Cách đây vài năm, thuật ngữ Content Marketing vô cùng xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên hiện tại, nghề Content cực kì thu hút giới trẻ bởi môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo cùng mức lương hấp dẫn. Vậy nhân viên Content Marketing có công việc như thế nào? Xây dựng KPI cho vị trí này làm sao để hiệu quả? Nếu chưa có câu trả lời thì 1Office sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết sau đây!
Mục lục
1. KPI là gì?
KPI là viết tắt của Key Performance Indicator. Đây là một bộ các chỉ số dùng để đo lường, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của mỗi nhân viên và toàn bộ phận trong doanh nghiệp.
KPI được xem như công cụ hiện đại giúp các quản lý biến các chiến lược thành các mục tiêu, quản lý cho từng phòng ban, bộ phận với nhiều lĩnh vực như nhân sự, tài chính, kinh doanh,… và quản lý từng cá nhân.
Ví dụ một công ty muốn khách hàng biết đến sản phẩm, dịch vụ của mình, cách đơn giản và ít chi phí nhất đó chính là seo từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ đó. Vậy thứ hạng từ khóa chính là một phần tiêu chí đánh giá KPI của phòng Marketing nói chung và nhân viên SEO nói riêng.
Các tổ chức, doanh nghiệp thường sử dụng các KPI ở nhiều cấp độ khác nhau. Mục đích để đánh giá hiệu quả công việc của từng bộ phận, chức vụ, vị trí chuyên môn:
- KPI cấp cao (KPI của các vị trí lãnh đạo, quản lý cấp cao): Tập trung vào hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp như: tăng trưởng doanh thu, phát triển đội ngũ, điều hành doanh nghiệp hiệu quả, nghiên cứu cải tiến sản phẩm hoặc đưa ra sản phẩm mới,… Đôi khi có những nhiệm vụ nặng nề hơn như: xây dựng đội ngũ mới, chinh phục một thị trường tiềm năng mới.
- KPI cấp trung (KPI của các vị trí trưởng bộ phận, phòng ban): Tối ưu quy trình, tiết kiệm chi phí.
-
KPI cấp thấp (KPI của nhân viên): Thực thi các kế hoạch được đưa ra bởi đội ngũ quản lý, lãnh đạo.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Kế toán trưởng trong doanh nghiệp
2. Thông tin chung về vị trí nhân viên Content Marketing
Kinh tế ngày càng phát triển, nhiều công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực cạnh tranh nhau nên việc tìm kiếm nhân viên Content Marketing là điều tất yếu. Trong xu thế hòa nhập toàn cầu, Marketing được đánh giá là ngành dễ xin việc nhất ở thời điểm hiện tại.
Nhân viên Content Marketing làm công việc gì?
2.1 Nhân viên Content Marketing là gì?
Content Marketing là hoạt động sáng tạo nội dung nhằm đưa những thông tin hữu ích về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Không chỉ tạo ra những content hấp dẫn, họ còn gián tiếp giúp tiếp cận, giữ chân khách hàng ở lại với doanh nghiệp.
Một người làm Content Marketing nên đáp ứng các yêu cầu cần thiết để làm nghề: Độc đáo, nổi bật, thu hút, sáng tạo, có ích.
Trên thực tế, bản chất của Content Marketing không phải là copywriting hay một nghề gì quá “thần thánh”. Nói một cách đơn giản, Content Marketing chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim của khách hàng bằng những câu chữ đi vào lòng người.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng
2.2 Mô tả công việc của một nhân viên Content Marketing
Bản mô tả công việc ở vị trí Content Marketing sẽ giúp người quản lý dễ dàng xây dựng KPI đúng chuẩn.
Bản mô tả công việc dành cho nhân viên Content cần rõ ràng, cụ thể
Mô tả công việc của một nhân viên Content Marketing bao gồm:
- Quản lý các kênh social của công ty;
- Phối hợp cùng team Marketing, Content Leader để lên kế hoạch soạn content chi tiết nhất cho website, fanpage,…
- Xây dựng nội dung trên kênh social (Website, Fanpage, Youtube…): Lên ý tưởng hình ảnh, viết nội dung, trình bày nội dung;
- Viết bài PR theo yêu cầu từ trưởng nhóm, chịu trách nhiệm sản xuất các nội dung truyền thông;
- Biên tập nội dung trên kênh truyền thông của công ty như Email, seeding, email, mạng xã hội, facebook ads, google ads;
- Kết hợp cùng các thành viên trong team để xây dựng chiến dịch Marketing cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Content Marketing cần đóng góp thêm ý tưởng sáng tạo;
- Sáng tạo nội dung để phục vụ cho việc SEO theo định hướng trên các công cụ tìm kiếm.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí trưởng nhóm Content Marketing
2.3 Yêu cầu công việc cho nhân viên Content
Yêu cầu công việc cho nhân viên Content bao gồm:
- Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Báo chí, Marketing, Truyền thông hoặc các chuyên ngành liên quan;
- Có khả năng viết tốt, đam mê sâu sắc trong lĩnh vưc quảng cáo;
- Có kiến thức marketing căn bản, có thể phân tích thị trường;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, ngoại ngữ tốt là một lợi thế;
- Có kinh nghiệm phát triển cộng đồng thông qua group, mạng xã hội, forum…
- Thành thạo một số phần mềm chỉnh sửa ảnh là một lợi thế;
- Am hiểu sâu sắc về mạng xã hội và thương mại điện tử.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự
3. KPIs quan trọng cần nắm được cho vị trí Content Marketing
Bản chất của vị trí content là rất khó đo lường nên việc theo dõi KPI của bộ phận này không hề đơn giản. Trước khi xây dựng KPI, bạn cần có kế hoạch, mục tiêu Marketing rõ ràng.
Xác định mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trước khi thiết lập KPI cho content
3.1 Thu hút khách hàng tiềm năng (lead generation)
Số liệu thống kê cho thấy, có hơn 80% chủ doanh nghiệp và Marketer tin rằng thu hút khách hàng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Các số liệu KPIs ở mục tiêu này bao gồm:
- Click-through-rate (Tỷ lệ nhấp chuột – CTR);
- Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi – CR).
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng nhóm kinh doanh chi tiết nhất
3.2 Tăng nhận diện thương hiệu (Brand awareness)
Dễ dàng thống kê cách 1 content tăng nhận diện thương hiệu bằng cách thống kê các KPI quan trọng:
- Lượt xem bài viết (Article views);
- Lượt bình luận (Comments);
- Lượt chia sẻ trên mạng xã hội (Social shares);
- Thời gian ở lại trên trang (Time spent).
3.3 Mục tiêu là content chuyển đổi ra doanh số
Chất lượng của content thể hiện qua việc thu hút khách hàng, từ đó chuyển đổi ra doanh số. Để biết năng lực thực sự của Content Marketing thì bạn cần lưu ý các chỉ số KPI:
- Độ dài của chu kỳ bán hàng (Length of Sales Cycle);
- Tỉ lệ chuyển đổi doanh số (Sales conversion rate);
- Hợp đồng kinh doanh.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên Digital Marketing chuẩn xác nhất
4. Mẫu KPI cho nhân viên Content Marketing tham khảo
KPI của vị trí Content Marketing nên được đánh giá về chuyên môn lẫn thái độ. Bạn hãy tham khảo biểu mẫu đánh giá KPI cho nhân viên theo nhóm sau đây:
Biểu mẫu đánh giá KPI cho nhân viên theo nhóm
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing chuẩn xác nhất
5. Bí quyết xây dựng KPI hiệu quả cho doanh nghiệp
Xây dựng KPI là một việc làm quan trọng đối với doanh nghiệp nếu muốn nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xây dựng KPI và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, 1Office mang đến giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp gồm bộ công cụ số hóa giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự, nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.
HRM – Bộ tính năng hỗ trợ giải quyết công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Tuyển dụng; số hóa lưu trữ hồ sơ – có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong việc quản lý nhân sự khi số hóa nhanh chóng tất cả các dữ liệu.
1Office – Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp
Được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó, phần mềm Quản lý – Đánh giá KPI cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lươn
Với 1Office, bạn có thể thiết lập chỉ tiêu đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó. Hệ thống cho phép tùy biến thiết lập các công thức để đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý.
Tính năng này cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Người dùng dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lương.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó
Trong doanh nghiệp hàng tháng có thể có nhiều KPI khác nhau, thậm chí một bạn nhân viên có thể nằm trên nhiều bảng đánh giá KPI khác nhau.
1Office sẽ tự động tổng hợp thành một bảng tổng hợp KPI chung. Với những nhân sự có nằm nhiều bảng KPI thì hệ thống sẽ mặc định lấy điểm KPI lớn nhất để cho vào bảng tổng hợp.
Đánh giá KPI của 1Office giúp phân công và quản lý công việc hàng ngày của nhân viên dễ dàng tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho nhà quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.
Từ đó giúp dự án chạy đúng tiến độ, thậm chí vượt tiến độ. Nhà quản lý xác định được nhân viên xuất sắc hoặc yếu kém để khen thưởng hay kỉ luật.
Xây dựng mẫu KPI cho nhân viên là bước tiến mới của doanh nghiệp trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
1Office hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc xây dựng và áp dụng KPI cho nhân viên Content Marketing tại doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, 1Office liên tục cập nhật những bài viết cung cấp kiến thức bổ ích trong quản trị doanh nghiệp, bạn đừng quên theo dõi nhé!
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu vấn đề xây dựng KPI cho nhân viên của mình, hãy đăng ký dùng thử phần mềm 1Office tại 1office.vn để hiểu hơn về giải pháp đánh giá KPI trong quản lý công việc nhé!
Đọc thêm:
Mẫu KPI cho vị trí nhân viên Tester chính xác nhất