Trong xã hội phát triển như hiện nay, thị trường lao động trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Ở mọi ngành nghề, bên cạnh những yêu cầu của nhà tuyển dụng về kỹ năng cứng, kỹ năng chuyên môn, việc làm chủ các kỹ năng mềm là vô cùng quan trọng. Hãy cùng 1Office khám phá 7 kỹ năng mềm quan trọng mà mọi cá nhân nên có nếu muốn thành công tại bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm (Soft Skill) hay Kỹ năng thực hành xã hội được về bản chất là tập hợp những kỹ năng liên quan đến cách bạn tương tác, giao tiếp và làm việc với người khác. Đây là một thuật ngữ được sử dụng liên quan đến trí tuệ cảm xúc của con người. Một số kỹ năng mềm cần kể đến như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, kỹ năng teamwork, ….
Ngày nay, kỹ năng mềm được xem trọng hơn cả và dần trở thành một trong những yếu tố bắt buộc trong tuyển dụng. Những kỹ năng này giúp các cá nhân làm việc nhóm hiệu quả hơn, góp phần phát triển văn hóa doanh nghiệp và nuôi dưỡng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.
2. Vai trò quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Leadership IQ, các nhà tuyển dụng thấy rằng 89% thất bại trong tuyển dụng do thiếu kỹ năng mềm. Trong khi đó, chỉ 11% thất bại trong tuyển dụng do thiếu kỹ năng chuyên môn. Như vậy, có thể thấy rằng trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng không chỉ yêu cầu về kỹ năng chuyên môn mà còn quan sát và đánh giá về kỹ năng mềm của ứng viên. Qua đó, họ sẽ đánh giá về mindset ứng viên, mức độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, phần trăm hiệu quả làm việc khi tiếp nhận vị trí.
Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng cũng nhận định rằng họ không đánh giá các kỹ năng mềm có giá trị như nhau. Theo tài liệu khảo sát của CareerBuilder cung cấp, hơn 80% các nhà tuyển dụng tìm kiếm kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên. Bên cạnh đó, 75,1% đánh giá cao khả năng làm việc nhóm.
Có thể thấy rằng các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đòi hỏi khác nhau về kỹ năng mềm tùy vào bản chất và yêu cầu của vị trí công việc đó. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ đến bạn vai trò quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc và đời sống.
- Trong công việc, kỹ năng mềm không chỉ giúp mỗi cá nhân trở thành một người lãnh đạo tốt. Với khả năng giao tiếp, lập kế hoạch, bạn không chỉ giúp tập thể phát triển mà còn giúp tạo liên kết trong công việc làm nhóm. Từ đó, tạo ra sự đồng thuận giữa các thành viên và giải quyết xung đột trong nhóm kịp thời.
- Kỹ năng mềm cũng vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nhờ những kỹ năng này, bạn có thể tạo ra một vòng tròn quan hệ riêng. Những người này không chỉ giúp bạn trong một số công việc quan trọng mà còn giúp cải thiện những giao tiếp xã hội. Bên cạnh đó, với khả năng quản lý thời gian tốt, việc sắp xếp để cân bằng giữa công việc và cuộc sống hiệu quả sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời, họ sẽ có khả năng sáng tạo và nhanh chóng tìm ra các giải pháp mới cho các vấn đề xung quanh cuộc sống.
3. Thực trạng kỹ năng mềm ngày nay của giới trẻ Việt
Trước đây, việc phát triển kỹ năng mềm ở Việt Nam chưa phổ biến. Thông thường, các kỹ năng này được giới trẻ học thông qua việc quan sát những người trong gia đình hoặc bạn bè. Hệ thống giáo dục chưa đẩy mạnh việc phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên. Vì vậy, kỹ năng của các bạn không được xây dựng một cách bài bản, phát triển toàn diện, thậm chí là hầu như không có.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, việc phát triển kỹ năng mềm cho giới trẻ đã có dấu hiệu khởi sắc. Bên cạnh việc tập trung giảng dạy lý thuyết, hiện nay, học sinh, sinh viên được giáo viên và nhà trường tạo cơ hội phát triển kỹ năng mềm ngay tại lớp. Chương trình học của các em dần được cải thiện hơn. Các bài giảng cũng được xây dựng nhằm tạo sự tương tác trong lớp học và giúp các bạn rèn luyện các kỹ năng mềm như: Làm nhóm, Thuyết trình, Cải thiện giao tiếp thông qua teamwork và tương tác trong lớp học, ….
Song song với đó, phụ huynh và bản thân giới trẻ ngày nay đã dần có ý thức hơn trong việc phát triển kỹ năng mềm. Các bạn đã dần chủ động hơn trong việc tham gia các khóa đào tạo, tự học hỏi thêm và cải thiện. Bởi vậy, các lớp rèn luyện kỹ năng xã hội ngày càng đa dạng hơn và trở nên phổ biến.
Nhưng cùng với sự phát triển nhanh chóng của các khóa đào tạo kỹ năng mềm là việc học và tiếp thu kiến thức một cách tràn lan, không thống nhất. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bạn không thể xác định những kỹ năng cần thiết cho bản thân, kỹ năng cần cho cơ hội công việc và có thể sẽ bỏ lỡ những cơ hội việc làm quý giá trong tương lai.
Để định hướng rõ ràng hơn cho bản thân rằng cần những kỹ năng mềm nào và phát triển nó ra sao, hãy đọc ngay những chia sẻ của 1Office trong các mục 4 và 5 bài viết dưới đây!
4. Top 7 kỹ năng mềm mọi cá nhân nên có
4.1 Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng tối thiểu nhất mà mọi cá nhân đều phải có. Chúng ta giao tiếp với nhau hàng ngày không chỉ thông qua lời nói mà còn qua ánh mắt, cử chỉ, hành động. Con người giao tiếp bằng lời nói để truyền tải những thông điệp một cách rõ ràng, chính xác. Từ đó, giúp đối phương thấu hiểu bản thân và ngược lại để tạo ra nền tảng cho sự hợp tác và phát triển các tương tác xã hội.
Kỹ năng giao tiếp trong công việc rất quan trọng đối với bất kì ứng viên nào cũng cần trong buổi phỏng vấn. Với ứng viên, bạn cần giao tiếp để thể hiện bản thân, thể hiện lối tư duy và để nhà tuyển dụng hình dung rõ ràng hơn về kinh nghiệm chuyên môn và đưa ra những đánh giá đúng với năng lực. Với nhân viên mới, giao tiếp để hòa nhập với môi trường, văn hóa công ty và tiếp thu những kiến thức mới. Với người lãnh đạo, giao tiếp để phân công nhiệm vụ, để nhân sự hiểu tầm nhìn, mong đợi của bản thân với đội ngũ nhân sự, để tăng các mối quan hệ kinh doanh. Mỗi cá nhân có một cách sử dụng kỹ năng giao tiếp riêng. Vậy nên, đừng quên phải luôn luôn cải thiện và phát triển khả năng giao tiếp.
4.2 Kỹ năng làm việc nhóm
Bên cạnh kỹ năng giao tiếp thì khả năng teamwork tốt là cũng là yêu cầu quan trọng thứ hai mà nhà tuyển dụng để mắt tới. Làm việc nhóm sẽ giúp mọi người đồng lòng hướng đến một mục tiêu duy nhất và dốc sức để công việc hiệu quả hơn. Đồng thời, đây cũng tạo điều kiện cho sự hợp tác, tin tưởng và tôn trọng nhau của các thành viên nhóm. Kỹ năng này cũng giúp các cá nhân phát triển các kỹ năng mềm khác.
4.3 Kỹ năng tư duy phản biện
Kỹ năng phản biện giúp mỗi cá nhân biết cách phân tích và đánh giá thông tin logic và khách quan, đồng thời có cái nhìn toàn diện về vấn đề. Thay vì chấp nhận và tiếp thu các thông tin có sẵn, tư duy phản biện giúp xem xét từ nhiều góc độ và đưa ra những nhận định khách quan hơn và đưa ra những hướng giải quyết hiệu quả.
Kỹ năng mềm này giúp các cá nhân có suy nghĩ tự chủ, độc lập trong việc đưa ra quyết định. Họ sẽ không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi ý kiến người khác, đồng thời sở hữu khả năng phân tích. Họ có thể tự đánh giá bản thân một cách khách quan để biết điểm mạnh, điểm yếu và lập kế hoạch phát triển bản thân.
4.4 Kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và các trang mạng xã hội, giới trẻ bị buộc phải liên tục cập nhật thông tin. Những thông tin ấy có thể là sự thành công của những người đồng lứa, yêu cầu xử lý công việc của sếp giữa đêm khuya, lịch học và làm việc dày đặc. Không ít các bạn trẻ ngày nay bị peer pressure (áp lực đồng trang lứa), burn out (kiệt sức do áp lực công việc) và mắc một số bệnh tâm lý. Với kỹ năng quản lý thời gian, bạn sẽ “dễ thở” hơn trong nhịp sống hiện nay.
Kỹ năng này giúp bạn tổ chức công việc linh hoạt hơn. Bạn có thể tự điều chỉnh lịch trình để ưu tiên những việc khẩn cấp, loại bỏ việc thừa. Kỹ năng này sẽ giúp bạn thích ứng tốt hơn với nhịp sống hiện nay, tạo sự linh hoạt trong làm việc. Đồng thời, việc quản lý thời gian giúp bạn cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn. Hãy đặt ranh giới giữa thời gian cho công việc và cá nhân, đây cũng là một cách để bạn chăm sóc bản thân mình.
4.5 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất mà bất kỳ ai cũng cần có, bất kể họ làm công việc gì hay đang ở giai đoạn nào trong cuộc sống. Nó là khả năng xác định,
Khả năng giải quyết vấn đề là một yếu tố quan trọng để thăng tiến trong sự nghiệp. Những nhân viên có thể xác định và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả thường được đánh giá cao và có nhiều cơ hội hơn. Kỹ năng giải quyết vấn đề có thể giúp bạn vượt qua những thách thức và đạt được mục tiêu cá nhân. Cho dù bạn muốn giảm cân, học một ngôn ngữ mới hay bắt đầu một doanh nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn vượt qua những trở ngại và đạt được mục tiêu của mình.
4.6 Kỹ năng lắng nghe
Với kỹ năng mềm này, bạn có thể hiểu rõ hơn về những thông điệp mà người khác muốn truyền tải. Bằng cách lắng nghe tập trung, ta có thể nhận biết những thông tin quan trọng, hiểu cảm xúc và ý định mà người kia muốn chia sẻ. Từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn. Ngoài ra, lắng nghe cũng là một phần quan trọng của kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng đàm phán. Bởi người lãnh đạo cần lắng nghe những yêu cầu của đối tác để tăng lợi ích hai bên, lắng nghe cấp dưới để kịp thời điều chỉnh những chính sách doanh nghiệp và giữ chân nhân tài.
4.7 Kỹ năng quản lý cảm xúc
Kỹ năng quản lý cảm xúc rất cần thiết trong việc kiểm soát stress, căng thẳng trong công việc và những vấn đề tiêu cực của cuộc sống. Hãy học cách quản lý cảm xúc để nhận biết, thấu hiểu và điều chỉnh cảm xúc của chính mình để có thể xử lý vấn đề một cách bình tĩnh và tỉnh táo.
Đây cũng là cơ hội để bạn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, tránh việc phản ứng quá khích và gây ra những hành động tiêu cực tạo ấn tượng xấu trong mắt người khác và những hành động thiếu chín chắn gây ra khó khăn cho chính bạn sau này.
5. Làm sao để cải thiện kỹ năng mềm của bản thân?
Một số lời khuyên để bạn cải thiện kỹ năng mềm của bản thân là:
- Đọc nhiều hơn: Hãy đọc sách và tìm hiểu về việc rèn luyện kỹ năng mềm thông qua các tài liệu. Đây là chắc để phát triển những kỹ năng ấy. Hãy đọc kỹ và tham khảo những phương pháp phát triển kỹ năng từ những người đã có kinh nghiệm và thành công.
- Thực hành: Thực hành là cách nhanh nhất để thực sự làm chủ kỹ năng. Khi áp dụng vào thực hành, đừng quá quan trọng lý thuyết và hãy tự trải nghiệm để phát triển các kỹ năng khác nhau. Đừng quên luyện tập thật nhiều, áp dụng và tự rút ra bài học cho bản thân.
- Tìm người hướng dẫn: Để được hướng dẫn và được giúp đi đúng hướng ngay từ đầu, bạn có thể thực hiện coaching với một chuyên gia coach. Đây sẽ là người sẵn sàng chia sẻ, đồng hành cùng bạn để rèn luyện kỹ năng. Đồng thời, họ còn luôn luôn khuyến khích bạn cố gắng để không bỏ cuộc giữa chừng, hướng về mục đích ban đầu.
- Tham gia các hoạt động xã hội/ngoại khóa: Hiện nay, các hoạt động xã hội không còn hiếm. Hãy cởi mở hơn và sẵn lòng học hỏi. Thông qua các hoạt động xã hội, bạn có thể quan sát và học thêm từ những người sở hữu kỹ năng mềm xuất sắc.
Hãy kiên trì và đừng ngần ngại trong quá trình phát triển kỹ năng mềm để nâng cấp bản thân. 1Office hy vọng qua bài viết này, bạn đã có một định hướng phát triển kỹ năng xã hội rõ ràng hơn và sớm tiến đến đỉnh vinh quang cuộc sống.