nhân viên phụ thuộc trực tiếp vào doanh thu mà họ tạo ra.
– Căn cứ xác định: Theo quy chế tính lương của doanh nghiệp quy định.
– Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh và các nhân viên có liên quan trực tiếp đến việc tăng doanh thu của công ty.
– Công thức tính lương:
Lương = Lương cơ bản + (Doanh thu x Tỷ lệ phần trăm).
– Thời điểm trả lương: Theo thời gian định kỳ đã được thống nhất và thỏa thuận giữa hai bên.
– Phân loại lương doanh thu:
- Trả lương theo doanh số cá nhân
- Trả lương theo doanh số nhóm
- Trả lương thưởng kinh doanh.
Ví dụ: Nhân viên bán hàng A có lương cơ bản 5.000.000 VNĐ và đã tạo ra doanh thu 100.000.000 VNĐ trong tháng. Tỷ lệ phần trăm theo doanh thu là 5% (theo hợp đồng). Lương của nhân viên A sẽ là: 5.000.000 VNĐ + (100.000.000 VNĐ x 5%) = 10.000.000 VNĐ.
4. Hình thức trả lương khoán
Trả lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động dựa vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
– Căn cứ xác định: Theo điểm c khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
– Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho những công việc hoàn thành tổng thể mà không phải trả lương theo từng chi tiết, từng giai đoạn.
– Thời điểm trả lương: Sau khi hoàn thành công việc hoặc tạm ứng trước nếu thời gian thực hiện dài.
– Phân loại lương theo lương khoán: Không phân loại.
Ví dụ: Công ty A thuê một người lao động sơn tường và dọn dẹp toàn bộ văn phòng vào ngày 20.03. Chỉ cần người đó sơn tưởng và dọn dẹp sạch sẽ văn phòng sẽ nhận được mức lương là 5.000.000 VNĐ. Mức lương 5.000.000 VNĐ trong trường hợp này được gọi là hình thức trả lương khoán.
5. Hình thức trả lương theo năng lực
Trả lương theo năng lực là hình thức trả lương cho người lao động dựa vào khả năng, năng lực hoàn thành công việc.
– Đối tượng áp dụng: Phù hợp với nhiều vị trí và ngành nghề. Nhất là với những công việc đòi hỏi chuyên môn, kỹ năng cao.
– Công thức tính lương:
Lương = Giá trị năng lực + Lương cơ bản
– Thời điểm trả lương: Theo thời gian định kỳ đã được thống nhất và thỏa thuận giữa hai bên.
– Phân loại lương theo năng lực: Không phân loại.
Ví dụ: Công ty ABC có xác định năng lực của nhân sự phòng marketing theo 3 mức lương: 7.000.000 VNĐ (biết kiến thức nền tảng về SEO, chưa có kinh nghiệm), 10.000.000 VNĐ (biết kiến thức nền tảng về SEO, viết bài đạt chuẩn SEO, bài viết lọt trong top từ 1 – 50, biết thiết kế ảnh banner đơn giản theo mẫu) và 15.000.000 VNĐ (biết kiến thức nền tảng về SEO, viết bài đạt chuẩn SEO, xử lý các yêu cầu về kỹ thuật trong SEO, theo dõi và đánh giá hiệu quả SEO, quản lý team để phát triển website). Theo đánh giá từ nhà sử dụng lao động, năng lực của nhân viên X được nhận với mức lương 10.000.000 VNĐ.
>> Xem thêm: Cách tính lương tháng 13: Công thức và cách tính lương thưởng thứ 13 chi tiết
6. Hình thức trả lương 3p
Lương 3P là hình thức trả lương cho người lao động dựa trên ba yếu tố:
- Position – Trả lương theo cấp bậc, chức danh. Ví dụ: giám đốc, quản đốc, nhân viên trực tiếp sản xuất.
- Person – Trả lương theo năng lực cá nhân. Ví dụ: năng lực trình độ đại học, cao học, hay đáp ứng các khung năng lực riêng của doanh nghiệp.
- Performance – Trả lương theo hiệu quả, kết quả hoàn thành công việc.
– Đối tượng áp dụng: Phù hợp với mọi vị trí và công việc trong doanh nghiệp.
– Công thức tính lương: Tùy thuộc vào chính sách và quy định của công ty.
– Thời điểm trả lương: Theo thời gian định kỳ đã được thống nhất và thỏa thuận giữa hai bên.
– Phân loại lương 3P: Không phân loại.
Ví dụ: Công ty ABC quy định về các mức lương cho nhân viên kinh doanh theo 3 yếu tố như sau:
- Position: 3.000.000 VNĐ
- Person: 2.000.000 VNĐ
- Performance: 15.000.000 VNĐ
Nhân viên kinh doanh A có trình độ học vấn tốt nghiệp thạc sĩ (Person) và hoàn thành công việc xuất sắc trong tháng 6. Lương tháng 6 của nhân viên kinh doanh A sẽ là: 3.000.000 VNĐ + 2.000.000 VNĐ + 15.000.000 VNĐ = 20.000.000 VNĐ.
7. Hình thức trả lương theo hoa hồng
Trả lương theo hoa hồng là hình thức trả lương dựa vào doanh số bán hàng mà họ tạo ra.
– Căn cứ xác định: Điều 48 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
– Đối tượng áp dụng: Thường áp dụng với nhân viên kinh doanh trong các các lĩnh vực như bất động sản, bảo hiểm, bán lẻ,…
– Công thức tính lương:
Tiền hoa hồng =% hoa hồng * doanh số
– Thời điểm trả lương: Theo thời gian định kỳ đã được thống nhất và thỏa thuận giữa hai bên.
– Phân loại lương theo hoa hồng:
- Trả lương theo hoa hồng cá nhân
- Trả lương theo hoa hồng nhóm
Ví dụ: Công ty A có tỷ lệ hoa hồng cho nhân viên bán hàng là 5%. Trong tháng 5 vừa qua, nhân viên B đã bán được 1000 sản phẩm, tương ứng với doanh thu 4 tỷ đồng. Lương tháng 5 của nhân viên B sẽ là: 4.000.000.000 VNĐ x 5% = 200.000.000 VNĐ.
III. Cách tính lương – trả lương tự động, nhanh chóng, chính xác bằng phần mềm 1Office
Được biết đến là một trong những giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp, tính năng quản lý tiền lương của phần mềm 1Office giúp các doanh nghiệp tính công lương và trả lương chính xác và nhanh chóng. Phần mềm áp dụng cho mọi hình thức tính lương của doanh – tính lương tự động 24/7 với khả năng:
- Setup bảng lương linh hoạt theo nhu cầu của doanh nghiệp.
- Tích hợp công thức tính công trên Excel vào chấm công và tính lương.
- Phân quyền truy cập dữ liệu công lương theo mong muốn như: quyền xem, chỉnh sửa, xóa công lương,…
- Tự động tạo bảng công lương tổng hợp theo thời gian chỉ định.
- Phê duyệt và kiểm tra bảng lương trực tuyến 24/7 mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có Internet.
- Bảng lương được kết nối với các phân hệ khác để tính tổng lương nhận như KPI, doanh số,…
- Trả lương tự động 24/7 qua tài khoản ngân hàng MB Bank hoặc xuất ủy nhiệm chi cho một tài khoản ngân hàng khác.
Trên đây là 7 hình thức trả lương phổ biến nhất hiện nay mà 1Office đã tổng hợp được. Tùy thuộc vào tính chất công việc và nhu cầu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể lựa chọn những hình thức trả lương khác nhau. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tích hợp sử dụng các phần mềm chấm công – tính lương tự động để đảm bảo sự chính xác và tiện lợi cho hoạt động chấm công!