083.483.8888
Đăng ký

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả là yếu tố then chốt khi một doanh nghiệp bước vào hoạt động. Nó đóng vai trò như một kim chỉ nam, định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đã đề ra. Để đánh bật các đối thủ trong thị trường cạnh tranh đầy biến động, việc xây dựng một chiến lược khác biệt hóa là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, 1Office cung cấp cho bạn những thông tin xoay quanh chủ đề chiến lược khác biệt hóa, những phương pháp để xây dựng chiến lược này một cách hiệu quả và những ví dụ cụ thể đi kèm.

1. Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Chiến lược khác biệt hóa (Differentiation Strategy) là một chiến lược tổng quát được sử dụng nhằm mục đích định hướng chiến lược kinh doanh, chiến lược thương hiệu và các chiến lược marketing với mục tiêu trở thành thương hiệu nổi bật nhất trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động.

Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Chiến lược khác biệt hóa chính là việc tận dụng những điểm mạnh đặc trưng của thương hiệu để tạo ra giá trị đặc biệt mà không doanh nghiệp nào khác có. Từ chất lượng sản phẩm vượt trội, dịch vụ khách hàng xuất sắc, đến những trải nghiệm mua sắm độc đáo – mỗi yếu tố đều có sức mạnh để định hình sự khác biệt. Đây chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển vững mạnh.

2. Tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa trong doanh nghiệp

Trong thời buổi công nghệ phát triển và thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng một chiến lược khác biệt hóa cho doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở mức quan trọng mà còn tạo ra lợi thế độc đáo để nổi bật giữa đám đông. Một chiến lược khác biệt hóa hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ thu hút được lượng khách hàng đông đảo mà còn giữ chân họ lâu dài. Vậy hãy cùng 1Office tìm hiểu xem xây dựng chiến lược khác biệt quan trọng như thế nào nhé.

Để không bị “lạc lối” giữa biển doanh nghiệp ngày càng đông đúc, việc xây dựng và thực thi một chiến lược khác biệt hóa hiệu quả sẽ là cứu cánh giúp doanh nghiệp không chỉ đánh bật được các đối thủ nhưng còn ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng. Đó là bước đầu tiên và cơ bản nhất để tạo dựng một thương hiệu vững mạnh và bền vững.

2.1 Giảm thiểu cạnh tranh về giá

Giảm thiểu cạnh tranh về giá

Chiến lược này cho phép doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng nhiều yếu tố khách ngoài cạnh tranh về mặt giá cả. Ví dụ cụ thể như: Một công ty du lịch nổi bật hơn hẳn các doanh nghiệp khác trên thị trường nhờ các yếu tố như Sự chu đáo, nồng nhiệt của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp; Sự độc đáo của lộ trình đã định trước hoặc Sự đa dạng các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. 

Có thể thấy rằng, mặc dù các đối thủ cạnh tranh có thể có những tour du lịch rẻ hơn nhưng họ không thể cạnh tranh về chất lượng dịch vụ nhằm tạo trải nghiệm tốt nhất đến với khách hàng. Đây là cứu cánh giúp doanh nghiệp không chỉ đánh bật được các đối thủ nhưng còn ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng. Đó là bước đầu tiên và cơ bản nhất để tạo dựng một thương hiệu vững mạnh và bền vững.

2.2 Sản phẩm độc đáo

Xây dựng chiến lược khác biệt hóa dựa trên điểm độc nhất của sản phẩm/dịch vụ chính là đem lại lợi thế lớn đến cho doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, nhân sự doanh nghiệp cần phải thực sự hiểu về tính năng, USP (Unique Selling Point – Điểm bán hàng độc nhất). Doanh nghiệp cũng có thể tạo một bảng so sánh các tính năng nổi bật mà sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp mình sở hữu mà các đối thủ cạnh tranh không có. Đây là điểm vàng để doanh nghiệp có thể quảng cáo, truyền đạt đến các đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua các chiến dịch marketing hiệu quả.

2.3 Biên lợi nhuận tốt hơn

Sản phẩm khác biệt không chỉ đơn thuần là tạo ra những tính năng độc đáo mà còn là thể hiện thành công điểm độc đáo đó đến khách hàng. Khi khách hàng nhận thức được giá trị vượt trội của sản phẩm, họ sẽ ghi nhớ và ưu tiên lựa chọn, từ đó tăng cơ hội cho doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao hơn.

Biên lợi nhuận tốt hơn

Trong trường hợp thị trường mục tiêu của doanh nghiệp đó sẵn sàng trả giá cao hơn cho chất lượng hoặc giá trị tốt hơn, họ có thể mang về nhiều lợi nhuận doanh thu hơn với số lượt bán ít hơn. Có thể thấy rằng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị, giảm cạnh tranh, tăng lòng trung thành và mở rộng thị trường. Khi sản phẩm thể hiện thành công điểm độc đáo, lợi nhuận sẽ bùng nổ, đưa doanh nghiệp đến với thành công.

2.4 Lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Một doanh nghiệp có thể tồn tại và vững vàng trên thương trường là nhờ lòng trung thành của khách hàng. Khách hàng luôn ưu tiên lựa chọn sử dụng các sản phẩm/dịch vụ có ấn tượng tốt mà họ đã từng được sử dụng. Nếu điểm độc đáo, ưu việt của sản phẩm/dịch vụ đó “chạm” đến khách hàng, họ có thể tăng thêm sự gắn bó đối với thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ trên thị trường.

2.5 Sản phẩm độc nhất không thể thay thế

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, việc xây dựng niềm tin cho khách hàng về sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp là độc nhất và không thể thay thế là chiến lược then chốt. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải liên tục cập nhật xu hướng để năm bắt nhu cầu khách hàng. Từ đó, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra sản phẩm tính năng vượt trội với thiết kế ấn tượng, đảm bảo người tiêu dùng có những trải nghiệm tốt nhất. Khi khách hàng tin tưởng rằng sản phẩm của doanh nghiệp là độc nhất và không thể thay thế, họ sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn và trung thành với thương hiệu lâu dài. Doanh nghiệp cần không ngừng nỗ lực để cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và củng cố niềm tin của khách hàng, từ đó đạt được thành công bền vững trong thị trường cạnh tranh.

3. Tổng hợp 4 loại chiến lược khác biệt hóa phổ biến 

Tổng hợp 4 loại chiến lược khác biệt hóa phổ biến

Có nhiều các thức khác nhau để xây dựng một chiến lược khác biệt hóa hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Cách xây dựng và triển khai này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề, tính năng của sản phẩm/dịch vụ và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Dưới đây, 1Office đã tổng hợp 4 loại chiến lược khác biệt hóa phổ biến.

3.1 Khác biệt hóa về sản phẩm

Như tên gọi phân loại của nó, chiến lược khác biệt hóa này được xây dựng để tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm với các đặc điểm vượt trội về mặt tính năng, lợi ích độc nhất so với các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Hơn cả, chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp nắm vững nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm. Đồng thời cần thực hiện nghiên cứu thị trường và hiểu rõ về lợi thế cạnh tranh của mình để tạo ra một sản phẩm độc đáo và hấp dẫn.

3.2 Khác biệt hóa về giá

Ở chiến lược này, doanh nghiệp sẽ chú trọng về giá cả hơn. Bằng phương pháp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí hoạt động hoặc tìm nguồn cung ứng giá rẻ hơn, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ với mức giá thấp hơn so với các đối thủ trên thị trường. Một số doanh nghiệp lại lựa chọn bán với giá cao hơn, đồng thời cung cấp các sản phẩm/dịch vụ chất lượng tốt hơn, nhiều giá trị và lợi ích hơn. 

3.3 Khác biệt hóa về dịch vụ

Xây dựng chiến lược khác biệt hóa về dịch vụ chính là nhằm mục đích nâng cao điểm chất lượng trong mắt khách hàng. Để làm được điều này, trước tiên phải đòi hỏi doanh nghiệp cần đào tạo, phát triển một đội ngũ nhân sự có kỹ năng và kiến thức. Từ đó tạo ra một quy trình làm việc liền mạch với khách hàng và mang đến cho họ những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình tiếp xúc với sản phẩm/dịch vụ.

3.4 Khác biệt hóa về thương hiệu

Chiến lược khác biệt hóa về thương hiệu được doanh nghiệp xây dựng với mong muốn tạo dựng một hình ảnh thương hiệu in sâu trong tâm trí khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo và các phương tiện truyền thông. Chiến lược thương hiệu thường thể hiện sự khác biệt thông qua hình ảnh, câu chuyện hình thành thương hiệu, sự mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đó muốn thể hiện. Qua đó, doanh nghiệp tạo ra sự gắn kết với khách hàng ở cảm xúc không chỉ vì chức năng sản phẩm.

4. Ưu nhược điểm trong việc xây dựng chiến lược khác biệt hóa

Ưu nhược điểm trong việc xây dựng chiến lược khác biệt hóa

Bất cứ chiến lược kinh doanh nào đều có những lợi ích, ưu điểm và mặt trái của nó. Hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của chiến lược này để áp dụng vào doanh nghiệp bạn hiệu quả nhất.

4.1 Ưu điểm

  • Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường: Doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình đối với các đối thủ cạnh tranh trên thương trường bằng cách truyền tải những điểm độc đáo, vượt trội của sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp bạn đến đối tượng khách hàng tiềm năng.
  • Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp: Với những ưu điểm độc nhất của sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp có thể đẩy giá của sản phẩm đó cao hơn so với mặt bằng chung trên thị trường. Từ đó, thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng trưởng mạnh doanh thu.
  • Gây dựng lòng trung thành của khách hàng: Bên cạnh sự đa dạng, vượt trội của sản phẩm về chất lượng hoặc giá cả, câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng giữ chân khách hàng. Khi họ nhận thấy sự khác biệt tích cực của sản phẩm so với các doanh nghiệp khác, họ sẽ trung thành sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
  • Giảm phụ thuộc vào giá cả: Việc cảm nhận chất lượng sản phẩm vượt trội với các tính năng độc đáo khiến khách hàng ít nhạy cảm về mặt giá cả hơn. Từ đó, dễ dàng thuyết phục khách hành thực hiện hành động mua hơn.

4.2 Nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

  • Chi phí cao hơn: Để tạo ra điểm khác biệt, điểm độc đáo của sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cần dành thời gian để thực hiện các nghiên cứu về thị trường, về sản phẩm, thời gian thử nghiệm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần một lượng chi phí lớn để chi trả cho các nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm thử nghiệm. Điều này có thể làm tăng chi phí sản xuất và giá thành cao ở một số mặt hàng.
  • Rủi ro cao đến từ khách hàng: Mặc dù sự độc đáo, khác biệt thể hiện sự sáng tạo, đặc biệt. Tuy nhiên, không phải vị khách nào cũng nghĩ như thế. Đối với một số khách hàng ưa thích, giữ gìn vẻ đẹp thuần nhất, họ có thể không chấp nhận sự khác biệt đó, thậm chí lên án nó.
  • Khó duy trì sự khác biệt: Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đại ngày nay, việc công ty đối thủ có thể nghiên cứu các sản phẩm, giải pháp của doanh nghiệp bạn và học hỏi là điều không thể tránh khỏi. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường có thể nhanh chóng bắt kịp các xu hướng mới. Thách thức của doanh nghiệp là phải luôn đổi mới và không ngừng sáng tạo để duy trì sự khác biệt so với các sản phẩm đã có mặt trên thị trường.

5. Case study về chiến lược của doanh nghiệp

Với sự đa dạng của chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp cũng có thể triển khai bằng nhiều cách. Để hình dung rõ hơn về cách thức hoạt động của chiến lược này, cũng như để bạn soi chiếu với lý thuyết khô khan đã được khái quát bên trên, chúng tôi đã tổng hợp case study của 3 doanh nghiệp lớn bao gồm: Apple, Starbucks và Vingroup.

Tìm hiểu thêm

5.1 Apple 

Apple Inc. là một Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Cupertino, California. Tập đoàn này chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến. Chúng ta thường biết và sử dụng các sản phẩm của công ty này như Iphone, Ipad, Airpod, …. 

Doanh nghiệp Apple

Chiến lược khác biệt hóa được Apple sử dụng để định vị sản phẩm của mình một cách độc đáo, dẫn đầu xu thế và “đè bẹp” các đối thủ cạnh tranh. Một số hoạt động chiến lược mà Apple đã sử dụng để đánh bật các đối thủ được thể hiện qua:

  • Thiết kế sản phẩm mang tính đột phá: Với thiết kế độc đáo được thay đổi trên từng sản phẩm mới ra mắt, Apple đã thành công thu hút công chúng bởi thiết kế “đắt tiền” của sản phẩm. Trên hết, các sản phẩm của “ông lớn” trong ngành công nghệ này luôn đặt trải nghiệm người dùng lên hàng đầu. Đây cũng chính là yếu tố tạo sự thành công của iPod – một trong những sản phẩm đã giúp Apple có vị thế như ngày hôm nay. Đọc chi tiết case study này tại: Tư duy hệ thống – Chìa khóa thành công trong mọi lĩnh vực
  • Tạo một lối đi riêng với một hệ điều hành riêng biệt: Thay vì sử dụng hệ điều hành Window hoặc Android như các hãng công nghệ điện tử khác, Apple đã tạo ra iOS – một hệ điều hành của riêng họ. Với tính bảo mật cao, dễ sử dụng và ổn định, các sản phẩm của Apple luôn được đề cao và săn đón bởi người dùng. Đặc biệt, Apple còn xây dựng mối liên kết giữa các thiết bị bằng iCloud, giúp người dùng kiểm soát các thông tin cá nhân khi muốn đổi điện thoại, máy tính. Thậm chí cho phép liên kết các thiết bị khác nhau mà chỉ cần qua một bước đơn giản duy nhất là đăng nhập tài khoản iCloud.
  • Chiến lược khác biệt hóa về giá: Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, đã theo đuổi một triết lý táo bạo: tạo ra sản phẩm chất lượng cao với mức giá tương xứng, đồng thời đảm bảo lợi nhuận cao. Chiến lược này, trái ngược với xu hướng chung của thị trường, đã định hình nên vị thế độc đáo của Apple trong ngành công nghệ. Sản phẩm của Apple, ngay cả ở phân khúc giá thấp nhất, cũng luôn hướng đến tầm trung. Tuy nhiên, khách hàng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn vì họ nhận được giá trị tương xứng với trải nghiệm người dùng vượt trội. Apple kiên định với chiến lược định giá cao cấp. Họ tin rằng chất lượng sản phẩm và trải nghiệm người dùng là chìa khóa để tạo dựng lòng trung thành và sự yêu thích của khách hàng, dẫn đến lợi nhuận bền vững về lâu dài.
  • Hình thức PR sản phẩm đặc biệt: Giữa thị trường công nghệ cạnh tranh khốc liệt, tận dụng mọi hình thức để truyền thông các sản phẩm mới, việc đơn giản hóa truyền thông của Apple lại trở thành một điểm nhấn. Apple chỉ tổ chức một buổi ra mắt sản phẩm nhằm thông tin đến giới truyền thông cũng như khách hàng về kiểu dáng, tính năng mới của sản phẩm và sự khác biệt với các sản phẩm đã ra mắt trước đó. Điều này không chỉ khơi gợi tính tò mò của khách hàng thông qua những thông tin được báo chí đăng tải mà còn sẵn sàng đặt mua trước các sản phẩm để trải nghiệm.

Xem thêm:

5.2 Starbucks

Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới. Hãng cà phê Starbucks có trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ; ngoài ra, hãng có hơn 23.000 quán ở 64 quốc gia. Thương hiệu cà phê nổi tiếng này đã được đề cập như một case study về chiến lược khác biệt hóa trong quyển “Marketing Management” của Philip Kotler và Kevin Keller.

Doanh nghiệp Starbucks

Hoạt động như một một của hàng đơn lẻ tại Seattle suốt 40 năm, cửa hàng cà phê tại chợ Pike Palace đã trở thành 1 trong những thương hiệu lớn trong lĩnh vực đồ uống toàn cầu nhờ chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.

Cà phê có luôn mặt trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đây là một thức uống thông dụng mà có thể được ùm thấy trong mọi cửa hàng, thậm chí có thể tự pha tại nhà. Starbucks đã làm nổi bật sản phẩm của mình hơn thông qua:

  • Kích cỡ đồ uống đa dạng: Starbucks đã mở bán đồ uống với nhiều size cốc khác nhau, phục vụ nhu cầu, sở thích của mọi khách hàng. 5 size cốc bao gồm: Short, Tall, Grande, Venti và Trenta. 3 kích cỡ thông dụng nhất tại Việt Nam là Tall, Grande và Venti.
  • Menu phong phú: Cũng như mọi cửa hàng bán đồ uống khác, Starbucks bán mọi sản phẩm đồ uống có cà phê hoặc không. Cụ thể như: Espresso, Capuchino, Iced Tea, …. Đưa ra nhiều lựa chọn chính là một trong những yếu tố thu hút khách hàng tại thương hiệu cà phê “nàng tiên cá” này. Bởi ngoài những sản phẩm đã kể trên, Starbucks còn cung cấp các sản phẩm giàu chất hữu cơ, các loại sữa hạt không béo đánh vào xu hướng quan tâm đến sức khỏe của giới trẻ ngày nay.
  • Được tự đa dạng hóa đồ uống: Starbucks xây dựng hình ảnh là một thương hiệu rất “chiều” khách hàng. Để đáp ứng sở thích của khách hàng, Starbucks cho phép họ yêu cầu thêm các hương vị mang tính cá nhân của họ vào đồ uống như caramel, thêm cà phê hoặc kem tươi.
  • Khác biệt về giá: Chiến lược khác biệt hóa của Starbucks không chỉ dừng lại ở sản phẩm mà còn là chiến lược về giá. Thay vì cạnh tranh giá rẻ với cửa hàng cà phê khác, Starbucks tại Việt Nam thậm chí còn được bán với giá đắt hơn tại Mỹ. Họ đã sử dụng mức giá cao cấp hơn để tạo sự khác biệt và củng cố hình ảnh rằng đây là thương hiệu lớn, sang chảnh và đắt tiền.
  • Tăng trải nghiệm cho khách hàng: “Starbucks không chỉ bán cà phê mà còn bán văn hóa cà phê”. Starbucks là thương hiệu đầu tiên mang văn hóa tự phục vụ (self service) đến Việt Nam. Kích thích giới trẻ đến và trải nghiệm những văn hóa khác biệt. Từ không gian được thiết kế sang chảnh hiện đại đến những chiếc cốc được note tên khách hàng. Tất cả đều nhằm in đậm vào tâm trí khách hàng cảm giác cầm một cốc cà phê đến từ một thương hiệu đắt đỏ thể hiện cá tính riêng của họ.

5.3 VinFast – Tập đoàn Vingroup

VinFast là thương hiệu ô tô Việt Nam thuộc tập đoàn Vingroup. VinFast hướng tầm nhìn trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu. Thương hiệu này đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô – xe máy điện tại Việt Nam, đồng thời đang nỗ lực góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng xe điện trên toàn thế giới.

Doanh nghiệp Vinfast

Dẫn đầu xu thế bằng việc áp dụng chiến lược khác biệt hóa tạo lợi thế cạnh tranh, Vinfast đang ngày một phát triển vượt bậc và chiếm được vị thế trên thương trường. Để phát triển như ngày hôm nay, Vinfast đã tập trung để thể hiện sự khác biệt thông qua:

  • Đi đầu xu hướng năng lượng xanh: Vinfast tiên phong trong việc sản xuất xe sử dụng năng lượng điện thay cho nhiên liệu hóa thạch, bao gồm xe máy điện, ô tô điện và xe buýt điện. Đây là chiến lược mang tính đột phá, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững.
  • Thiết kế ấn tượng: Sở hữu thiết kế sang trọng, đẳng cấp, xe Vinfast còn được tích hợp trợ lý ảo AI, mang đến trải nghiệm lái xe hiện đại và tiện nghi. Đây là điểm khác biệt độc đáo so với các đối thủ khác trên thị trường.
  • Trải nghiệm khách hàng hoàn hảo: Vinfast chú trọng vào việc cung cấp dịch vụ bảo hành và hậu mãi chu đáo, đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng. Ngoài ra, dịch vụ taxi Vinfast cũng tạo cơ hội cho khách hàng trải nghiệm trực tiếp chất lượng sản phẩm.
  • Giá cả hợp lý: Mặc dù sở hữu thiết kế độc đáo và chất lượng cao, xe Vinfast vẫn được niêm yết mức giá cạnh tranh, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều đối tượng khách hàng. Nhờ vậy, Vinfast đang dần khẳng định vị thế thương hiệu xe uy tín và tin cậy tại Việt Nam.

Vinfast đã và đang tạo nên sự khác biệt bằng những sản phẩm xanh, thiết kế ấn tượng, trải nghiệm khách hàng hoàn hảo và giá cả hợp lý. Chiến lược phát triển thông minh này hứa hẹn sẽ đưa Vinfast vươn xa hơn nữa trong tương lai, khẳng định vị thế thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Xem thêm:

Để xây dựng một chiến lược khác biệt hóa hiệu quả cho doanh nghiệp, bên cạnh việc nắm chắc các kiến thức về quản trị doanh nghiệp, người quản lý cần hiểu rõ thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động, các đối thủ cạnh tranh, chiến lược của họ, …. Hơn hết, cần có tính sáng tạo để tìm ra một chiến lược khác biệt, tạo điểm nhấn trong thị trường đầy cạnh tranh.

6. Tạm kết

Bài viết trên, 1Office đã chia sẻ đến bạn những thông tin cụ thể xoay quanh chiến lược khác biệt hóa. Thông qua định nghĩa, phân loại và các case study cụ thể, chúng tôi hy vọng bạn đọc có kiến thức sâu hơn về chiến lược kinh doanh này và áp dụng thành công vào doanh nghiệp. Muốn tìm hiểu thêm về 1Office – Nền tảng quản lý toàn bộ doanh nghiệp bạn, liên hệ ngay với chúng tôi!

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone