Mẫu KPI cho vị trí Trưởng phòng phát triển sản phẩm – CTO
Mẫu KPI của Trưởng phòng phát triển sản phẩm – CTO có nội dung như thế nào? Hiện nay, bản KPI rất cần thiết cho các bộ phận để đo lường hiệu quả công việc. Nếu bạn chưa biết “thiết kế” mẫu KPI dành cho các CTO thì hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết.
1. Xác định mẫu KPI qua mô tả công việc của Trưởng phòng phát triển sản phẩm
Mẫu KPI được xây dựng dựa trên bản mô tả công việc và yêu cầu công việc của vị trí Trưởng phòng phát triển. Code là một kĩ năng cực kì quan trọng của các CTO. Đa số các CTO đều từng là Software Engineer và thậm chí code cả ngày.
Mẫu KPI của Trưởng phòng phát triển sản phẩm cần đầy đủ nội dung
1.1 Trưởng phòng phát triển sản phẩm là ai?
Trưởng phòng phát triển sản phẩm có tên tiếng Anh là Chief Technology Officer (CTO). Họ có trách nhiệm về hiệu quả kĩ thuật của công ty. Mặt khác, một CTO còn phải lên kế hoạch cụ thể để cải tiến hệ thống nội bộ, thực hiện công nghệ hiện đại, sáng tạo nhất nhằm tăng hiệu suất cho doanh nghiệp. Do đó, vai trò cụ thể của họ là sử dụng công nghệ thích hợp để thúc đẩy tăng trưởng.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên Tester chính xác nhất
1.2 Bản mô tả công việc của Trưởng phòng phát triển sản phẩm
Đôi khi chúng hiểu nhầm CTO chính là “anh chàng” lập trình viên sáng giá nhất bộ phận. Nhưng ngoài yếu tố này thì 1 CTO chính hiệu không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có kĩ năng quản trị và tầm hiểu biết sâu sắc về sản phẩm của doanh nghiệp.
CTO giúp công ty phát triển công nghệ và doanh số lớn mạnh
- Phát triển các khía cạnh về lĩnh vực công nghệ nằm trong chiến lược của công ty. Từ đó sẽ đảm bảo sự thống nhất với các mục tiêu kinh doanh đã đề ra trong chiến lược;
- Không ngừng tìm tòi, phát hiện và thực thi kĩ thuật công nghệ mới nhất, mang lợi thế cạnh tranh cao;
- Hỗ trợ các phòng ban sử dụng công nghệ hiệu quả;
- Quản lý ngân sách IT và KPIs để đánh giá hiệu quả công nghệ;
- Trao đổi chiến lược cùng các nhà đầu tư và đối tác;
- Sử dụng ý kiến phản hồi từ các đối tác, nhà đầu tư nhằm đưa ra thay đổi công nghệ kịp thời và thông báo cải tiến cần thiết.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên kế toán trong doanh nghiệp
1.3 Yêu cầu công việc cho vị trí Trưởng phòng phát triển sản phẩm
- Một CTO cần tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính, Kĩ thuật hoặc các ngành liên quan. Bên cạnh đó, CTO có bằng thạc sĩ hoặc các bằng cấp tương đương là một lợi thế;
- Có ít nhất 1- 2 năm kinh nghiệm làm Trưởng phòng phát triển sản phẩm hoặc một vị trí lãnh đạo tương tự;
- Có kiến thức, kinh nghiệm về xu hướng công nghệ mới nhất để dễ dàng hoạch định, xây dựng chiến lược;
- Nắm rõ cách viết kế hoạch kinh doanh và quản lý ngân sách;
- Có khả năng nghiên cứu, phân tích công nghệ;
- Có khả năng tổ chức, lãnh đạo
- Có kĩ năng giao tiếp xuất sắc;
- Có tư duy và chiến lược logic;
- Kĩ năng giải quyết vấn đề tốt.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên Content Marketing chi tiết nhất
2. Mẫu KPI của vị trí Trưởng phòng phát triển sản phẩm
Mẫu KPI nội dung rõ ràng sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của CTO. Đặc biệt, bản KPI còn giúp CTO có đam mê cống hiến và động lực làm việc hiệu quả hơn.
Trưởng phòng phát triển sản phẩm sẽ báo cáo toàn bộ công việc đã thực hiện qua bản KPI
2.1 Mẫu KPI cho Trưởng phòng phát triển sản phẩm gồm nội dung gì?
Bản KPI của Trưởng phòng phát triển sản phẩm phải gắn chặt với kế hoạch của một doanh nghiệp.
2.1.1 KPI Trưởng phòng phát triển sản phẩm gắn chặt với mục tiêu và kế hoạch doanh nghiệp
- Các chỉ số trọng tâm đo lường hiệu suất (KPI);
- Các nhiệm vụ và công việc cần triển khai của Trưởng phòng phát triển sản phẩm là gì?
- Mục tiêu cần hoàn thành là gì?
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí trưởng nhóm Content Marketing
2.1.2 Các phương diện của KPI
- Quyền lợi: Trưởng phòng phát triển sản phẩm nhận được gì khi hoàn thành nhiệm vụ?
- Trách nhiệm: Trưởng phòng phát triển sản phẩm cần phải làm gì? Kết quả cần đạt được là gì?
- Quyền hạn: Trưởng phòng phát triển sản phẩm được sử dụng những nguồn lực gì khi thực hiện công việc?
2.1.3 KPI với Trưởng phòng phát triển sản phẩm
- Chỉ số khách hàng thiện cảm (Net Promoter Score – NPS);
- Tỷ lệ đạt chất lượng ngay từ đầu (First Pass Yield – FPY);
- Chỉ số hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction Index);
- Tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer Retention Rate);
- Tỷ lệ khiếu nại của khách hàng (Customer Complaints);
- Tỷ lệ tăng trưởng thị trường (Market Growth Rate);
- Tỷ lệ các chi phí hoạt động trong doanh nghiệp (Operating Expense Ratio – OER).
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng nhóm kinh doanh chi tiết nhất
2.2 Bản KPI tham khảo dành cho Trưởng phòng phát triển sản phẩm
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự
3. Bí quyết xây dựng KPI hiệu quả cho doanh nghiệp
Xây dựng KPI là một việc làm quan trọng đối với doanh nghiệp nếu muốn nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xây dựng KPI và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, 1Office mang đến giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp gồm bộ công cụ số hóa giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự, nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.
HRM – Bộ tính năng hỗ trợ giải quyết công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Tuyển dụng; số hóa lưu trữ hồ sơ – có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong việc quản lý nhân sự khi số hóa nhanh chóng tất cả các dữ liệu.
1Office – Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp
Được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó, phần mềm Quản lý – Đánh giá KPI cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lươn
Với 1Office, bạn có thể thiết lập chỉ tiêu đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó. Hệ thống cho phép tùy biến thiết lập các công thức để đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý.
Tính năng này cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Người dùng dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lương.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó
Trong doanh nghiệp hàng tháng có thể có nhiều KPI khác nhau, thậm chí một bạn nhân viên có thể nằm trên nhiều bảng đánh giá KPI khác nhau.
1Office sẽ tự động tổng hợp thành một bảng tổng hợp KPI chung. Với những nhân sự có nằm nhiều bảng KPI thì hệ thống sẽ mặc định lấy điểm KPI lớn nhất để cho vào bảng tổng hợp.
Đánh giá KPI của 1Office giúp phân công và quản lý công việc hàng ngày của nhân viên dễ dàng tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho nhà quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.
Từ đó giúp dự án chạy đúng tiến độ, thậm chí vượt tiến độ. Nhà quản lý xác định được nhân viên xuất sắc hoặc yếu kém để khen thưởng hay kỉ luật.
Xây dựng mẫu KPI cho nhân viên là bước tiến mới của doanh nghiệp trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
1Office hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc xây dựng và áp dụng KPI tại doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, 1Office liên tục cập nhật những bài viết cung cấp kiến thức bổ ích trong quản trị doanh nghiệp, bạn đừng quên theo dõi nhé!
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu vấn đề xây dựng KPI cho nhân viên của mình, hãy đăng ký dùng thử phần mềm 1Office tại 1office.vn để hiểu hơn về giải pháp đánh giá KPI trong quản lý công việc nhé!
Đọc thêm:
Mẫu KPI cho vị trí Nhân viên Lập trình đầy đủ nhất