083.483.8888
Đăng ký

Giám đốc kinh doanh là vị trí quan trọng của doanh nghiệp, họ là người chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực kinh doanh. Sự thành công hay thất bại của Giám đốc kinh doanh liên quan trực tiếp đến lợi nhuận và sự phát triển của công ty. Chính vì vậy, việc xây dựng một mẫu KPI cho vị trí Giám đốc kinh doanh là điều cần thiết cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

I. KPI cho Giám đốc kinh doanh bao gồm những yếu tố nào?

Giám đốc kinh doanh là cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp, họ là người thấu hiểu được nhu cầu của thị trường và mang đến những sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng. Là một Giám đốc kinh doanh, bạn sẽ phải đạt được KPI cơ bản của công ty đề ra như:

  • Đạt doanh thu theo sản phẩm
  • Về doanh thu theo người
  • Về lợi nhuận trung bình hàng tháng/năm.
  • Tỷ lệ tăng doanh số hàng tháng của cả doanh nghiệp.
  • Tỷ lệ khách hàng mua và sử dụng sản phẩm trực tiếp.
  • Quy mô hợp đồng.
  • Tỷ lệ về việc hoàn thành và vượt qua mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.

Mẫu KPI cho vị trí Giám đốc kinh doanh sẽ quyết định đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp

Mẫu KPI cho vị trí Giám đốc kinh doanh sẽ quyết định đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp

Đọc thêmMẫu KPI cho vị trí nhân viên IT System chính xác nhất

II. Các chỉ số quan trọng cần có trong mẫu KPI cho vị trí Giám đốc kinh doanh

1. Tìm kiếm các khách hàng tiềm năng/cơ hội mới

Với Giám đốc kinh doanh thì việc tìm kiếm và có thêm nhiều khách hàng mới, tiềm năng là điều mà các chủ doanh nghiệp luôn quan tâm hàng đầu.

Do đó, Giám đốc kinh doanh là người phải nắm bắt được nhân viên của bạn đang làm gì và họ đóng góp những gì vào việc phát triển kinh doanh? Ai là người đạt và không đạt KPI trong phòng? Doanh số hàng tháng? So sánh hiệu suất kinh doanh hàng tháng để có chiến lược điều chỉnh phù hợp…

2. Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng

Một trong những phép đo phổ biến được nhà quản lý áp dụng đó là dựa vào tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng trong kinh doanh. Theo dõi và lọc ra những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng mà mình tiếp cận được và trong đó có bao nhiêu khách hàng chuyển đổi.

Tỷ lệ chuyển đổi tăng là điều bình thường đối với nhân viên kinh doanh giỏi. Tuy nhiên, nếu có sự chênh lệch chuyển đổi quá lớn giữa các nhân viên, bạn hãy phân tích kỹ hơn để có sự điều chỉnh phù hợp.

Hiện tại có rất nhiều cách tiếp cận khách hàng như gửi email, đối thoại trực tiếp, gọi điện… bạn nên so sánh tỷ lệ chuyển đổi với số lượng khách hàng tiềm năng mà nhân viên có được.

Nếu thấy lượng khách hàng chuyển đổi giảm hẳn thì đây có thể là do thông điệp hoặc kênh tiếp cận không hiệu quả. Từ đó, sẽ đưa ra được phương án điều chỉnh hoặc thay thế kênh tiếp cận khách hàng khác.

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực của Giám đốc kinh doanhTỷ lệ chuyển đổi khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực của Giám đốc kinh doanh

Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên kế toán trong doanh nghiệp

3. Lượng hàng bán ra theo vị trí

Vị trí bán hàng là yếu tố quyết định không nhỏ đến doanh số hàng hóa được bán ra trong tháng. Bằng cách so sánh khối lượng hàng bán ra theo các địa điểm như cửa hàng, bán online…bạn sẽ thấy được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ở khu vực đó cao hay thấp.

Những chỉ số này sẽ giúp Giám đốc kinh doanh tìm ra được nguyên nhân và có cách giải quyết nhanh chóng.

Ví dụ: Cùng một mặt hàng nhưng khi bán ở ở cửa hàng A sẽ có doanh thu cao hơn cửa hàng B. Điều này cho thấy, vị trí ở cửa hàng B không đúng tệp khách hàng, nhu cầu tiêu dùng không cao, chiến dịch truyền thông không rộng rãi đến người tiêu dùng…

4. Tham khảo giá cả sản phẩm với đối thủ cạnh tranh

Mặc dù, Giám đốc kinh doanh không nên theo dõi từng hoạt động của đối thủ, bởi mỗi công ty sẽ có chiến lược phát triển hoàn toàn khác nhau.

Cùng một sản phẩm, giá cả tương đương nhau, để thu hút được khách hàng Giám đốc kinh doanh sẽ là người lên chiến lược quảng cáo, bán hàng phù hợp với mức giá của đối thủ nhưng vẫn đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng nhóm kinh doanh chi tiết nhất

5. Giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũ

Theo khảo sát của Trường Kinh doanh (Harvard School of Business) khi doanh nghiệp duy trì khách hàng khoảng 5% thì có thể tăng lợi nhuận từ 25 – 29%.

Điều đó cho thấy, trong bất cứ lĩnh vực nào cũng cần giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũ là điều nên làm. Và khi đó người Giám đốc kinh doanh sẽ là người giám sát, chỉ đạo nhân viên cấp dưới của mình trong việc thu thập thông tin và chăm sóc những khách hàng cũ này.

Khi công ty có sẵn đại diện hỗ trợ, giúp khách hàng hiểu rằng họ luôn có người hỗ trợ khi cần. Ngoài việc mang đến lợi nhuận, giữ liên lạc với khách hàng cũng hỗ trợ cho việc xây dựng mục tiêu và chiến lược lâu dài của doanh nghiệp.

Mẫu KPI cho vị trí giám đốc kinh doanhGiữ mối quan hệ với khách hàng cũ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận từ 25 – 95%

Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự

6. Sự hài lòng của nhân viên

Công việc bán hàng đòi hỏi có sự kiên trì nên đôi khi người Giám đốc có thể cảm thấy kiệt sức. Tuy nhiên, bạn cũng nên đảm bảo rằng bản thân bạn là người động viên và khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên trong tổ.

Trong công việc ý kiến phản hồi của nhân viên là rất quan trọng. Các chỉ số  KPI, không chỉ sử dụng để đo lường hiệu suất làm việc của các thành viên trong tổ, mà còn đáp ứng được sự hài lòng của nhân viên trong phòng ban của mình.

Hãy thử yêu cầu nhân viên xếp hạng mức độ hài lòng trong công việc của họ theo thang điểm từ 0 – 10. Kèm theo một số câu hỏi điều kiện, bạn sẽ hiểu được nhân viên của mình có đang hài lòng với công việc hay không. Từ đó, sẽ so sánh với mục tiêu mà bạn đặt ra trong bảng KPI của phòng ban.

Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên Content Marketing chi tiết nhất

7. Điểm Promoter Net (NPS)

NPS là thước đo mức độ khách hàng giới thiệu sản phẩm của bạn đến với những khách hàng khác. Chỉ số NPS này lấy từ các cuộc khảo sát yêu cầu người tham gia xếp hạng và khuyến cáo theo thang điểm từ 0 – 10. Hiện tại, mức xếp hạng số liệu sẽ được chia làm 3 loại bao gồm:

Promoters (hạng 9-10): Đây là những khách hàng thực sự tất cả về bạn. Những người này không chỉ quay lại dùng sản phẩm, mà còn giới thiệu với bạn bè và đồng nghiệp của họ dùng thử.

Passives (7-8): Là những người hài lòng nhưng chỉ về sản phẩm của công ty, họ dùng sản phẩm vì các tính năng đáp ứng đủ mong muốn của mình.

Người phản đối (0-6): Họ không thích bạn, cũng không thích những sản phẩm công ty bạn đang tiếp thị. Những người phản đối sẽ có xu hướng đánh giá phiến diện và nói xấu về sản phẩm. Có thể nói đây là những khách hàng trực tiếp gây ra những thiệt hại lớn cho doanh nghiệp của bạn.

Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Kiểm soát viên trong doanh nghiệp đúng chuẩn

III. Bí quyết xây dựng KPI hiệu quả cho doanh nghiệp

Xây dựng KPI là một việc làm quan trọng đối với doanh nghiệp nếu muốn nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xây dựng KPI và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, 1Office mang đến giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp gồm bộ công cụ số hóa giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự, nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.

HRM – Bộ tính năng hỗ trợ giải quyết công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Tuyển dụng; số hóa lưu trữ hồ sơ – có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong việc quản lý nhân sự khi số hóa nhanh chóng tất cả các dữ liệu.

kpi cho nhân viên thiết kế

1Office – Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp

Được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó, phần mềm Quản lý – Đánh giá KPI cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lươn

Với 1Office, bạn có thể thiết lập chỉ tiêu đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.

Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó. Hệ thống cho phép tùy biến thiết lập các công thức để đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý.

Tính năng này cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Người dùng dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.

Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lương.

Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó

Trong doanh nghiệp hàng tháng có thể có nhiều KPI khác nhau, thậm chí một bạn nhân viên có thể nằm trên nhiều bảng đánh giá KPI khác nhau.

1Office sẽ tự động tổng hợp thành một bảng tổng hợp KPI chung. Với những nhân sự có nằm nhiều bảng KPI thì hệ thống sẽ mặc định lấy điểm KPI lớn nhất để cho vào bảng tổng hợp.

Đánh giá KPI của 1Office giúp phân công và quản lý công việc hàng ngày của nhân viên dễ dàng tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho nhà quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.

Từ đó giúp dự án chạy đúng tiến độ, thậm chí vượt tiến độ. Nhà quản lý xác định được nhân viên xuất sắc hoặc yếu kém để khen thưởng hay kỉ luật.

Xây dựng mẫu KPI cho nhân viên là bước tiến mới của doanh nghiệp trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

1Office hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc xây dựng và áp dụng KPI tại doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, 1Office liên tục cập nhật những bài viết cung cấp kiến thức bổ ích trong quản trị doanh nghiệp, bạn đừng quên theo dõi nhé!

Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu vấn đề xây dựng KPI cho nhân viên của mình, hãy đăng ký dùng thử phần mềm 1Office tại 1office.vn để hiểu hơn về giải pháp đánh giá KPI trong quản lý công việc nhé!

Đọc thêm:

Mẫu KPI của Trưởng phòng phát triển sản phẩm – CTO

Mẫu KPI cho vị trí Nhân viên Lập trình đầy đủ nhất

Quy trình xây dựng hệ thống KPI chuẩn theo thực tế

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone