Mẫu KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing chuẩn xác nhất
Thời đại công nghệ số bùng nổ khiến vai trò của Marketing ngày càng quan trọng, đặc biệt là trưởng phòng Marketing. Như “thuyền trưởng” của con tàu marketing trong một doanh nghiệp, họ mang trên mình nhiệm vụ định hướng, dẫn dắt mọi hoạt động để quản trị thương hiệu và tăng doanh thu hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, 1Office sẽ giúp bạn xây dựng mẫu KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing chuẩn xác nhất.
1. KPI là gì? Tại sao xây dựng KPI lại quan trọng?
Với mỗi doanh nghiệp, khi hoạt động đều cần có một mục tiêu phải đạt được nếu muốn tồn tại và phát triển (ví dụ như doanh thu, lợi nhuận,…). Để đạt được các mục tiêu này, các CEO, nhà quản lý thường phải vạch ra được các kế hoạch, chiến lược khác nhau gồm những chiến thuật lớn nhỏ để giúp đến gần hơn với các mục tiêu đó.
Trong quá trình thực hiện một kế hoạch, dù đó là chiến thuật hay chiến lược thường sẽ phải trải qua nhiều bước và cần một thời gian mới thấy được kết quả của việc thực hiện công việc đó.
Sau khi có kết quả, điều quan trọng là cần phải có một chuẩn mực nhất định để đánh hiệu quả của quá trình và kết quả thực hiện công việc đó. Chính vì vậy mà KPI ra đời.
Bạn có thể hiểu: KPI là một chỉ số dùng để đo lường, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của mỗi nhân viên, cá nhân và toàn doanh nghiệp. KPI chính là viết tắt của Key Performance Indicator – chỉ số đánh giá thực hiện công việc
KPI là một chỉ số dùng để đo lường, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của mỗi nhân viên
Các tổ chức, doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc KPI ở nhiều cấp độ khác nhau để đánh giá thành công của họ khi đạt được mục tiêu đề ra.
KPI cấp cao có thể tập trung vào hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp, bên cạnh đó KPI cấp thấp tập trung vào hiệu suất của các quy trình hoặc nhân viên trong các phòng ban như bán hàng và tiếp thị.
Một khi doanh nghiệp đề ra KPI cho các hoạt động của công ty, của từng nhân viên nhằm giúp cho toàn tập thể hoặc các cá nhân có nhiều động lực cố gắng hơn trong quá trình làm việc.
KPI chính là công cụ hiện đại giúp các quản lý biến các chiến lược thành các mục tiêu quản lý cho từng phòng ban, bộ phận với từng lĩnh vực như nhân sự (tuyển dụng, đào tạo, lương, đánh giá công việc,..) tài chính, kinh doanh, quảng cáo và từng cá nhân.
KPI áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau như quản lý hệ thống công việc của một nhóm, tổ chức, tự quản lý công việc của từng cá nhân.
Thông thường, mỗi vị trí đều có một bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng, nhà quản lý sẽ áp dụng để đánh giá kết quả thực hiện công việc của vị trí đó. Dựa trên mức KPI của từng nhân viên, các nhà quản lý có thể xác định được:
- Cơ sở để xác định nội dung đào tạo
- Mức độ khen thưởng
- Cải thiện văn hoá doanh nghiệp
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên Content Marketing chi tiết nhất
2. Mẫu KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing gồm nội dung gì?
Trưởng phòng Marketing cần có năng lực và kỹ năng nhất định. Một người làm Marketing giỏi trước tiên phải biết truyền thông sản phẩm của mình trước khi truyền thông thương hiệu cho người khác.
2.1 Trưởng phòng Marketing là gì?
Luôn chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý ngân sách, phân tích mức độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, đảm bảo các tài liệu chắc chắn phù hợp với hệ thống nhận diện thương hiệu là nhiệm vụ quan trọng của một trưởng phòng Marketing.
Và tất nhiên, muốn thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có khối lượng kiến thức khổng lồ về Marketing, kinh nghiệm làm việc thực tế với những công cụ phân tích web.
Bên cạnh đó, ý tưởng sáng tạo là điều không thể thiếu để một chiến dịch quảng cáo thành công mỹ mãn.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự
2.2 Bảng tiêu chuẩn công việc Trưởng phòng Marketing
“Người thuyền trưởng” trong bộ phận Marketing cần làm các công việc cụ thể như sau:
- Thực hiện, theo dõi kết quả các chiến dịch trong kế hoạch quảng cáo, kế hoạch marketing, các chương trình khuyến mãi;
- Không ngừng nghiên cứu, phân tích dữ liệu bán hàng để phát hiện các cơ hội marketing;
- Mở rộng hơn các kênh phân phối sản phẩm;
- Tuyệt đối giữ bí mật các thông tin liên quan đến marketing của một tổ chức;
- Tham dự các cuộc đào tạo, hội thảo để cập nhật kiến thức ngành nghề cho phù hợp với xã hội hiện nay;
- Gia nhập vào các group, câu lạc bổ, tổ chức có chuyên môn về marketing;
- Thiết lập mạng lưới quan hệ cá nhân;
- Đề xuất, đóng góp thông tin về hoạt động Marketing, kinh doanh để cải thiện các chiến lược cho phù hợp với thực tế;
- Theo dõi ngân sách hàng năm, đạt mục tiêu tài chính trong hoạt động kinh doanh;
- Có hành động khắc phục khi kế hoạch marketing gặp biến động;
- Dự đoán, triển khai hạn ngạch doanh thu hàng năm;
- Lên kế hoạch triển khai, thực hiện và đánh giá công việc quảng cáo, số lượng khách hàng mua hàng, các chương trình khuyến mãi. Nên bán hàng theo từng chủng loại sản phẩm;
- Phân tích xu hướng, kết quả để thiết lập chiến lược định giá. Từ đó đề xuất giá bán, cạnh tranh;
- Luôn duy trì mối quan hệ với các khách hàng lớn bằng cách thường xuyên liên lạc với khách hàng, dự đoán các cơ hội mới.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng nhóm kinh doanh chi tiết nhất
2.3 Yêu cầu công việc
Yêu cầu công việc của vị trí trưởng phòng Marketing bao gồm:
- Tốt nghiệp trường đại học/ cao đẳng các ngành Marketing, Quản trị kinh doanh hoặc các ngành liên quan;
- Có kiến thức trong việc xây dựng chiến lược marketing ở các khía cạnh (sản phẩm, phân phối, branding…);
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm khi ứng tuyển vị trí trưởng phòng;
- Thành thạo ngoại ngữ;
- Có khả năng lập kế hoạch marketing;
- Có khả năng phân tích thị trường;
- Thành thạo tin học văn phòng;
- Có thể làm việc độc lập hoặc làm theo nhóm.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên kế toán trong doanh nghiệp
2.4 KPI công việc
KPI công việc của vị trí trưởng phòng Marketing bao gồm:
- KPI công việc của một trưởng phòng sẽ được đánh giá qua các tiêu chí:
- Doanh thu từ marketing đóng góp vào doanh thu tổng;
- Chi phí marketing trên 1 khách hàng tiềm năng (Cost Per Lead);
- Marketing ROI;
- Giá trị trong một vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value);
- Chi phí trên một khách hàng (Lifetime Value:Customer Acquisition Cost);
- Tỉ lệ chuyển đổi từ Lead sang khách hàng của bộ phận marketing;
- Tỉ lệ chuyển đổi từ Traffic sang Lead;
- Traffic, Lead, tỉ lệ chuyển đổi và chi phí trên một khách hàng tiềm năng của từng kênh (organic, social,..);
- Tỉ lệ hoàn thành mục tiêu của chiến dịch.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên IT System chính xác nhất
3. Mẫu KPI tham khảo cho vị trí Trưởng phòng Marketing
KPI là chỉ số để đánh giá hiệu quả công việc của Trưởng phòng Marketing online. Mỗi tháng hoặc mỗi quý, người trưởng phòng sẽ nhận chỉ tiêu từ ban giám đốc và tự chủ động phân bổ ngân sách, nhân lực để đạt mục tiêu trong từng giai đoạn.
Mẫu KPI tham khảo cho vị trí Trưởng phòng Marketing:
5. Bí quyết xây dựng KPI hiệu quả cho doanh nghiệp
Xây dựng KPI là một việc làm quan trọng đối với doanh nghiệp nếu muốn nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xây dựng KPI và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, 1Office mang đến giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp gồm bộ công cụ số hóa giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự, nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.
HRM – Bộ tính năng hỗ trợ giải quyết công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Tuyển dụng; số hóa lưu trữ hồ sơ – có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong việc quản lý nhân sự khi số hóa nhanh chóng tất cả các dữ liệu.
1Office – Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp
Được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó, phần mềm Quản lý – Đánh giá KPI cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lươn
Với 1Office, bạn có thể thiết lập chỉ tiêu đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó. Hệ thống cho phép tùy biến thiết lập các công thức để đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý.
Tính năng này cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Người dùng dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lương.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó
Trong doanh nghiệp hàng tháng có thể có nhiều KPI khác nhau, thậm chí một bạn nhân viên có thể nằm trên nhiều bảng đánh giá KPI khác nhau.
1Office sẽ tự động tổng hợp thành một bảng tổng hợp KPI chung. Với những nhân sự có nằm nhiều bảng KPI thì hệ thống sẽ mặc định lấy điểm KPI lớn nhất để cho vào bảng tổng hợp.
Đánh giá KPI của 1Office giúp phân công và quản lý công việc hàng ngày của nhân viên dễ dàng tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho nhà quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.
Từ đó giúp dự án chạy đúng tiến độ, thậm chí vượt tiến độ. Nhà quản lý xác định được nhân viên xuất sắc hoặc yếu kém để khen thưởng hay kỉ luật.
Xây dựng mẫu KPI cho nhân viên là bước tiến mới của doanh nghiệp trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
1Office hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc xây dựng và áp dụng KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing tại doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, 1Office liên tục cập nhật những bài viết cung cấp kiến thức bổ ích trong quản trị doanh nghiệp, bạn đừng quên theo dõi nhé!
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu vấn đề xây dựng KPI cho nhân viên của mình, hãy đăng ký dùng thử phần mềm 1Office tại 1office.vn để hiểu hơn về giải pháp đánh giá KPI trong quản lý công việc nhé!
Đọc thêm:
Mẫu KPI cho vị trí nhân viên Tester chính xác nhất