083.483.8888
Đăng ký

Bộ phận thiết kế đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công ty, nhưng đôi khi nhân viên thiết kế thường làm việc theo cảm hứng khiến cho hiệu quả công việc bị ảnh hưởng. Do đó, việc sử dụng các mẫu KPI cho nhân viên thiết kế là điều thật sự cần thiết. Bạn hãy cùng 1Office tìm hiểu mục đích và cách xây dựng mẫu KPI cho Designer trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tầm quan trọng của việc xây dựng mẫu KPI cho bộ phận thiết kế

Là những người thiên về công việc sáng tạo, nhân viên thiết kế đôi khi làm việc theo cảm hứng. Khi có cảm hứng, họ có thể thiết kế rất nhanh và đẹp, còn ngược lại thì tiến độ công việc khá chậm và hiệu suất công việc chỉ ở mức trung bình. Vì vậy, xây dựng KPI cho phòng thiết kế là giải pháp tốt nhất giúp họ đảm bảo hiệu suất công việc của mình.

Xây dựng mẫu KPI cho phòng thiết kế giúp nhà quản lý theo dõi công việc của nhân viên một cách dễ dàng

Thông qua các chỉ số đánh giá KPI, nhân viên thiết kế có thể ước lượng được đầu việc họ phải làm và cố gắng hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Đối với nhà quản lý, họ có thể dựa vào mẫu KPI này để đốc thúc và đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhân viên.

Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng

2. Tiêu chí xây dựng KPI cho nhân viên thiết kế

KPI của nhân viên thiết kế được đặt ta để đảm bảo người lao động có thể đạt được các mục tiêu, cấp độ công việc như thế nào. Trưởng phòng thiết kế sẽ là người ra chỉ tiêu KPI cho dự án và dùng chúng cho việc đánh giá hiệu suất làm việc của cả phòng.

Tùy vào tính chất công việc của mỗi công ty, mà KPI của bộ phận thiết kế cũng khác nhau. Việc đo lường hiệu suất công việc qua KPI là công cụ hữu hiệu, giúp nhà quản lý kiểm soát được đường đi của nhân viên thiết. Chính vì thế, khi xây dựng KPI cho bộ phận thiết kế cần đảm bảo những tiêu chí như sau:

  • S – Specific: Chỉ tiêu KPI phải được thể hiện một cách cụ thể và dễ hiểu, bởi nó sẽ là tiền đề cho định hướng phát triển của nhân viên thiết kế trong tương lai.
  • M – Measurable: Tất cả các chỉ tiêu đặt ra phải có một công cụ đo hiệu suất công việc. Bởi nếu không đo lường được, nhà quản lý sẽ không biết được chỉ số đánh giá công việc liệu có đạt hay không.
  • A – Achievable (Chỉ tiêu đặt ra vừa sức): Chỉ tiêu đặt ra trong công việc phải có sự thách thức để nhân viên cùng cố gắng. Nhưng đừng đặt ra những chỉ tiêu quá sức khiến người lao động không thể thực hiện được.
  • R – Realistics: KPI thiết kế đồ họa nên mang tính thực tế, nghĩa là nó đảm bảo được sự cân bằng giữa việc thực hiện và khả năng quản lý của nhân viên thiết kế.
  • T – Timbound: Mỗi một công việc đặt ra sẽ có khoảng thời gian cụ thể để hoàn thành. Nhà quản lý nên đưa ra khoảng thời gian hợp lý, để nhân viên thiết kế đủ thời gian hoàn thành công việc và giữ được nguồn năng lượng để thực hiện những mục tiêu tiếp theo.

Mẫu KPI cho vị trí nhân viên thiết kế – Design

Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên Content Marketing chi tiết nhất

3. Mục đích sử dụng KPI cho nhân viên thiết kế

3.1 Hiểu và thực hiện đúng trách nhiệm công việc

Tùy thuộc vào từng công ty, từng vị trí sẽ có bản mô tả công việc bao gồm: các yêu cầu và trách nhiệm hoàn thành công việc. Thông qua các chỉ số của KPI, nhà quản lý sẽ nắm được thời gian hoàn thành và chất lượng công việc có đúng với mục tiêu đã đề ra hay không.

3.2 Nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên

Các chỉ số KPI mang tính định lượng và có thể đo lường cụ thể. Từ đó, nhà quản lý doanh nghiệp có thể xây dựng được chế độ thưởng, phạt dựa trên khả năng hoàn thành công việc của nhân viên. Và đây chính là động lực giúp nhân viên thiết kế nỗ lực nâng cao hiệu suất trong công việc.

kpi cho nhân viên thiết kếNhân viên thiết kế thường làm theo cảm hứng và KPI là chỉ số giúp họ đảm bảo được tiến độ công việc tốt nhất

3.3 Sự minh bạch trong đánh giá công việc

Đôi khi sự đánh giá hiệu suất công việc mang tính chung chung và không có tiêu chí rõ ràng, sẽ khiến người quản lý khó đánh giá được năng lực của nhân viên. Tuy nhiên, với hệ thống KPI cho bộ phận thiết kế sẽ giúp cho việc đánh giá trở nên rõ ràng, minh bạch và đảm bảo tính công bằng hơn.

Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự

4. Phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên thiết kế thông qua KPI

Khi đưa ra được mẫu KPI cho nhân viên thiết kế, nhà quản lý cần phải chuẩn hóa định mức năng suất cho từng hạng mục công việc. Để xác định chỉ số và đánh giá hiệu suất công việc, nhà quản lý có thể dựa vào một vài chỉ số như sau:

  • Xác định định mức kế hoạch lãnh đạo công ty giao cho phòng thiết kế.
  • Xác định tổng định mức khách hàng yêu cầu và giao trực tiếp cho nhân viên.
  • Tham khảo định mức năng suất làm việc trong quá khứ.
  • Tham khảo năng suất trên thị trường, đối thủ và các đối tác.
  • Thiết lập định mức cho phòng thiết kế.

KPI cho nhân viên thiết kế

Dựa vào chỉ số để xây dựng KPI cho nhân viên thiết kế

Từ những chỉ số này, người quản lý sẽ phân bổ tổng định mức kế hoạch của phòng ban cho nhân viên lựa chọn. Khối lượng công việc sẽ dựa theo chức năng, nhiệm vụ, năng lực, mức lương và hiệu suất làm việc của nhân viên đã đạt được trong thời gian trước đó.

Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên Digital Marketing chuẩn xác nhất

5. Xây dựng KPI cho nhân viên thiết kế như thế nào là hợp lý?

Để mang đến hiệu suất công việc cao, khi xây dựng KPI cho phòng thiết kế người quản lý cần đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Thực hiện đúng định hướng và mục tiêu cần đạt được của phòng thiết kế, đồng thời vẫn phải phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
  • Người quản lý không nên giao quá nhiều KPI cho một tuần làm việc, điều này sẽ dẫn đến quá tải và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc chung.
  • Nhân viên thiết kế cần tuân thủ đúng yêu cầu công việc và xử lý những vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, cũng không nên để các vấn đề phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến công việc chính đang thực hiện.
  • Người quản lý nên phân chia mục tiêu công việc của phòng thiết kế thành KPI chi tiết, từ đó phân bổ đến từng nhân viên. Bên cạnh đó, nên đảm bảo sự thông suốt về mục tiêu đề ra giữa các cấp quản lý và nhân viên trong phòng.

KPI cho nhân viên thiết kế

Xây dựng KPI cho nhân viên thiết kế như thế nào là hợp lý?

Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng phòng thiết kế – Design

6. Kết luận

Hi vọng, với những thông tin hữu ích về mẫu KPI cho vị trí nhân viên thiết kế – Nhân viên Design trên đây, sẽ giúp nhà quản lý xây dựng được chỉ tiêu phù hợp trong việc quản lý và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các phần mềm quản lý đến từ 1Office  để trải nghiệm tính năng đánh giá KPI chính xác, nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, 1Office mang đến giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp gồm bộ công cụ số hóa giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự, nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.

HRM – Bộ tính năng hỗ trợ giải quyết công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Tuyển dụng; số hóa lưu trữ hồ sơ – có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong việc quản lý nhân sự khi số hóa nhanh chóng tất cả các dữ liệu.

kpi cho nhân viên thiết kế

1Office – Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp

Với 1Office, bạn có thể thiết lập chỉ tiêu đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.

Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó. Hệ thống cho phép tùy biến thiết lập các công thức để đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý.

Tính năng này cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Người dùng dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.

Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lương.

Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó

Trong doanh nghiệp hàng tháng có thể có nhiều KPI khác nhau, thậm chí một bạn nhân viên có thể nằm trên nhiều bảng đánh giá KPI khác nhau.

1Office sẽ tự động tổng hợp thành một bảng tổng hợp KPI chung. Với những nhân sự có nằm nhiều bảng KPI thì hệ thống sẽ mặc định lấy điểm KPI lớn nhất để cho vào bảng tổng hợp.

Đánh giá KPI của 1Office giúp phân công và quản lý công việc hàng ngày của nhân viên dễ dàng tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho nhà quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.

Từ đó giúp dự án chạy đúng tiến độ, thậm chí vượt tiến độ. Nhà quản lý xác định được nhân viên xuất sắc hoặc yếu kém để khen thưởng hay kỉ luật.

Xây dựng mẫu KPI nhân viên là bước tiến mới của doanh nghiệp trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

1Office hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc xây dựng và áp dụng KPI cho nhân viên thiết kế tại doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, 1Office liên tục cập nhật những bài viết cung cấp kiến thức bổ ích trong quản trị doanh nghiệp, bạn đừng quên theo dõi nhé!

Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu vấn đề xây dựng KPI cho nhân viên của mình, hãy đăng ký dùng thử phần mềm 1Office tại 1office.vn để hiểu hơn về giải pháp đánh giá KPI trong quản lý công việc nhé!

Đọc thêm:

Mẫu KPI cho vị trí trưởng nhóm kinh doanh chi tiết nhất 

Mẫu KPI cho vị trí Nhân viên Lập trình đầy đủ nhất 

Mẫu KPI cho vị trí Trưởng phòng phát triển sản phẩm – CTO

6+ biểu mẫu đánh giá nhân viên theo KPI cho các phòng ban đầy đủ, chi tiết nhất 2023

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone