Mẫu KPI cho vị trí nhân viên Digital Marketing chuẩn xác nhất
Nhân viên Digital Marketing mang nhiệm vụ điều hướng khách hàng để tăng niềm tin và nhận diện thương hiệu. Từ đó thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Muốn Digital Marketer làm việc hiệu quả, nhà quản trị nên xây dựng KPI phù hợp với công việc và tình hình thực tế. Trong bài viết dưới đây, 1Office sẽ giới thiệu đến độc giả mẫu KPI đúng chuẩn cho vị trí Digital Marketing.
I. Thông tin chung về nhân viên Digital Marketing
Trong thời đại 4.0 như hiện nay, để dễ dàng cạnh tranh trên thị trường, giúp thương hiệu của mình phủ sóng toàn quốc thì một doanh nghiệp không thể thiếu vị trí Digital Marketing. Với những bạn trẻ luôn tràn đầy đam mê, nhiệt huyết trong lĩnh vực Digital Marketing, đây chính là cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời.
Digital Marketing cần có có tư duy sáng tạo, nhanh nhạy để bắt kịp xu hướng thị trường
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng
1. Nhân viên Digital Marketing là gì?
Thuật ngữ “Digital Marketing” là một chiến lược dùng Internet làm công cụ trao đổi thông tin và các hoạt động marketing. Ba yếu tố cần nhấn mạnh khi làm Digital Marketing bao gồm: Tương tác khách hàng, tiếp cận đến khách hàng trong môi trường kĩ thuật số.
Thông thường, nhân viên Digital Marketing sẽ liên quan đến các kênh digital nhằm nhận diện thương hiệu (brand awareness) và tạo ra leads. Các kênh Digital phổ biến hiện nay:
- Website của công ty;
- Blog của công ty;
- Social media;
- Email marketing;
- Bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm (SEM);
- Quảng cáo online.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên Content Marketing chi tiết nhất
2. Mô tả công việc của một Digital Marketing
Bản mô tả công việc của Digital Marketing gồm các nội dung quan trọng sau:
Digital Marketing cần sử dụng công cụ đo lường hiệu suất trên các kênh Marketing
- Lên kế hoạch SEO (Search Engine Optimization), Google Adwords, SEM (Search Engine Marketing);
- Tối ưu hóa thứ hạng website của công ty trên các công cụ tìm kiếm;
- Luôn thống kê và phân tích từ khóa định kì;
- Phát triển, định vị sản phẩm, thương hiệu trên Website, Facebook, WordPress… và các mạng xã hội tương tự;
- Lên chiến dịch quảng bá thương hiệu qua Mobile Marketing và Email Marketing;
- Lên tin bài quảng bá Fanpage và Website công ty. Từ đó quản lý chiến dịch quảng cáo online trên site diễn đàn công nghệ thông tin cho công ty;
- Phân tích thông tin sản phẩm, thị trường, thông tin các chương trình Digital Marketing và Social Media từ đối thủ cạnh tranh;
- Thực hiện, đề xuất chương trình khuyến mãi, quảng bá, truyền thông cho dịch vụ, sản phẩm và thương hiệu công ty;
- Hỗ trợ khách hàng tiếp cận qua các sản phẩm trên Fanpage, Website và giải đáp tường tận thắc mắc của khách hàng.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí trưởng nhóm Content Marketing
3. Yêu cầu công việc cho nhân viên Digital Marketing
- Các yêu cầu quan trọng khi tuyển dụng Digital Marketing mà nhà tuyển dụng thường đặt ra là:
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Marketing hoặc các ngành liên quan;
- Có kinh nghiệm làm việc lâu năm về lĩnh vực Marketing;
- Am hiểu các công cụ Marketing như SEO, Google AdWords, PPC, hệ thống quản trị nội dung, InDesign;
- Có kinh nghiệm sử dụng các kênh truyền thông số hoặc các công cụ số;
- Sử dụng thành thạo phần mềm Photoshop, Microsoft Office;
- Có tư duy chiến lược, phân tích, sáng tạo;
- Khả năng giao tiếp, thuyết trình tốt;
- Có kỹ năng làm việc nhóm, luôn tỉ mỉ, cẩn thận và tập trung vào mục tiêu.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự
II. 5 chỉ số quan trọng trong chiến dịch Digital Marketing
Các chỉ số KPI giúp nhân viên Digital Marketing đo lường các hoạt động Marketing chính xác.
Lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp để tăng độ phủ cho thương hiệu
1. Quảng cáo Google Adwords
Về bản chất, quảng cáo Google Adwords sẽ tính chi phí trên lượng click vào quảng cáo. Khách hàng chỉ cần trả tiền cho click hợp lệ. Ví dụ 1 công ty offer cho bạn gói quảng cáo Google Adwords luôn hiển thị 24/7, không giới hạn click thì không nên tin tưởng bởi không cam kết click cũng đồng nghĩa với việc bạn không thu được 1 click nào sau quảng cáo. Bên cạnh click thì Google Ads có thể đánh giá qua chỉ số KPI:
- Điểm chất lượng của từ khóa;
- Lượt hiển thị quảng cáo;
- Vị trí trung bình của quảng cáo;
- Giá trung bình trên 1 click;
- Tỉ lệ click trên số lần hiển thị.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng nhóm kinh doanh chi tiết nhất
2. SEO – Search Engine Optimization
SEO (viết tắt từ Search Engine Optimization) là việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Digital Marketing sẽ thực hiện các công việc như đi link, tối ưu tốc độ, cấu trúc website, viết bài nhằm đưa website xếp vào top kết quả tìm kiếm của Google, giúp web của bạn được đánh giá tốt. Để biết công việc SEO hiệu quả hay không thì chúng ta nên chú ý vào các chỉ số phụ như:
- Từ khóa SEO đã chọn có bao nhiêu lượt tìm kiếm hàng tháng?
- Traffic từ google đổ về website ứng vứi từ khóa SEO là bao nhiêu?
- Website đã tối ưu những gì?
- Thứ hạng Alexa website thay đổi thế nào so với trước lúc làm SEO?
- So với lúc chưa làm SEO thì Page Rank website thay đổi thứ hạng như thế nào?
SEO (viết tắt từ Search Engine Optimization) là việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
3. Email Marketing
Email Marketing là một hình thức tiếp thị qua email giúp quảng bá, tiếp cận dịch vụ/sản phẩm để mang về khách hàng cho công ty. Trên thực tế, việc quảng bá trực tiếp bằng email thường không hấp dẫn khách hàng so với việc lồng ghép chiến dịch chăm sóc, tặng quà, khuyến mãi. Các chỉ số KPI trong email marketing mà bạn cần lưu tâm:
- Số người từ chối nhận email;
- Số click vào link trong email đã gửi;
- Số email được khách hàng forward cho bạn bè;
- Tỉ lệ email vào spam hoặc inbox: Mặc dù chỉ số KPI này rất quan trọng nhưng hiện chưa có hệ thống nào báo cáo được.
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí trưởng phòng Marketing chuẩn xác nhất
4. Social Media – Truyền thông mạng xã hội
Social Media là một trong 5 chỉ số vô cùng quan trọng trong Digital Marketing. KPI của Social Media được phân tích thông qua các chỉ số liên quan: Forum Seeding – Nick Feeding – PR Forum, Facebook Fan, Youtube Channel.
5. Quảng cáo hiển thị/quảng cáo banner
Chỉ số KPI sẽ đánh giá qua số lần hiển thị banner và số click vào banner quảng cáo.
III. Mẫu KPI cho nhân viên Digital Marketing tham khảo
Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên Tester chính xác nhất
IV. Bí quyết xây dựng KPI hiệu quả cho doanh nghiệp
Xây dựng KPI là một việc làm quan trọng đối với doanh nghiệp nếu muốn nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xây dựng KPI và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, 1Office mang đến giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp gồm bộ công cụ số hóa giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự, nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.
HRM – Bộ tính năng hỗ trợ giải quyết công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Tuyển dụng; số hóa lưu trữ hồ sơ – có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong việc quản lý nhân sự khi số hóa nhanh chóng tất cả các dữ liệu.
1Office – Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp
Được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó, phần mềm Quản lý – Đánh giá KPI cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lươn
Với 1Office, bạn có thể thiết lập chỉ tiêu đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó. Hệ thống cho phép tùy biến thiết lập các công thức để đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý.
Tính năng này cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Người dùng dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.
Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lương.
Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó
Trong doanh nghiệp hàng tháng có thể có nhiều KPI khác nhau, thậm chí một bạn nhân viên có thể nằm trên nhiều bảng đánh giá KPI khác nhau.
1Office sẽ tự động tổng hợp thành một bảng tổng hợp KPI chung. Với những nhân sự có nằm nhiều bảng KPI thì hệ thống sẽ mặc định lấy điểm KPI lớn nhất để cho vào bảng tổng hợp.
Đánh giá KPI của 1Office giúp phân công và quản lý công việc hàng ngày của nhân viên dễ dàng tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho nhà quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.
Từ đó giúp dự án chạy đúng tiến độ, thậm chí vượt tiến độ. Nhà quản lý xác định được nhân viên xuất sắc hoặc yếu kém để khen thưởng hay kỉ luật.
Xây dựng mẫu KPI cho nhân viên là bước tiến mới của doanh nghiệp trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
1Office hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc xây dựng và áp dụng KPI tại doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, 1Office liên tục cập nhật những bài viết cung cấp kiến thức bổ ích trong quản trị doanh nghiệp, bạn đừng quên theo dõi nhé!
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu vấn đề xây dựng KPI cho nhân viên của mình, hãy đăng ký dùng thử phần mềm 1Office tại 1office.vn để hiểu hơn về giải pháp đánh giá KPI trong quản lý công việc nhé!
Đọc thêm:
Mẫu KPI của Trưởng phòng phát triển sản phẩm – CTO